Samsung đang dồn lực phát triển màn hình QD-OLED với nhiều đặc tính ưu việt hơn so với OLED
Trong đó, độ bền là một trong những điểm nổi trội của QD- OLED.
Theo thông tin gần đây, Samsung sẽ đóng cửa mọi dây chuyền sản xuất màn hình tinh thể lỏng (LCD) vào cuối năm nay, bao gồm 2 dây chuyền sản xuất tại Hàn Quốc và 2 dây chuyền tại Trung Quốc. Tuy nhiên, công ty vẫn sẽ hoàn thành mọi đơn hàng hiện có vào cuối năm nay. Có một số dự đoán rằng Samsung muốn chuyển trọng tâm từ màn hình LCD sang màn hình QD-OLED. Kế hoạch phát triển của họ là sẽ tập trung vào sản xuất TV lượng tử và những TV này sẽ dùng màn hình QD-OLED. Bên cạnh đó, Samsung sẽ chi ra khoảng 11 tỷ USD để xây dựng một nhà máy có khả năng sản xuất những màn hình TV QD-OLED thực thụ.
QD-OLED là gì?
Nói một cách dễ hiểu, TV màn hình phẳng được chia thành TV LCD và TV OLED. Nếu LCD hoạt động dựa vào cơ chế đèn nền, thì OLED là màn hình có khả năng tự phát sáng. Các tấm nền LED và tấm nền chấm lượng tử đều được phát triển dựa trên nền tảng công nghệ tấm nền LCD.
Trong khi tấm nền LCD sử dụng đèn huỳnh quang CCFL, TV LED sử dụng đèn LED. Về mặt kỹ thuật, không có sự khác biệt về chất lượng hình ảnh giữa hai loại tấm nền. Tuy nhiên, màn hình LED tiết kiệm điện hơn, tỏa nhiệt thấp hơn, và mỏng hơn.
Nói về công nghệ chấm lượng tử, nó không còn sử dụng đèn nền LED trắng mà sử dụng các tinh thể nano vô cơ có thể phát ra nhiều màu sắc khác nhau để làm nguồn sáng cho đèn nền. Nó có độ phủ dải màu cao hơn và tái hiện màu sắc chính xác hơn. Nhiều TV và màn hình máy tính chấm lượng tử trên thị trường hiện có dải màu NTSC 100% và dải màu sRGB 130%.
Màn hình OLED sử dụng những lớp phủ rất mỏng cấu thành từ chất liệu hữu cơ và chất nền thủy tinh, vốn sẽ phát sáng khi có dòng điện chạy qua. Màn hình OLED có thể nhẹ hơn và mỏng hơn, đồng thời góc nhìn cũng rộng hơn. Nhược điểm của màn hình này là bạn luôn phải đối mặt với nguy cơ bị bóng mờ, và giá bán của nó cũng rất cao
Những ưu điểm của tấm nền QD-OLED
Tấm nền QD-OLED sắp xuất hiện của Samsung vẫn giữ được những ưu điểm của OLED. Ngoài ra, nó còn sử dụng công nghệ chấm lượng tử để mang lại dải màu rộng hơn và độ sáng cao hơn. Nguyên tắc hoạt động của nó là kết hợp giữa chấm lượng tử và OLED. Bởi OLED trong tấm nền QD-OLED chỉ phát ra một màu, do đó nhà sản xuất sẽ giảm được mức độ khá trong khâu sản xuất và hạ được chi phí sản xuất.
Nó còn có độ phủ dải màu rộng hơn và độ sáng cao hơn so với OLED. Hơn nữa, tấm nền QD-OLED hạn chế được rất nhiều sự xuất hiện của bóng mờ. Nói đơn giản, chất lượng của tấm nền QD-OLED có thể vượt qua OLED và giá cả thì thấp hơn nhiều. Quả là một công nghệ màn hình đầy hứa hẹn.
Dù giải pháp QD-OLED hấp dẫn là vậy, nó vẫn sẽ chưa thể cho OLED ra rìa được vì những lý do sau:
- Công nghệ OLED đã rất chín muồi, và khi công nghệ này tiếp tục cải tiến, giá sẽ giảm đáng kể.
- Ở thời điểm này, QD-OLED vẫn chỉ là một sản phẩm thí nghiệm. Không có bằng chứng nào đảm bảo chắc chắn chất lượng sản phẩm cả.
- Công nghệ QD-OLED chưa đủ chín muồi, ở thời điểm hiện tại, sản xuất hàng loạt là điều chưa thể thực hiện.
- Bởi QD-OLED là một công nghệ mới, giá của nó sẽ cao ngang ngửa OLED dù cho nó được kỳ vọng sẽ có giá thấp hơn.
Tấn Minh
Công nghệ màn hình microLED, thế hệ sau của OLED, gây sốt tại CES 2020
Được ngành công nghiệp ca ngợi như công nghệ màn hình tiếp theo sau OLED, microLED xuất hiện tại triển lãm điện tử tiêu dùng CES 2020, thu hút nhiều sự chú ý.
Mặc dù vẫn còn khá xa vời, các màn hình microLED tại CES 2020 vẫn gây ấn tượng với người hâm mộ công nghệ. Chúng đều có kích thước lớn, thậm chí rất lớn, độ sáng cao và màu sắc sống động. Trong số này, mới chỉ có ba hãng đã sẵn sàng bán ra thị trường là Samsung, Sony và Konka. Nhưng giá bán đều 'trên trời' nằm ngoài tầm với của đại đa số người dùng, microLED vẫn còn là một thứ gì đó khá viễn tưởng.
