Samsung có thể vượt xa Apple trên mảng smartphone
Các chuyên gia nhận định, điện thoại Galaxy S III đang giúp Samsung nới rộng khoảng cách thị phần smartphone so với các đối thủ trên thị trường.
Website Reuters đã tổng hợp kết quả từ 41 nhà nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới và đưa ra nhận định trên. Theo đó, trong quý II/2012, Apple có thể bán được 30 triệu iPhone, thua xa 50 triệu điện thoại thông minh của Samsung.
“Sự thành công của Samsung trên thị trường điện thoại thông minh phần lớn nhờ vào các model chủ lực như Galaxy S II, Galaxy S III hay Galaxy Note…”, Francisco Jeronimo, chuyên gia phân tích của IDG phát biểu.
Samsung Galaxy S III và iPhone 4.
Video đang HOT
Cuối năm ngoái, Apple và Samsung cân bằng nhau về lượng smartphone tiêu thụ. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay iPhone chưa có phiên bản mới đáng chú ý và chỉ dừng lại ở model 4S với màn hình bị cho là bé đạt 3,5 inch. Trong khi đó Samsung liên tục tung ra các sản phẩm chủ lực với màn hình lớn, nhiều tính năng thu hút khách hàng.
Dự đoán, Apple chỉ có thể thay đổi được cục diện vào quý cuối năm nay khi iPhone thế hệ mới trình làng. Sản phẩm được cho là dùng màn hình hơn đạt 4 inch độ phân giải Retina, chip lõi tứ và hỗ trợ kết nối 4G LTE.
Theo vietbao
CEO Microsoft phản ứng về nhận định "thập kỷ lạc lối"
Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Forbes, Steve Ballmer nói rằng Microsoft đang sở hữu những sản phẩm hay nhất mà họ có từ trước đến nay và chẳng có thập kỷ lạc lối nào diễn ra ở hãng này cả.
"Chúng tôi đang có 1,3 tỷ người dùng PC. Hãy nhớ rằng đã có lúc trong thập niên 90 của thế kỷ trước, chúng tôi tưởng sẽ chẳng thể đạt được con số 100 triệu PC được tiêu thụ mỗi năm. Giờ thì 375 triệu máy tính được bán trong vòng 12 tháng. Vậy đó là một thập kỷ lạc lối ư?", Tổng giám đốc của Microsoft phản bác lập luận của Vanity Fair.
Giải thích về giá cổ phiếu thất thường thời gian qua, Ballmer nhắc tới phần thưởng về lâu dài cho các cổ đông: "Thị trường chứng khoán có thước đo riêng. Đôi khi nó đi trước, đôi khi nó lại đi sau. Đến cả đồng hồ hỏng vẫn còn chỉ đúng giờ 2 lần mỗi ngày. Tất cả những gì Microsoft có thể làm là tập trung vào các sản phẩm thú vị như là Windows 8, Office 15, Surface, công nghệ PPI, Skype, Bing, Windows Phone và Xbox. Chúng tôi nghĩ chúng tôi đang có trong tay những sản phẩm hay nhất mình từng đó. Nếu Microsoft giới thiệu các sản phẩm thú vị đó và kiếm nhiều tiền hơn thì cuối cùng đó sẽ là phần thưởng cho các cổ đông".
Microsoft được cho là đã chậm chân trong xu hướng mới dưới sự dẫn dắt của Steve Ballmer.
Đầu tháng 7, tạp chí Vanity Fair trích đăng một phần trong bài viết dài 10 trang (dự kiến sẽ được in đầy đủ trong số ra tháng 8/2012) với tiêu đề Microsoft"s Lost Decade. Tác giả Kurt Eichenwald viết rằng: "Triết lý kinh doanh của Microsoft đã quá cũ kỹ. CEO của họ từng tuyên bố tiêu chí đầu tiên không phải cho ra một sản phẩm "đỉnh, ấn tượng" mà là lợi nhuận, tức miễn sao họ kiếm được tiền từ các công nghệ mới".
Chiến lược này phát huy hiệu quả trong suốt thập niên 80 và 90 của thế kỷ trước. Microsoft không phát minh ra giao diện đồ họa, nhưng Windows vẫn là hệ điều hành thống trị. Họ không phát minh ứng dụng văn phòng, nhưng Office hiện là "cần câu cơm" của hãng này. Họ cũng chẳng phải công ty đầu tiên phát triển trình duyệt, nhưng cuối cùng Internet Explorer vẫn chiến thắng.
Một thập kỷ qua người ta vẫn thấy chiến lược đó của Microsoft, nhưng nó không hiệu quả nữa. Máy nghe nhạc Zune "chết yểu" trước iPod. Bing không thắng được Google. Windows Phone vẫn đang thua iOS và Android. Còn Surface chưa được bán trên thị trường nên chưa thể đánh giá khả năng đánh bại iPad.
Nói cách khác, Microsoft đã bỏ lỡ hoặc thất bại trước các xu hướng điện toán cá nhân mới nổi trong giai đoạn Ballmer làm Tổng giám đốc. Đó là vì sao người ta nói hãng phần mềm lớn nhất thế giới đã lạc đường hoặc ngủ quên trong chiến thắng cũ.
Tuy nhiên, Steve Ballmer hoàn toàn không đề cập đến hệ thống quản lý kiểu "ngăn xếp" mà nhiều nhân viên Microsoft gọi đây là "quá trình hủy diệt". Nhân viên trong từng bộ nhân được chấm điểm xuất sắc, tốt, trung bình, kém nhưng phải chia theo tỷ lệ nhất định, bất kể năng suất thực tế của người đó thế nào. "Nó khiến các nhân viên tập trung ganh đua với nhau hơn là cạnh tranh với những công ty khác", một cựu nhân viên của Microsoft nhận xét.
Theo vietbao
2016: Máy tính bảng sẽ vượt notebook Máy tính bảng có thể báo trước sự xuất hiện của thời "hậu PC" nhưng điều đó sẽ không xảy ra trong một vài năm tới, theo hãng nghiên cứu NPD. Dự báo số lượng máy tính bảng, notebook và mini notebook xuất ra thị trường những năm tới của NPD Trang BGR cho biết, theo các con số mới nhất từ NPD...