Samsung có thể khai tử dòng Galaxy S màn hình phẳng
Với việc khai tử bản màn hình phẳng, Samsung sẽ tập trung hoàn toàn vào những chiếc smartphone màn hình cong để tạo khác biệt.
Với phản hồi tốt của người dùng với những chiếc di động màn hình cong, Samsung đang xem xét giảm bớt lượng sản xuất tấm nền màn hình phẳng của dòng Galaxy S.
Thậm chí, hãng cân nhắc việc loại bỏ hẳn dòng S màn hình phẳng bởi thực tế thị trường gần đây cho thấy, Galaxy S7 edge tỏ ra phổ biến hơn hẳn so với Galaxy S7.
Galaxy S7 edge màn hình cong có doanh số ấn tượng hơn so với S7 màn hình phẳng. Ảnh: Sammobile.
Tin đồn từ Hàn Quốc khẳng định, Samsung sẽ xem xét nhu cầu của người dùng với chiếc Galaxy Note 7 để đưa ra quyết định có nên loại bỏ màn hình phẳng hay không. Với Note 7, Samsung chỉ cho ra mắt duy nhất phiên bản màn hình cong .
Với các tín hiệu lạc quan dành cho Note 7 những ngày qua, nhiều khả năng trên phiên bản Galaxy S8, người dùng sẽ chỉ còn thấy một phiên bản – dùng màn hình cong.
Công nghệ màn hình cong 2 cạnh hiện vẫn được xem là độc quyền của Samsung. Cách đây ít lâu, Vivo – hãng di động Trung Quốc – cũng cho ra mắt một smartphone màn hình cong có tên Xplay 5 với tấm nền màn hình nhập từ Samsung.
Các tin đồn gần đây khẳng định, cả Huawei hay Xiaomi đều nuôi ý định tung những chiếc smartphone màn hình cong tương tự. Những model này có thể ra mắt cuối năm nay.
Sau công nghệ màn hình cong, người ta tin rằng đến lúc các hãng di động cho tung ra những chiếc smartphone với màn hình có khả năng uốn dẻo một cách linh hoạt. Với công nghệ này, Samsung và LG đều trình làng những bản mẫu với tính khả thi cao.
Thông tin từ Hàn Quốc cho hay, sẽ có những đột phát mới về công nghệ màn hình uốn dẻo được tung ra vào cuối năm nay.
Đức Nam
Video đang HOT
Theo Zing
Kim Gae Youn - người đưa Samsung trở lại đỉnh cao
Người đứng đầu mảng kế hoạch của Samsung đã có những chia sẻ xung quanh chiến lược phát triển của hãng di động Hàn Quốc.
Galaxy S7 và S7 Edge không chỉ đơn thuần là 2 chiếc flagship tốt nhất của Samsung. Đây còn là những mẫu điện thoại đã cứu doanh số bán ra liên tục trượt dài sau 2 năm của hãng di động Hàn Quốc.
The Verge đã có cuộc trò chuyện cùng Kim Gae Youn, người đứng đầu bộ phận kế hoạch, chiến lược của Samsung. Dưới đây là trích lược nội dung cuộc trò chuyện.
Người đứng đầu mảng kế hoạch, chiến lược của Samsung - Kim Gae Youn. Ảnh: The Verge.
- Galaxy S7 và S7 Edge có rất nhiều điểm chung so với chiếc S6 ra mắt trước đó, nhưng S6 lại là một sự thay đổi lớn so với S5. Ông có nhận xét gì về sự thay đổi từ S5 đến S6?
- Từ năm 2013, thị trường điện thoại thông minh đã phát triển một cách chóng mặt.
Các nghiên cứu cho rằng, mọi người nghĩ smartphone chỉ là một vật dụng đơn thuần, chỉ thực hiện chức năng nào đó. Tuy nhiên đến 2014 và 2015, người dùng lại muốn có một chiếc điện thoại cao cấp hơn cả về chức năng lẫn thiết kế, có thể thực sự đi vào cuộc sống của họ. Bắt lấy xu hướng này, Samsung quyết định thực hiện một cuộc cách mạng. Chúng tôi đã đầu tư rất nhiều vào các thiết kế kim loại và kính.
- Làm thế nào để biết tính năng nào là quan trọng khi nó không xuất hiện trên S6?
- Vào từng thời điểm mà có những hạn chế về công nghệ lẫn thời gian, đặt ra cho chúng tôi yêu cầu cần ưu tiên thiết kế nào, ví dụ hoặc chống thấm nước hoặc khe cắm thẻ SD.
Nhu cầu thị trường có lúc cần sản phẩm có dung lượng lưu trữ cao, vì thế mà chúng tôi mở rộng bộ nhớ trong của nhiều dòng thành 32 GB, 64 GB và 128 GB.
Từ S7 trở đi chúng ta có khe cắm thẻ SD, vì vậy mà có thể giảm dần bộ nhớ trong.
Theo Kim Gae Youn, tất cả đều có thể thực hiện trừ chi phí và sự cân đối sản phẩm. Ảnh: The Verge.
- Khi đề ra kế hoạch cho sản phẩm, ông có nghĩ cách mà người ta thực sự sử dụng những công nghệ mới như màn hình cong không, hay chỉ phô diễn nó?
