Samsung đang ở giai đoạn đỉnh cao chưa từng có: Lợi nhuận quý tăng 50%, cả smartphone lẫn chip nhớ đều hái ra tiền
Samsung lãi đậm trong quý 1/2022.
Tờ Bloomberg đưa tin, Samsung Electronics vừa báo cáo lợi nhuận sơ bộ trong quý đầu tiên của năm. Và kết quả vượt mọi dự báo của các chuyên gia phân tích trước đó nhờ nhu cầu tăng mạnh với các mẫu điện thoại thông minh mới và chip nhớ của công ty.
Cụ thể, lợi nhuận hoạt động của Samsung tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 14,1 nghìn tỷ won (11,6 tỷ USD) trong 3 tháng kết thúc vào tháng 3/2022. Các chuyên gia phân tích trước đó chỉ dự báo con số 13,4 nghìn tỷ won. Doanh thu của công ty tăng 18% lên 77 nghìn tỷ won, cũng vượt dự báo. Samsung sẽ cung cấp lợi nhuận ròng và chi tiết hiệu suất hoạt động từng mảng kinh doanh khi họ ra báo cáo tổng thể vào ngày 28/4.
Samsung là công ty công nghệ lớn đầu tiên báo cáo kết quả kinh doanh quý đầu tiên, quý được cho là khó khăn khi xảy ra xung đột Nga – Ukraine, tiếp đến là dịch Covid-19 tái bùng phát ở Trung Quốc. Tuy nhiên, việc mở rộng các trung tâm dữ liệu và dịch chuyển của thế giới sang công nghệ 5G tiếp tục dẩy mạnh nhu cầu với chip nhớ – mảng chiếm phần lớn lợi nhuận của Samsung.
Video đang HOT
“Chúng tôi dự tính tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2022 có sự phục hồi mạnh của mảng chất bán dẫn và màn hình”, Peter Lee – một chuyên gia phân tích nói. “Đặc biệt, chúng tôi dự kiến mảng chip nhớ của Samsung sẽ hưởng lợi từ giá chip nhớ tăng mạnh”.
Trong mảng di động, một mũi nhọn tăng trưởng khác của Samsung, doanh thu sơ bộ của Galaxy S22 đã vượt 1 triệu chiếc ở Hàn Quốc vào tuần này. Theo thống kê của công ty, dòng sản phẩm mới – được ra mắt hồi tháng 2 đã được bán nhanh hơn 20% so với dòng S21 trước. Tại Mỹ, S22 được bán nhanh hơn 60% so với S21 trong 3 tuần đầu trên thị trường.
Cổ phiếu Samsung đã mất 12,5% giá trị trong năm nay tính tới ngày thứ 4 trước lo ngại về lĩnh vực chip có thể suy yếu khi rủi ro kinh tế toàn cầu tăng khiến nhu cầu sụt giảm. Giá dầu tăng cùng với lạm phát khiến mọi người lo ngại về thu nhập.
Samsung – công ty sản xuất hơn 1/3 lượng chip NAND và DRAM của thế giới cũng bị ảnh hưởng không chỉ bởi chu kỳ của ngành công nghiệp bán dẫn mà còn bởi nhu cầu từ khách hàng khi họ làm cả sản phẩm đầu cuối cũng như chip đi kèm các thiết bị này.
Thị trường chip đã rút khỏi xu hướng giảm sớm hơn dự tính khi giá chỉ giảm nhẹ trong quý 1. Giá DRAM giảm 4%, ít hơn mức 6% dự tính trong khi giá NAND giảm 3%. NAND cũng được dự kiến tăng từ 5 – 10% trong quý hiện tại.
Chi phí sản xuất chip cũng tăng khi các nhà sản xuất chip đang phải đa dạng hóa nguồn nguyên liệu. Chính sách ZeroCovid của Trung Quốc đang khiến logistic bị gián đoạn – gây tổn hại tới nguồn cung linh kiện và khiến quá trình sản xuất chậm lại.
