Samsung Display Việt Nam bất ngờ báo lỗ kỷ lục
Riêng quý 2/2020, Samsung Display Việt Nam lỗ khoảng 2,7 nghìn tỷ đồng, mức lỗ lớn nhất từ trước đến nay. Tổng lợi nhuận 4 công ty Samsung đạt khoảng 13.000 tỷ đồng, giảm khoảng 55% so với quý 1/2020.
Tập đoàn Samsung Electronics của Hàn Quốc vừa công bố các số liệu tài chính 6 tháng đầu năm 2020, trong đó có kết quả kinh doanh 4 công ty tại Việt Nam.
Theo đó, tổng doanh thu các công ty Samsung Bắc Ninh, Samsung Thái Nguyên, Samsung Display và Samsung HCMC CE Complex là 27 tỷ USD, tương đương khoảng 650 nghìn tỷ đồng. Về lợi nhuận, các công ty này lãi 1,73 tỷ USD, tương đương khoảng 13 nghìn tỷ đồng.
Nếu tính riêng quý 2/2020, doanh thu và lợi nhuận của Samsung đều giảm mạnh, tương ứng đạt khoảng 268 nghìn tỷ đồng và 13 nghìn tỷ đồng. Đây là mức doanh thu thấp nhất của Samsung kể từ năm 2017 và lợi nhuận thấp nhất kể từ đầu năm 2019.
Trong cơ cấu doanh thu của Samsung quý 2/2020, chỉ có Samsung HCMC CE Complex đi ngang, trong khi các công ty còn lại đều chứng kiến doanh thu giảm mạnh so với các quý trước. Samsung Bắc Ninh thu về khoảng 69 nghìn tỷ đồng, còn Samsung Thái Nguyên thu 116 nghìn tỷ đồng, đều thấp nhất trong hơn 3 năm qua.
Video đang HOT
Về phía lợi nhuận, công ty kinh doanh màn hình Samsung Display báo lỗ khoảng 2,7 nghìn tỷ đồng sau khi đã có lãi 4 quý trước đó. Con số lỗ quý 2/2020 cũng vượt xa so với hồi quý 1/2019 hay giai đoạn năm 2016.
Trong khi Samsung Display thua lỗ, lợi nhuận Samsung Bắc Ninh, Samsung Thái Nguyên cùng giảm so với quý 1/2020 nhưng tăng nhẹ nếu so với cùng kỳ năm 2019.
Mới có hơn 300 doanh nghiệp Việt vào mạng lưới sản xuất của tập đoàn đa quốc gia
Trong số khoảng 1.800 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện của nước ta, mới chỉ có khoảng hơn 300 doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia.
Việt Nam mới đó chỉ có khoảng hơn 300 doanh nghiệp tham gia vào mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia.
Trong báo cáo mới đây gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, muy mô và năng lực của các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước còn nhiều hạn chế, số lượng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ còn quá ít.
Hiện, trên toàn quốc trong số khoảng 1.800 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện, trong đó chỉ có khoảng hơn 300 doanh nghiệp trong nước tham gia vào mạng lưới sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia.
"Mặc dù đây là nền tảng để công nghiệp hóa, các năm qua số lượng các doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp vẫn chưa nhiều. Do không có nhiều nhà cung cấp, nên các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng khó có thể tìm mua phụ tùng, linh kiện trong nước mà phải nhập khẩu hoặc tự sản xuất", Báo cáo nêu.
Trình độ sản xuất và công nghệ của doanh nghiệp dẫu từng bước được cải thiện, các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện và chi tiết đơn giản, với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có hàm lượng công nghệ cao vẫn chủ yếu do các doanh nghiệp FDI cung cấp.
Năng lực tổ chức quản lý sản xuất và công nghệ kỹ thuật của phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Việt Nam còn nhiều hạn chế, doanh nghiệp nội địa chỉ mới cung ứng được khoảng 10% nhu cầu trong nước về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Khoảng cách giữa yêu cầu của các Tập đoàn đa quốc gia và năng lực đáp ứng của các doanh nghiệp sản xuất nội địa còn rất lớn
Số liệu từ Báo cáo cho thấy, tỷ lệ nội địa hóa các ngành điện tử gia dụng là 30 - 35% nhu cầu linh kiện; và điện tử phục vụ các ngành ô tô - xe máy khoảng 40% - chủ yếu cho sản xuất xe máy.