- Galaxy Round là series sản phẩm màn hình cong đầu tiên mà chúng tôi tung ra tại Hàn Quốc, nhưng nó không có doanh số tốt. Sau đó, Galaxy Note Edge với phần màn hình cong một bên và thêm một chút điểm ảnh để hiển thị thêm nhiều thông tin hơn, ra mắt trên toàn thế giới, vẫn không nhận được phản hồi tích cực.
Vào thời điểm đó, chúng tôi đã tập trung quá nhiều vào phát triển các tính năng điện thoại mà không nhận ra rằng người dùng đã thay đổi. Chức năng quan trọng nhưng thiết kế thẩm mỹ còn quan trọng hơn. Đó là lí do tại sao chúng tôi tập trung phát triển thiết kế bề ngoài cho S6.
Từ đó mà chúng tôi cho ra đời S7 Edge, sản phẩm trưởng thành hơn về mặt công nghệ.
- Vậy tại sao hãng còn cho giới thiệu phiên bản màn hình phẳng?
- Chúng tôi học được từ S6 bài học về thẩm mỹ. Có sự khác biệt giữa người dùng. Với S6, chúng tôi bán được 60% trong khi S6 Edge là 40%, một phần vì S6 edge đắt hơn 100 USD. Chúng tôi đã làm một cuộc khảo sát thị trường và thấy rằng, vẫn có bộ phận người dùng thích màn hình cong, vì thế mà chúng tôi vẫn duy trì cả 2 phiên bản cong và phẳng.
- Ai là người chọn bản màn hình phẳng? Có vẻ như bản Edge đang có ưu thế hơn trong năm nay?
- Dựa trên nghiên cứu, vẫn còn nhu cầu rất lớn với máy có bề ngang 67 mm. Chúng tôi có hai chiếc máy cao cấp dòng S và một chiếc Note. Và rồi chúng tôi bán cả ba vào cùng một thời điểm, làm thế nào để chúng tôi quản lý danh mục sản phẩm, có phải ý bạn như thế?
Vào năm ngoái chúng tôi có một chiếc máy màn hình phẳng 5.1 inch, một chiếc Edge 5.1 inch, và một chiếc Note 5.7 inch. Chúng tôi nghĩ rằng đó là hệ thống tối ưu nhất vào thời điểm đó. Nhưng chúng tôi nhận thấy rằng một vài khách hàng cũng thích chiếc điện thoại lớn hơn. Cùng lúc đó, một vài người từng sử dụng những chiếc điện thoại nhỏ gọn muốn chuyển sang thiết bị có màn hình lớn nhưng họ lại không muốn một chiếc máy với màn hình 5.7 inch.
Samsung luôn nghiên cứu kĩ lưỡng để đề ra chiến lược cụ thể. Ảnh: The Verge.
- Tôi cho rằng hầu hết mọi người đều nghĩ Samsung là nhà sản xuất điện thoại Android hàng đầu. Nhưng những khách hàng cao cấp tìm đến iPhone của Apple, trong khi lại có những công ty khác làm tốt hơn Samsung ở phân khúc giá rẻ. Vậy đâu mới là đối tượng khách hàng của Samsung?
- Điều này tùy thuộc vào khu vực. Nhìn vào dữ liệu thị trường, những chiếc máy cao cấp hơn 600 USD chiếm khoảng 25% nhưng về mặt tài chính nó là gần 50%, vì vậy thị trường thực sự quan trọng.
Trong thị trường chỉ có Apple và Samsung, dòng S và Note đủ sức để đương đầu, nhất là khi xu hướng người dùng ngày càng chuộng các sản phẩm có tính sáng tạo và đổi mới cao. Trong phân khúc thấp hơn, chúng tôi phải cạnh tranh với các đối thủ từ Trung Quốc.
Nhưng hầu hết, họ vẫn đang bán điện thoại tại thị trường nội địa. Khi phát triển, họ cố gắng đem sản phẩm ra nước ngoài. Đây chính là lúc họ phải đối mặt với chúng tôi. Tỉ lệ giá thành và hiệu năng lúc này vô cùng quan trọng.
Tương lai tất cả các sản phẩm của Samsung sẽ chạy Tizen. Ảnh: Businesskorea.
- Samsung đã làm gì để phát triển phần mềm, khi Android do Google sở hữu?
- Chúng tôi phải trả tiền và phát triển KNOX để bảo mật. Mặc dù có rất nhiều sản phẩm chạy Android, bạn có thể nhận ra chúng tôi ở các cấp dịch vụ và ứng dụng. Năm ngoái chúng tôi đã tổ chức thêm một đội ngũ để phát triển phần mềm bên cạnh phần cứng. Điều đó cho thấy Samsung rất coi trọng phần mềm.
Chúng tôi còn cố gắng áp dụng hệ điều hành Tizen vào tất cả sản phẩm của mình. Mặc dù tôi không phải là người thích hợp để có câu trả lời thỏa đáng, nhưng trong tương lai, Tizen sẽ có mặt trên hầu hết các sản phẩm IoT và thiết bị wearables, TV, tủ lạnh của Samsung.
Đại Việt
Theo Zing
S7 edge, iPhone 6S Plus là smartphone bán chạy nhất thế giới Trong nửa đầu năm 2016, Galaxy S7 edge và iPhone 6S Plus là những di động bán chạy nhất trên toàn cầu. Theo báo cáo mới nhất của công ty phân tích số liệu Strategy Analytics, trong nửa đầu năm 2016, Galaxy S7 edge là di động Android bán chạy nhất. Samsung đã bán được 13,3 triệu chiếc S7 edge, chiếm 2,3% thị...