Samsung đã từng có cơ hội thâu tóm Android trước cả Google
Vào năm 2005, thị trường di động nói chung và smartphone nói riêng vẫn còn khá non trẻ. Khó ai có thể ngờ rằng Android – một “con gà đẻ trứng vàng” cho Samsung chỉ một vài năm sau đó – đã từng bị ruồng bỏ bởi chính hãng điện thoại Hàn Quốc này.
Andy Rubin, người đứng đầu Android lúc bấy giờ đang bắt đầu viết một hệ điều hành dành cho máy ảnh kĩ thuật số nhưng đã sớm chuyển đối tượng sang smartphone. Sự nghiệp của ông bắt đầu là một kỹ sư robot của hãng Carl Zeiss nhưng sau đó lại viết hệ điều hành cho các thiết bị cầm tay và là người đứng đằng sau chiếc T-Mobile Sidekick. Bên cạnh kinh nghiệm của mình, Rubin còn được hỗ trợ bởi một vài nhà phát triển khác.
Vào tháng 10/2003, ông chính thức khởi động dự án Android. Tuy vậy, chỉ một năm sau, dự án này đã bắt đầu hết tiền và không có người tài trợ. Android không được công ty lớn nào hậu thuẫn và cũng không có chủ sở hữu để ra tay cứu giúp.
Sau những gì phát triển được trong một năm, Rubin phải mời gọi một công ty nào đó để đón nhận Android. Công ty đầu tiên mà Rubin nghĩ tới không phải là Google – chủ nhân hiện tại của Android – mà là Samsung. Toàn bộ đội ngũ phát triển của Android gồm có 8 người phải bay tới Seoul, Hàn Quốc để gặp mặt một trong những công ty điện thoại lớn nhất lúc bấy giờ.
Video đang HOT
Andy Rubin (trái) và lãnh đạo Samsung tại buổi ra mắt Galaxy Nexus
Bao quanh bởi 20 vị lãnh đạo của Samsung, Rubin nói về những điều tuyệt vời của Android một cách hào hứng. Tuy nhiên, thay vì sự hứng thú và những câu hỏi, thứ mà ông nhận được chỉ là sự im lặng. Sau đó, đội ngũ lãnh đạo của Samsung bắt đầu lên tiếng:
“Ông và đội quân nào sẽ tạo nên thứ này? Các ông chỉ có 6 người. Các ông đang say à?”. “Samsung đã cười vào chúng tôi trong phòng họp. 2 tuần sau, Google đã mua lại chúng tôi”, Rubin cho biết. Dù vậy, sau này, Rubin cho rằng Samsung thành công là do cách tổ chức, không hẳn bởi Android.
Vào đầu năm 2005, Larry Page – người đồng sáng lập ra Google – đã đồng ý gặp Andy Rubin. Sau cuộc họp, ông không chỉ đồng ý giúp Android bằng tiền mặt mà còn quyết định Google sẽ mua lại hệ điều hành này. Cảm giác rằng ngành công nghiệp di động cần phải thay đổi đã thôi thúc người đồng sáng lập của Google. Sự thay đổi đó đã được Larry Page cùng Sergey Brin bàn luận từ lâu, đi kèm những lo lắng rằng Microsoft sẽ nhanh chân hơn. Thật may mắn, Rubin đã tới đúng lúc.
Google mua lại Android với giá 50 triệu USD. Đến giữa năm 2005, toàn bộ đội ngũ Android ban đầu gồm 8 người đã chuyển tới Mountain View tại Mỹ, nơi đóng trụ sở của gã khổng lồ tìm kiếm. Từ đây, đà phát triển vũ bão của Android sắp bắt đầu. Tháng 3/2013, Andy Rubin chính thức rời bộ phận di động của Google để chuyển sang mảng robot, nhường chỗ cho Sundar Pichai.
Tuy nhiên, cũng khó nói trước bởi vì chưa chắc Android đã có được thành công như hôm nay nếu thuộc về Samsung.
Nguồn PhoneArena
Lời trăn trối của người quá cố đã được giải mã nhờ Internet?
Người bà của thành viên "JannaK" trên diễn đàn MetaFilter đã để lại cho gia đình cô một đoạn "code" khó hiểu. Trong suốt gần 20 năm, JannaK và gia đình cô không thể hiểu được đoạn mã này, song cộng đồng MetaFilter chỉ mất 14 phút để hiểu được đoạn code bí ẩn của người bà quá cố.
Bà của JannaK mất năm 1996 vì căn bệnh ung thư, để lại ít nhất là 20 chiếc card có ghi đầy những đoạn "mã" bí ẩn này. Cả JannaK và những người anh chị em họ của mình đều không hiểu (và không thể tìm cách giải mã) những chiếc card này, do họ phỏng đoán rằng đây là một loại mật mã phức tạp nào đó.
Khi cha của JannaK tìm thêm được một chiếc card nữa, cô đã chụp ảnh lại và đăng tải lên diễn đàn MetaFilter. Chỉ trong vòng 14 phút, các đoạn mã đã được "bật mí" toàn bộ. Hóa ra, đây là những lời cầu nguyện cuối cùng của người bà quá cố. Bà đã lấy chữ cái đầu tiên trong câu cầu nguyện để ghi lại những suy nghĩ cuối đời của mình.
"Our Father who art in Heaven, hallowed be thy name..." ("Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng" - Kinh Kitô Giáo)
Sau khi nhận ra được những lời nguyện cầu quen thuộc, ví dụ như "Please see that we are all..." ("Xin Cha cho chúng con..."), cộng đồng MetaFilter đã lần lượt đoán ra từng câu chữ của người bà. Rất có thể, đây là một chuỗi những lời Tạ ơn Chúa và những lời thỉnh cầu, ví dụ như "Xin cha cho chúng con được hạnh phúc và an lành trong cuộc đời, công việc" hoặc "Xin tạ ơn Chúa Quyên năng vì đã lắng nghe những lời cầu nguyện của con và trả lời con".
Không một ai có thể khẳng định rằng những câu lý giải của MetaFilter có phải là chính xác 100% hay không. Thế nhưng, đây vẫn là một câu chuyện hết sức cảm động và tuyệt vời. Với "kì tích" này, MetaFilter đã chứng minh rằng Internet hoàn toàn có thể mang con người tới gần nhau hơn và vun đắp cho những tình cảm đáng trân trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta.
Theo Gizmodo
Đoán tính cách qua... tin nhắn SMS Ngày nay con người nhắn tin nhiều tới nỗi mà qua tin nhắn SMS chúng ta có thể đoán được tính cách mà không cần gặp mặt. Có rất nhiều phong cách nhắn tin mà qua đó ta có thể đoán ra (một phần) tính cách của con người, một số người nhắn tin rất khó hiểu, một số rất thơ mộng, một...