Đối với ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, một số dòng xe đã đạt tỷ lệ nội địa hóa cao và vượt mục tiêu Chiến lược và Quy hoạch công nghiệp ô tô Việt Nam đề ra, đáp ứng về cơ bản thị trường nội địa (xe tải đến 07 tấn đáp ứng khoảng 70% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa trung bình 55%; xe khách từ 10 chỗ ngồi trở lên, xe chuyên dụng đáp ứng khoảng 90% nhu cầu, với tỷ lệ nội địa hóa đạt tối đa đến 40%).
Tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp: mục tiêu đề ra là 40% vào năm 2005, 60% vào năm 2010, tuy nhiên đến nay mới đạt bình quân khoảng 7 - 10%, trong đó Thaco đạt 15 - 18%, Toyota Việt Nam đạt 37% đối với riêng dòng xe Innova, thấp hơn mục tiêu đề ra.
Hạn chế về công nghiệp hỗ trợ nên tình trạng nhập siêu linh kiện, phụ tùng còn rất lớn. Năm 2019, kim ngạch nhập khẩu linh kiện, phụ tùng là 36,64 tỷ USD, tăng hơn 11,4% so với 2018.
Đơn cử, với ngành dệt may, tỷ lệ nội địa hóa đạt của các doanh nghiệp dệt may mới đạt khoảng 40 - 45%. Vải sử dụng cho ngành phụ thuộc chủ yếu vào nhập khẩu. Ngành vải may của Việt Nam hiện nay đạt sản lượng khoảng 2,3 tỷ m2/năm, mới chỉ đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu thị trường trong nước.
Trong năm 2019, Việt Nam nhập khẩu khoảng 13 tỷ USD vải phục vụ cho ngành may mặc. Vải sản xuất trong nước phần lớn được sử dụng để sản xuất quần áo chất lượng trung bình và thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu.
Đối với ngành da giày, nguyên phụ liệu chiếm tới 68 - 75% trong cơ cấu giá thành sản phẩm giày dép, nhưng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm này của doanh nghiệp Việt Nam hiện chỉ đạt 40 - 45%. Các doanh nghiệp trong nước chiếm gần 70% về số lượng doanh nghiệp, nhưng chỉ chiếm 35% tổng sản lượng da thuộc sản xuất tại Việt Nam.
Tỷ lệ nội địa hóa trong các ngành điện tử tin học, viễn thông chỉ đạt 15%, điện tử chuyên dụng và các ngành công nghiệp công nghệ cao chỉ đạt 5%.
Theo nhận định của Bộ Công Thương, ngành điện tử của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là Samsung. Hầu hết các linh kiện nội địa hóa đều do các doanh nghiệp FDI cung cấp. Mới chỉ có khoảng 35 doanh nghiệp Việt Nam là nhà cung ứng cấp 1 cho Samsung. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu cung cấp vật tư tiêu hao, bao bì, in ấn...với giá trị cung ứng rất nhỏ so với nhu cầu linh kiện và phụ tùng của Samsung.
Số doanh nghiệp đang hoạt động trong công nghiệp hỗ trợ khoảng 1.800 doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, linh kiện và hơn 1.500 doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu cho ngành dệt may, da giày (chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo). Các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tạo việc làm cho hơn 600.000 lao động, với doanh thu thuần sản xuất, kinh doanh trong năm 2019 ước đạt hơn 900.000 tỷ đồng, đóng góp khoảng 11% tổng doanh thu toàn ngành chế biến, chế tạo.
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Trung Quốc tăng hơn 325% Xuất khẩu điện thoại và linh kiện là một trong 2 nhóm hàng đạt kim ngạch tỷ đô tại thị trường Trung Quốc trong 4 tháng đầu năm nay. Xuất khẩu điện thoại sang Trung Quốc tăng mạnh trong 4 tháng qua Theo Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương), tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang...