Samsung cố gắng thoát khỏi cái bóng của Google
Samsung đã và đang gặt hái những thành công đáng nể trên thị trường di động. Tuy vậy, Samsung dường như đang trong thời điểm “Tiến thoái lưỡng nan” bởi sự phụ thuộc vào Google và hệ điều hành Android khiến hãng này “đứng ngồi không yên”.
Samsung, sau 2 năm làm mưa làm gió trên thị trường di động với sự thành công vượt cả mong đợi của các dòng điện thoại Galaxy S và Galaxy Note, giờ đây đã trở thành hãng sản xuất điện thoại và smartphone lớn nhất thế giới. Tính về doanh số, Samsung đã bán được nhiều điện thoại hơn rất nhiều so với Apple. Tuy vậy, lợi nhuận đút túi của Apple luôn cao gấp đôi so với khoản tiền Samsung thu về. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi Apple vừa là hãng sản xuất phần cứng vừa là hãng phát triển phần mềm. Apple có thể kiểm soát và sở hữu toàn bộ hệ sinh thái của chính hãng. “Quả táo” vừa kiếm tiền từ phần cứng vừa thu về một khoản tiền không nhỏ từ doanh thu phần mềm, thậm chí cả tiền % từ doanh số bán ứng dụng trên gian hàng App Store. Apple cũng kiểm soát việc kinh doanh nội dung trên iTunes. Mỗi chiếc điện thoại iPhone bán ra, Apple vẫn tiếp tục kinh doanh trên chính thiết bị đó, hay nói rõ hơn là iPhone trở thành phương tiện kiếm cơm cho Apple thông qua các ứng dụng (app) và nội dung (content)
Với Samsung, hãng chỉ có một nguồn thu duy nhất từ việc bán điện thoại. Từ sau đó, Google và các công ty phát triển ứng dụng được “thoải mái” thu tiền từ chính người dùng thông qua các hoạt động quảng cáo, nội dung và dịch vụ trên chính những điện thoại của Samsung.
Google đã đút túi hàng tỷ USD từ quảng cáo bởi gã khổng lồ tìm kiếm này đã tạo ra những dịch vụ không thể thiếu cho hầu hết người dùng điện thoại Android.
Samsung là hãng di động lớn nhất nhưng vẫn trong giai đoạn khó vì còn phải phụ thuộc quá nhiều vào Google.
Giới công nghệ cho rằng Samsung đang muốn biến mình trở thành một hãng công nghệ giống như Apple để kiểm soát cả phần cứng, phần mềm và dịch vụ; hay ít ra là giống như Google để “bỏ túi” bộn tiền từ quảng cáo. Nếu muốn vậy thì không còn cách nào khác, hãng di động Hàn Quốc phải từ bỏ hệ điều hành Android. Tuy nhiên, điều này là hoàn toàn bất khả thi.
Samsung và “ván bài lớn” trong Thung lũng Silicon
Trong tuần này, Samsung vừa tuyên bố thành lập Trung tâm sáng tạo mở, tọa lạc tại hai địa điểm: Thung lũng Silicon và New York City.
Trung tâm, dưới sự dẫn dắt của Cựu giám đốc David Eun của Google, được thành lập nhằm giúp Samsung thúc đẩy việc sáng tạo phần mềm. Tổ chức này sẽ hoạt động như một cái nôi, trả lương và lợi nhuận cho các doanh nghiệp phát triển ứng dụng cho Samsung. Samsung cũng sẽ thực hiện vai trò của một nhà đầu tư tài chính, sẽ rót tiền cho các công ty mới khởi nghiệp nhằm huy động tài năng phát triển ứng dụng.
Video đang HOT
Samsung hy vọng Trung tâm sáng tạo mở sẽ thúc đẩy hệ sinh thái ứng dụng cho nền tảng Tizen nhằm thay thế hệ điều hành Android.
Có thể thấy một điều rằng Samsung đang muốn chuyển dịch từ công ty phần cứng trở thành công ty “đa năng” như Apple nhằm đạt được lợi nhuận từ cả các “mặt trận” phần cứng, phần mềm, ứng dụng, dịch vụ và quảng cáo.
Tizen – sự thay thế hoàn hảo của Android?
Samsung đang hợp tác cùng Intel để phát triển nền tảng di động Tizen dựa trên mã nguồn mở Linux. Tizen được thiết kế để chạy trên các dòng smartphone, máy tính bảng, Smart TV và thậm chí cả các thiết bị trên xe hơi.
