Samsung chuẩn bị bán nhà máy gia công linh kiện iPhone tại Việt Nam
Nhà máy này đang cung ứng linh kiện quan trọng cho iPhone và vẫn đảm nhiệm 30% lượng cung cho thế hệ iPhone 13.
Theo nguồn tin từ báo Hàn Quốc Thelec, Samsung sẽ bán bộ phận sản xuất mạch in linh hoạt cứng (RFPCB) ở Việt Nam vào tháng 8. Đây là một phần của Samsung Electro-Mechanics, công ty sản xuất các linh kiện cơ khí và điện tử cho các đối tác của tập đoàn Samsung. Hiện chưa rõ công ty nào mua lại nhà máy này.
Samsung Electro-Mechanics từng là nhà cung cấp bảng mạch và module không dây lớn nhất toàn cầu trước thời điểm gặp nhiều khó khăn, thua lỗ. Ngay sau khi đảm nhận vị trí CEO của công ty, ông Kyung Kye-hyun đã quyết định ngừng sản xuất dòng linh kiện này.
Samsung Electro-Mechanics sẽ bán lại nhà máy sản xuất bo mạch RFPCB dành cho iPhone tại Việt Nam.
Video đang HOT
Theo thông tin đăng tải trên trang của Samsung Việt Nam, nhà máy của công ty Samsung Electro-Mechanics Việt Nam (SEMV) được đặt tại khu công nghiệp Yên Bình, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Nhà máy hoàn thành giai đoạn 1 vào tháng 10/2014.
Thelec đưa tin, Samsung chỉ cung cấp 30% bảng mạch RFPCB dành cho iPhone 13, phần còn lại Apple sẽ mua từ 2 đối tác Hàn Quốc khác là BH (hơn 50%) và Youngpoong Electronics (hơn 10%).
Sang năm 2022, thị phần cung ứng RFPCB cho iPhone của BH có thể tăng lên 70% và Youngpoong chịu trách nhiệm 30% còn lại. Samsung Electro-Mechanics tiếp tục sản xuất RFPCB cho đến tháng 11. Riêng nhà máy tại Việt Nam sẽ bán lại cho đơn vị khác từ tháng 8.
Ban đầu, Samsung dự định bán lại mảng kinh doanh linh kiện không dây cho Chemtronics nhưng thỏa thuận bị hủy bỏ vào tháng 5. Do đó, hãng quyết định cắt giảm sản xuất nhằm hạn chế thua lỗ.
RFPCB là linh kiện quan trọng trong iPhone. Nó được dùng để kết nối bo mạch chính với bảng điều kiển OLED. Tính cứng cáp và linh hoạt cho phép Apple thiết kế điện thoại của họ dễ dàng hơn. Đồng thời, RFPCB cũng gửi tín hiệu điện nhanh hơn.
Ngoài BH và Youngpoong, một số nhà cung cấp khác cũng có thể tham gia vào chuỗi cung ứng linh kiện của Apple sau khi Samsung rời đi.
Trước đây, Interflex đã cung cấp RFPCB cho bảng điều khiển cảm ứng và màn hình OLED của iPhone X vào năm 2017. Tuy nhiên, công ty này đã bị chấm dứt hợp đồng vì linh kiện không đạt yêu cầu của Apple.
Apple sợ phụ thuộc vào tấm nền OLED từ Samsung
Apple tìm cách đa dạng nguồn tấm nền màn hình cho iPhone chứ không lệ thuộc vào Samsung để tránh rủi ro về sản xuất và có giá thành tốt hơn.
Gần 80% iPhone bán ra năm ngoái của Apple dùng màn hình tấm nền của Samsung.
Theo báo cáo từ Gizmochina, năm ngoái Samsung cung cấp 78% tổng số tầm nền OLED cho các dòng iPhone của Apple. Đây là lý do khiến Apple thúc đẩy quá trình tìm kiếm đối tác mới. Hai công ty được Apple nhắm đến là LG Display và BOE của Trung Quốc. Với hướng đi mới, nhà sản xuất iPhone sẽ giảm tỷ lệ của Samsung xuống 65,1%. Theo đó, LG sẽ chiếm 29,6% và BOE là 5,3%.
Trong năm 2021, Apple sẽ cần 169 triệu tấm nền OLED cho iPhone mới. Hãng sẽ đặt hàng Samsung khoảng 110 triệu chiếc và 50 triệu chiếc từ LG. Số còn lại thuộc BOE.
Sau khi đóng bộ phận LG Mobile, công ty Hàn Quốc đang dồn sức cho năng lực sản xuất TV và tấm nền hình. Hãng mong muốn chiếm được nhiều đơn đặt hàng hơn từ đối thủ đồng hương Samsung.
Báo cáo cũng cho thấy sự sụt giảm "miếng bánh thị phần" của Samsung sẽ lớn hơn so với dự đoán ban đầu. Với Apple, việc có thêm nhiều đối tác cung cấp màn hình OLED sẽ mang lại nhiều lợi ích. Danh mục đa dạng giúp công ty đàm phán giá tốt hơn với các đối tác và năng lực cung cấp sẽ được đảm bảo khi có vấn đề xảy ra với một trong các nhà cung cấp.
Theo các chuyên gia trong ngành, cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng năm ngoái mang lại cho Apple bài học lớn. Phần lớn việc sản xuất linh kiện iPhone ở Trung Quốc và công ty có trụ sở ở Cupertino (Mỹ) đã phải vật lộn trong nhiều tháng để đảm bảo nguồn cung đầy đủ ra thị trường. Lần đầu sau hơn 10 năm ra mắt iPhone, Apple đã phải lùi lịch ra mắt để đảm bảo đủ sản lượng yêu cầu.
Nguy cơ rác độc hại chất núi từ cách mạng xe điện Nỗ lực thúc đẩy cắt giảm khí thải trong cách mạng xe điện có thể dẫn tới hàng triệu tấn rác độc hại bị thải ra từ những khối ắc quy hết hạn. Sân bay Coventry từng là căn cứ chủ chốt của các đơn vị không quân Anh trong chiến tranh, nhưng nó sẽ sớm trở thành nơi khởi nguồn cuộc cách...