Công nghệ microLED đang gây hứng thú cho giới công nghệ (ảnh: flatpanelsHD)
Samsung
Chủ tịch Samsung đã xác nhận rằng các TV microLED dành cho hộ gia đình, kích thước từ 75 đến 150 inch, sẽ có sẵn vào cuối năm nay. Tuy không được biết mức giá nhưng nó chắc chắn sẽ cao hơn những chiếc TV OLED hiện tại. Ở sự kiện CES 2020, Samsung trưng bày nhiều cỡ màn hình khác nhau. Kích thước lớn nhất là 292 inch, màn hình LED 8K với các chip miniLED của hãng Trung Quốc San'an Optoelectronics.
The Wall kích cỡ 292 inch sử dụng chip miniLED của San'an Optoelectronics đến từ Trung Quốc
Nếu bạn muốn màn hình microLED 'thực thụ' với các con chip nhỏ hơn 100 micron, hãy đến với màn hình The Window từng trưng bày ở CES 2019. Bao gồm các kích cỡ 75, 93 và 150 inch, sử dụng chip LED của hãng Đài Loan PlayNitride. Năm 2019, Samsung đã ký hợp đồng mua chip LED của PlayNitride và San'an Optoelectronics, vậy nên cuối năm nay có thể là thời điểm thích hợp để họ tiến tới sản xuất hàng loạt.
Với các kích cỡ nhỏ hơn như 75 inch, màn hình sử dụng chip microLED của PlayNitride
LG
Không được truyền thông đưa tin rầm rộ, màn hình microLED của LG là bản cập nhật của mẫu đã trưng bày ở sự kiện Infocomm năm ngoái. Tuy nhiên, năm nay LG đã chia sẻ nhiều hơn về lộ trình sản phẩm của họ. Mặc dù nổi tiếng trên thế giới với công nghệ OLED (Organic LED, nhánh màn hình LED đối lập với microLED thuộc Inorganic LED), LG vẫn âm thầm chuẩn bị cho cuộc đua màn hình microLED.
LG dự kiến sẽ công bố sản phẩm microLED đầu tiên vào năm 2021 (ảnh: tom's guide)
Năm nay, LG mang đến CES màn hình microLED cỡ 145 inch, bảng điều khiển LTPS, ghép từ 48 module. Mỗi con chip nhỏ hơn 50 micron, cấu hình RGB cho từng điểm ảnh tương tự cấu hình trên các màn hình OLED di động. Theo nhân viên LG, họ dự định công bố sản phẩm vào năm 2021, với mục tiêu hạ giá thấp hơn các màn hình LED truyền thống hiện nay.
Sony
Được xem là nhà sản xuất tiên phong của công nghệ microLED với nguyên mẫu đầu tiên ra mắt từ năm 2012, Sony tiếp tục đẩy mạnh sản phẩm Crystal LED hay CLEDIS của hãng tại CES 2020. Năm nay, hãng mang đến hai hệ thống màn hình cỡ 220 inch, độ phân giải 4K. Theo đại diện hãng, họ đang tăng dần quy mô sản xuất để hạ giá thành. Hiện tại mỗi hệ thống 220 inch như này có giá khoảng hơn 1 triệu USD.
Sony dùng màn hình microLED phản chiếu hình ảnh bối cảnh nhằm dựng phông ảo cho việc quay phim
Một hệ thống bố trí làm phông nền ảo cho studio mô phỏng của Sony Pictures, dựng cảnh 3D nhằm tiết kiệm chi phí dàn dựng của đoàn làm phim. Mỗi khi máy quay di chuyển, hình ảnh phản chiếu từ màn hình sẽ thay đổi độ sâu tạo hiệu ứng nổi khối như cảnh thật. Một hệ thống khác được đặt ở gian đánh giá nội dung, cho khách tham quan chiêm ngưỡng chất lượng hiển thị.
Một hệ thống 220 inch khác được dùng làm màn hình chiếu video
Konka
Hãng sản xuất Trung Quốc cũng mang tới sản phẩm microLED mới nhất của mình. Thực chất họ đã giới thiệu nó từ năm ngoái và công bố giá bán, tùy chọn 8K lớn nhất có giá 1,25 triệu USD. Tại sự kiện, Konka mang đến hai màn hình 4K và 8K.
Công ty Trung Quốc cũng mang đến CES 2020 hai màn hình microLED 4K và 8K
TCL
Hãng TV Trung Quốc cũng đem tới CES 2020 nguyên mẫu Cinema Wall từng được 'nhá hàng' đầu năm 2019. Màn hình của TCL có hơn 24 triệu chip LED, độ phân giải 4K, độ tương phản 2,500,000:1 và độ sáng 1,500 nit. Chưa rõ khi nào công ty sẽ xúc tiến việc thương mại màn hình microLED. Hiện tại, TCL đang tập trung đẩy mạnh công nghệ đèn nền miniLED trên các TV LCD cao cấp.
TCL trưng bày màn hình microLED Cinema Wall
Theo VN Review
Samsung sẽ không còn độc quyền màn hình OLED cho iPhone Trong năm sau hoặc 2021, Apple có thể sẽ sử dụng màn hình BOE cho iPhone nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng, giảm phụ thuộc vào Samsung. Trước đây, BOE được biết đến nhiều hơn với màn hình LCD, tuy nhiên do màn hình LCD ngày càng dư thừa, lợi nhuận thấp, công ty đang chuyển dần sang phát triển và sản...