Giao diện Tizen
Đây chính là một đối thủ trực tiếp, và là sự thay thế nền tảng Android của Google.
Màn trình diễn đầu tiên của Tizen sẽ được Samsung phô biễn trong các sản phẩm phần cứng giứi thiệu tại Đại hội di động Thế giới MWC sẽ diễn ra từ ngày 25-28/2 tới ở Barcelona, Tây Ban Nha.
Các mẫu điện thoại chạy trên nền tảng Tizen được dự đoán sẽ có mặt trên thị trường vào cuối năm nay.
Samsung cho đến thời điểm hiện tại vẫn là hãng sản xuất TV lớn nhất thế giới. Rất nhiều mẫu TV của hãng công nghệ Hàn Quốc chạy phần mềm Google TV, dựa trên nền tảng Android và trình duyệt Google Chrome.
Ngoài ra, Samsung cũng đã sản xuất máy tính Chromebook – là laptop chạy trên hệ điều hành Chrome của Google.
Vì vậy, để thoát khỏi sự phụ thuộc vào Google, Tizen phải có trọng trách chạy được trên tất cả nền tảng.
Trong tuần này, ông Eun đã tuyên bố rất rõ ràng về ý định của Samsung nhằm xây dựng một hệ sinh thái phần mềm, nơi mà TV, laptop, máy tính bảng và smartphone đều có thể kết nối không dây một cách dễ dàng với các thiết bị khác – giống như cách mà các thiết bị của Apple đang hướng tới sự hoàn thiện.
“Tất cả các thiết bị đều đã kết nối Internet nhưng chúng chưa thể gắn kết với nhau”, Eun nói. “Ngay khi chúng tôi kết nối những thiết bị này lại với nhau thì chúng tôi sẽ tạo ra được một trong những nền tảng lớn nhất trên thế giới để cung cấp nội dung, dịch vụ và quảng cáo”.
Tuy vậy, để làm được điều này, Tizen sẽ phải thực sự thành công. Một trách nhiệm không đề đơn giản. Nếu Samsung có được một cỗ máy thời gian để ngược trở lại 5 năm về trước – trước thời điểm iPhone ra mắt – để tự tạo một hệ sinh thái của riêng mình thì cơ hội sẽ dễ dàng hơn. Nói thẳng rằng hiện tại đã quá trễ để Samsung có thể tạo ra một hệ điều hành “hạ bệ” Google Android và Apple iOS.
Theo Dân Trí
Chiêm ngưỡng giao diện mới của hệ điều hành di động Tizen
Mới đây, Linux Foundation đã ra mắt mã nguồn và bộ phát triển phần mềm (SDK) của hệ điều hành Tizen 2.0 "Magnolia".
Với một số cải tiến so với Tizen 1.0 "Larkspur" và Tizen 2.0 Alpha, phiên bản mới "Magnolia" sẽ hỗ trợ tốt hơn cho các nền tảng lập trình web và bổ sung nhiều hàm API. Hầu như nền tảng này đã tương đối hoàn thiện khi các ứng dụng gốc như lịch, danh bạ, trình xem ảnh, trình gọi điện... đã có mặt.
Sau đây là một số hình ảnh chụp màn hình của hệ điều hành di động Tizen từ bộ công cụ SDK.
Cách đây không lâu, nhật báo Yomiuri của Nhật Bản cho biết, nhà mạng NTT DoCoMo đang hợp tác với Samsung để phát triển điện thoại chạy hệ điều hành mã nguồn mở Tizen. Dự định, sản phẩm đầu tiên sẽ được phát hành tại Nhật Bản trong năm 2013. Nguồn tin cũng khẳng định, một số hãng di động khác cũng sẵn sàng đón nhận Tizen vì họ "sợ quyền bá chủ" của Apple và Google.
Theo Genk
Samsung liệu có trở thành "tân kị sĩ" của làng công nghệ thế giới? Có người ví von rằng, nếu xưa kia trong cuốn sách Khải Huyền có bốn kị sĩ đại diện Chúa có thể xoay chuyển vận mệnh của đất trời thì trong thời đại ngày này, lĩnh vực công nghệ cũng có "tứ kị sĩ" có thể thay đổi được cả thế giới: Amazon, Apple, Facebook và Google - các tập đoàn (theo ý...