SK Hynix có kế hoạch tăng gấp đôi lô hàng chip nhớ NAND
Nhà sản xuất chip Hàn Quốc hôm 28.1 cho biết có kế hoạch tăng gấp đôi lô hàng chip nhớ flash NAND trong năm nay, theo Nikkei.
Động thái trên được kỳ vọng sẽ đưa SK Hynix lên vị trí thứ hai trong lĩnh vực chip nhớ NAND trên toàn cầu, sau khi hoàn thành giai đoạn đầu tiên mua lại mảng kinh doanh NAND của nhà sản xuất chip Mỹ Intel. SK Hynix mong thương vụ trị giá 9 tỉ USD sẽ giúp công ty tiếp thu các kỹ năng kiến trúc máy tính của Intel về ổ cứng thể rắn (SSD), một yếu tố quan trọng trong kinh doanh NAND.
SK Hynix đã có báo cáo doanh thu cao kỷ lục trong năm 2021
Hynix hoàn tất việc mua bộ phận SSD của Intel và cơ sở chế tạo ở Đại Liên, Trung Quốc, vào tháng 12.2021, sau đó đổi tên thành Solidigm. Chip NAND được sử dụng trong hầu hết thiết bị điện tử từ điện thoại thông minh, máy chủ cho đến ô tô được kết nối mạng.
"Chúng tôi kỳ vọng các lô hàng, bao gồm cả khối lượng của Solidigm, sẽ tăng khoảng hai lần so với năm trước. Với việc mua lại bộ phận kinh doanh NAND của Intel, chúng tôi đã mở đường để có thể vươn lên trở thành người chơi thứ hai ngành NAND trong thời gian tới", Giám đốc tiếp thị của SK Hynix Noh Jong-won nói.
Theo TrendForce, Samsung Electronics đứng đầu bảng xếp hạng NAND với 34,5% thị phần trong quý 3/2021, tiếp theo là Kioxia của Nhật Bản với 19,3%. SK Hynix đứng thứ ba với 13,5%, còn Intel đứng thứ sáu với 5,9%. Bình luận của ông Noh được đưa ra khi SK Hynix công bố doanh thu năm 2021 cao kỷ lục, đạt 42.900 tỉ won (khoảng 35,5 tỉ USD), tăng 35% so với năm trước đó. Lợi nhuận hoạt động tăng vọt 148% lên 12.400 tỉ won trong cùng kỳ. Lợi nhuận ròng năm ngoái cũng tăng gấp đôi lên 9.600 tỉ won.
Theo SK Hynix, thiếu hụt nguồn cung chip toàn cầu sẽ tiếp tục diễn ra trong nửa đầu năm nay. Hãng chip Hàn Quốc hy vọng tình trạng này sẽ dần được cải thiện trong nửa cuối năm 2022. Dịch Covid-19 đã tàn phá việc sản xuất và phân phối linh kiện bán dẫn quan trọng đối với hoạt động sản xuất ô tô và nhiều loại hàng hóa công nghệ cao.
Quan điểm của SK Hynix về tình hình thiếu chip phù hợp với ý kiến của Hyundai Motor, khi hãng này hôm 25.1 dự báo nguồn cung chip sẽ bình thường hóa từ tháng 7.2022. Hyundai và các nhà sản xuất xe hàng đầu khác đôi khi buộc phải tạm ngừng sản xuất vì thiếu hụt chip.
Không kém Apple, Samsung cũng "hốt" bạc tỷ trong quý 4 vừa qua Mới đây, Samsung đã báo cáo doanh thu kỷ lục vào năm 2021, ghi nhận doanh số smartphone có thể gập lại tăng mạnh trong Quý 4. Cùng với "Nhà Táo", Samsung đã công bố kết quả tài chính hàng năm của mình và tiết lộ kỷ lục doanh thu mới - 279,6 nghìn tỷ KRW (khoảng 232 tỷ USD). Con số này...