Samsung đề nghị Việt Nam miễn trừ cách ly bắt buộc với 700 kỹ sư từ Hàn Quốc sang
Việt Nam đang ráo riết tăng cường các biện pháp hạn chế sự xâm nhập của dịch bệnh. Tuy nhiên, yêu cầu của Samsung lại khiến các cơ quan quản lý gặp khó.
Theo hãng tin Reuters, Samsung Display đã gửi yêu cầu tới chính phủ Việt Nam, đề nghị được miễn cách ly bắt buộc với 700 kỹ sư từ Hàn Quốc sang đây làm việc. Họ cho biết những người này cần thiết cho kế hoạch sản xuất màn hình smartphone mới.
Việt Nam đã thực hiện cách ly bắt buộc với tất cả người từ Hàn Quốc sang trong vòng 14 ngày, nhằm theo dõi sức khỏe và giám sát sự lây lan của chủng virus mới gây nên dịch bệnh tại hơn 60 quốc gia. Hiện Hàn Quốc đang là một trong những ổ dịch lớn nhất bên ngoài Trung Quốc, cùng với Iran và Italia.
Video đang HOT
Samsung mong muốn Việt Nam miễn trừ cách ly với các kỹ sư Hàn Quốc của hãng (ảnh: Yonhap)
Việc này ảnh hưởng tới công ty Hàn Quốc, nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam. Theo Reuters, Samsung Display đang chạy các dây chuyền sản xuất phục vụ Samsung Electronics và Apple, Huawei tại quốc gia Đông Nam Á.
Một nguồn tin thân cận cho hãng thông tấn Anh quốc biết: “Khoảng thời gian này hàng năm, Samsung thường gửi các kỹ sư từ Hàn Quốc sang Việt Nam để chuẩn bị dây chuyền, sẵn sàng cho đợt sản phẩm mới ra mắt vào cuối năm”. Việc hạn chế di chuyển có thể gây cản trở kế hoạch sản xuất.
Đây là một tình huồng khá nhạy cảm. Dịch COVID-19 gây tác động lên toàn cầu và diễn biến ngày càng phức tạp. Chỉ riêng Samsung Electronics đã chiếm tới 1/4 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, hơn một nửa lượng smartphone của hãng mỗi năm được làm ra ở đây. Còn Việt Nam lại là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Hàn Quốc, chiếm tới 1/5 giá trị nhập khẩu của xứ kim chi.
Theo VN Review
Kế hoạch mở rộng sản xuất của Samsung Display ở Việt Nam có thể bị trì hoãn
Do tình hình dịch Covid-19 phức tạp ở Hàn Quốc, Samsung đã chuyển hầu hết dây chuyền sản xuất smartphone sang Việt Nam. Và giờ đến lượt Samsung Display, nhưng nhiều khả năng công ty sẽ gặp khó do lệnh cách ly 14 ngày của chính phủ.
Theo Sammobile, nhà sản xuất màn hình Samsung Display đang muốn mở rộng dây chuyền sản xuất tại Việt Nam, nhằm tăng cường khả năng sản xuất màn hình gập. Trước động thái này, Samsung cử 700 kỹ sư từ Hàn Quốc sang Việt Nam làm việc và thực hiện kế hoạch đổi mới dây chuyền.
Như thông tin đã đưa từ trước, chính phủ Việt Nam thiết lập kế hoạch kiểm tra và cách li 14 ngày bắt buộc đối với tất cả công dân đến từ Hàn Quốc. Và tất nhiên các kỹ sư Samsung Display cũng như vậy. Tuy nhiên, một vài nguồn tin cho biết Samsung đã lên tiếng mong muốn Việt Nam miễn trừ cách ly với các kỹ sư Hàn Quốc của hãng.
Cụ thể hơn, theo hãng tin Hàn Quốc Yonhap , nếu không được chấp thuận, Samsung Display vẫn sẽ tuân thủ theo quy định cách ly 14 ngày của chính phủ Việt Nam. Nhưng giờ đây, họ muốn được xem xét để đẩy nhanh quá trình mở rộng sản xuất.
Tuần trước, Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam đã đưa ra thông báo với giới truyền thông địa phương rằng Samsung Display cần gửi 1.000 chuyên gia từ Hàn Quốc sang để bắt đầu kế hoạch mở rộng. Và con số 700 kỹ sư mà Samsung Display đề xuất là mức tối thiểu để bắt đầu cải tạo và nâng cấp các nhà máy sản xuất tấm nền OLED tại Việt Nam.
Trước sự việc này, một vài báo cáo từ truyền thông Hàn Quốc dự đoán Samsung Display có thể gặp khó khăn trong việc cung ứng tấm nền hiển thị cho Samsung Electronics. Cụ thể, dù Samsung Display có tích cực làm mọi cách để tăng năng lực sản xuất thì họ vẫn bị trì hoãn do lệnh kiểm dịch của Việt Nam.
Hiện công ty đang đặt mục tiêu đẩy mạnh sản lượng sản xuất màn hình gập. Nhưng quy định kiểm dịch đã không may trở thành trở ngại, khiến Samsung không thể phổ biến hóa công nghệ này đúng như dự định.
Theo VN Review
Samsung khởi công xây dựng trung tâm R&D trị giá 220 triệu USD tại Việt Nam Sau vụ các du khách Hàn bị cách ly tại Đà Nẵng, mặc dù nhiều dân mạng Hàn Quốc muốn Samsung rút khỏi Việt Nam nhưng hãng đang làm điều ngược lại. Theo đó, mới đây, Samsung đã làm lễ động thổ khởi công xây dựng 1 trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) mới tại Hà Nội, Việt Nam. Được biết,...