Samsung ‘đi sau, về trước’ trong cuộc đua gia công chip
Samsung đang đầu tư mạnh để mở rộng quy mô các nhà máy đúc chip tiên tiến, nhằm bắt kịp TSMC.
Nhằm tạo nguồn doanh thu mới và chủ lực cho tập đoàn từ mảng kinh doanh sản xuất chip theo hợp đồng, năm ngoái, Samsung đã đặt mục tiêu tới năm 2030 sẽ trở thành công ty dẫn đầu ngành công nghiệp đúc chip, vượt qua TSMC của Đài Loan.
Phó chủ tịch Samsung Lee Jae-yong (thứ hai từ trái sang) và Giám đốc bộ phận kinh doanh giải pháp thiết bị Kim Ki-nam (thứ ba từ trái sang) tham quan nhà máy sản xuất thiết bị chip ASML của Hà Lan.
Jim Handy, chuyên gia phân tích tại Objective Analysis, cho biết mục tiêu đầy tham vọng của Samsung có vẻ khá xa vời lúc này, nhưng nếu nhìn vào thời gian và tiền bạc mà tập đoàn này đầu tư cho lĩnh vực đúc chip, kế hoạch như vậy hoàn toàn khả thi trong tương lai.
Handy cho biết Samsung có thể đạt được mục tiêu này giống cách hãng đã làm trong nhiều năm qua ở các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. “Tôi nhận thấy Samsung luôn cố gắng trở thành số một ở bất kỳ ngành kinh doanh nào mà hãng gia nhập”, Handy nói với The Korea Times.
“Tôi thường ví von Samsung giống một ‘đầu máy xe lửa’, dù khởi đầu chậm chạp nhưng rất ổn định về sau. Giờ mọi người đều biết chính xác nó sẽ đi đâu và lựa chọn duy nhất của họ là tránh xa. Đầu máy này đang nhắm đến thị phần của TSMC. Tôi tin rằng Samsung có thể chiếm được thị phần từ TSMC, nhưng sẽ rất khó và sẽ đòi hỏi những khoản đầu tư khổng lồ”, Handy nói thêm.
Video đang HOT
Hiện Samsung chiếm thị phần lớn thứ hai trong lĩnh vực chế tạo chip, nhưng vẫn kém xa TSMC. Theo công ty nghiên cứu thị trường TrendForce, trong quý III vừa qua, Samsung nắm giữ 17,4% thị phần trong thị trường đúc chip toàn cầu, trong khi TSMC chiếm 53,9%.
Trong khi TSMC giữ vị trí thống trị trong lĩnh vực này từ lâu, Samsung mới bắt đầu nhận được nhiều đơn đặt hàng từ các công ty thiết kế chip hàng đầu, như Intel, Qualcomm hay Nvidia. Trong số các đơn đặt hàng sản xuất chip mới nhất, Samsung đã bắt đầu sản xuất số lượng lớn chip Snapdragon 875 cho Qualcomm, sử dụng thiết bị in thạch bản cực tím (EUV) tại nhà máy Hwaseong, tỉnh Gyeonggi.
Handy đồng ý rằng Samsung sẽ khó bắt kịp TSMC trong thời gian ngắn. Ông cho biết: “TSMC hoạt động cực kỳ hiệu quả. Các quy trình tiên tiến của công ty này mang lại lợi nhuận cao đến mức có thể cạnh tranh với bất kỳ hãng nào. Kể cả chỉ sản xuất các con chip cũ, hãng vẫn kiếm đủ tiền để đầu tư vào công nghệ mới”.
Tuy nhiên, Handy chỉ ra Samsung cũng có lợi thế khi so sánh về nguồn vốn khổng lồ thông qua nhiều lĩnh vực kinh doanh khác của hãng, chẳng hạn điện thoại thông minh và chip nhớ. “Lợi thế của Samsung là một tập đoàn. Mảng kinh doanh đúc chip của công ty có thể được tiếp tục đầu tư bằng cách sử dụng lợi nhuận từ các bộ phận khác. Tôi kỳ vọng Samsung sẽ sử dụng điều này để chiếm thị phần từ TSMC”, ông nói.
Gần đây, Samsung cho biết Phó chủ tịch Lee Jae-yong đã gặp Ban lãnh đạo cấp cao của ASML, bao gồm CEO Peter Wennink và CTO Martin Van Den Brink tại trụ sở chính ở Eindhoven (Hà Lan) hôm 13/10, bên lề chuyến đi kéo dài một tuần của mình đến châu Âu.
Để chiếm thế thượng phong trước TSMC, Samsung biết hãng phải tăng cường hợp tác với nhà sản xuất thiết bị quang khắc Hà Lan ASML – nhà cung cấp duy nhất thiết bị in thạch bản dựa trên công nghệ EUV, đóng vai trò sống còn trong quá trình chế tạo các mẫu chip dưới 7 nm.
Qualcomm hưởng lợi trước cuộc đua khốc liệt giữa Samsung và TSMC
Cuộc đua khốc liệt giữa Samsung và TSMC để giành vị trí dẫn đầu trong ngành sản xuất chip theo hợp đồng sẽ giúp công ty thiết kế chip Qualcomm của Mỹ chiếm thế thượng phong.
Một quan chức hàng đầu của Qualcomm tại Hàn Quốc cho rằng, công ty đang cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nhà sản xuất chip theo hợp đồng và đặc biệt là tăng cường quan hệ đối tác với Samsung khi gia công các đơn đặt hàng sản xuất chip.
Trong một hội nghị trực tuyến, Phó Chủ tịch Qualcomm Hàn Quốc - ông Kim Jae-kyung cho biết: "Là một công ty thiết kế chip, Qualcomm đã và đang duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả TSMC và Samsung bằng cách đặt hàng họ sản xuất chip của chúng tôi. Đặc biệt, đối với Samsung, chúng tôi đang có mối quan hệ cạnh tranh nhưng mặt khác, chúng tôi đang cố gắng tăng cường mối quan hệ với họ trong lĩnh vực đúc bán dẫn".
Phó Chủ tịch Qualcomm Hàn Quốc Kim Jae-kyung phát biểu trong buổi hội thảo trực tuyến về công nghệ xe hơi trong tương lai, do Hiệp hội Kỹ sư Ô tô Hàn Quốc đồng tổ chức ngày 03/9.
Kinh doanh xưởng đúc bán dẫn đề cập đến hoạt động sản xuất theo hợp đồng cho các công ty không có đủ khả năng tự trang bị cơ sở vật chất. Samsung cho biết mục tiêu của họ là trở thành công ty dẫn đầu trong lĩnh vực này vào năm 2030. Hiện tại, TSMC của Đài Loan đang dẫn đầu lĩnh vực này với thị phần hơn 50%. Theo số liệu của công ty nghiên cứu thị trường TrendForce thì thị phần của TSMC dự kiến sẽ là 53,9% trong quý 3 năm nay trong khi Samsung sẽ là 17,4%.
Mặc dù TSMC vẫn dẫn trước Samsung, nhưng quan chức hàng đầu của Qualcomm Hàn Quốc ước tính khoảng cách giữa họ sẽ tiếp tục giảm vì Samsung có năng lực riêng với tư cách là nhà sản xuất chip.
"Trong lĩnh vực kinh doanh đúc bán dẫn, TSMC và Samsung đang cạnh tranh gay gắt với nhau. Về mặt công nghệ, TSMC có vẻ chiếm ưu thế hơn Samsung, nhưng Samsung cũng có sức cạnh tranh riêng với tư cách là nhà sản xuất chip. Vì vậy, khoảng cách giữa họ sẽ thu hẹp", ông Kim Jae-kyung nhận định.
Quan chức của Qualcomm cũng cho biết thêm, Samsung đang ngày càng giành được các hợp đồng đúc bán dẫn từ các công ty thiết kế chip nổi tiếng như IBM và Nvidia. Vào tháng 8 vừa qua, IBM đã thông báo rằng bộ xử lý trung tâm (CPU) POWER 10 của họ sẽ được sản xuất bởi xưởng đúc của Samsung.
Bên cạnh đó, công ty thiết kế chip đồ họa của Mỹ Nvidia đã công bố chip đồ họa mới nhất GeForce RTX 30 Series được thiết kế chủ yếu dành cho chơi game trên máy tính cá nhân cũng sẽ được sản xuất bởi Samsung.
Các nhà phân tích trong ngành công nghiệp bán dẫn cho biết, Nvidia đã đặt hàng Samsung sản xuất chip RTX 30 bằng công nghệ chế tạo chip tiến trình 8 nm của Samsung.
Quan chức của Qualcomm Hàn Quốc cũng dự báo rằng, mảng kinh doanh bán dẫn vốn đang suy thoái, sẽ bắt đầu phục hồi vào năm 2021 khi nhu cầu điện thoại thông minh phục hồi. Ông nói: "Thông thường, khoảng 1,5 tỷ đến 1,8 tỷ điện thoại thông minh được bán ra mỗi năm. Vì vậy, chip được sử dụng trong điện thoại thông minh là một trong những nguồn lợi nhuận lớn nhất của các nhà sản xuất chip nhưng thị trường hiện tại đã bị chững lại".
Tiết lộ về chiến lược kinh doanh của Qualcomm trong lĩnh vực ô tô, ông Kim Jae-kyung cho biết, Qualcomm đã tham gia vào lĩnh vực mới nổi để đa dạng hóa danh mục kinh doanh vốn phụ thuộc vào chip được sử dụng trong thiết bị di động.
Hai đơn vị của Tập đoàn LG là LG Electronics và LG Uplus cũng đã tham gia hội nghị trực tuyến về công nghệ xe hơi trong tương lai và chia sẻ tầm nhìn của họ nhằm khai thác sâu hơn vào thị trường xe tự lái, vốn sẽ sử dụng mạng di động 5G do nhà mạng LG Uplus cung cấp và các bộ phận xe do LG Electronics sản xuất.
Samsung có thể gia công chip cho Huawei để đánh đổi lấy thị phần smartphone Samsung đã thiết lập một dây chuyền gia công chip không dùng công nghệ Mỹ và có thể cung cấp chip cho Huawei, nhưng với cái giá không hề rẻ. Lệnh cấm của chính phủ Mỹ đối với Huawei không chỉ được kéo dài thêm một năm nữa mà còn được siết chặt hơn khi họ bị cắt đứt nguồn cung chip từ...