SAM Holdings (SAM): 6 tháng đầu năm lợi nhuận đạt 7,5 tỷ đồng, giảm 55,4%
Công ty cổ phần SAM Holdings (Mã chứng khoán SAM – sàn HOSE) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2020.
Theo đó, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu quý II/2020 đạt 314,4 tỷ đông, lợi nhuận sau thuế là 5,5 tỷ đồng, lần lượt giảm 51,9% và tăng 41% so với cùng kỳ năm trước. Trong quý II/2020, biên lợi nhuận gộp giảm từ 9,2% về còn 3,3%.
Trong kỳ, doanh nghiệp bất ngờ ghi nhận hoàn nhập dự phòng chứng khoán kinh doanh, tổn thất đầu tư là 148,6 tỷ đồng, điều này dẫn tới chi phí tài chính âm 85,9 tỷ đồng. Nếu loại bỏ các giao dịch, lợi nhuận hoạt động kinh doanh cốt lõi (Lợi nhuận hoạt động kinh doanh cốt lõi bằng lợi nhuận gộp – chi phí bán hàng – chi phí quản lý doanh nghiệp) là âm 23,5 tỷ đồng, cùng kỳ ghi nhận dương 27,9 tỷ đồng.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm, SAM Holdings ghi nhận doanh thu 806,2 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 7,5 tỷ đồng, lần lượt giảm 31,2% và 55,4% so với 6 tháng đầu năm 2019. Như vậy, 6 tháng, doanh nghiệp chỉ mới hoàn thành được 17% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, biên lợi nhuận gộp giảm từ 9,6% về 5,1% và biên lợi nhuận ròng giảm từ 1,4% về còn 0,9%. Hiệu quả kinh doanh ROA là 0,1% và ROE là 0,3%.
Video đang HOT
Trong năm 2020, doanh nghiệp đặt kế hoạch tổng doanh thu là 3.107,7 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 123,8 tỷ đồng, lần lượt tăng 2% và giảm 9% so với thực hiện năm 2019. Ngoài ra, doanh nghiệp còn dự kiến chia cổ tức 3% hoặc theo kế hoạch điều chỉnh.
Tính tới 30/06/2020, tổng tài sản của doanh nghiệp tăng 8,4% lên 5.649,4 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu là khoản phải thu ngắn hạn trị giá 1.846,7 tỷ đồng, chiếm 32,7% tổng tài sản; đầu tư tài chính dài hạn trị giá 1.447,9 tỷ đồng, chiếm 25,6% tổng tài sản; tài sản cố định là 755 tỷ đồng, chiếm 13,4% tổng tài sản; tồn kho là 558,7 tỷ đồng, chiếm 9,9% tổng tài sản.
Trong kỳ, phải thu ngắn hạn có dấu hiệu tăng 27,3%, tương ứng tăng 395,7 tỷ đồng lên 1.846,7 tỷ đồng.
Đóng cửa phiên giao dịch 3/8/2020, cổ phiếu SAM tăng nhẹ 100 đồng lên 11.300 đồng/CP.
Địa ốc Sài Gòn: Doanh thu thuần quý I chưa bằng 50% lợi nhuận
Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn (mã SRG, sàn HoSE) đạt lợi nhuận trước thuế quý I/2020 là 29,2 tỷ đồng, tăng 24% so với quý I/2020.
Địa ốc Sài Gòn còn có tên viết tắt là SAIGONRES
Theo đó, lợi nhuận sau thuế của công ty này là 23,2 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu thuần quý I/2020 đạt 11,4 tỷ đồng, theo đó chưa bằng 50% so với kết quả lợi nhuận của công ty này, tuy nhiên, doanh thu thuần vẫn tăng được tới 48% so với quý I/2019. Doanh thu thuần tăng do tăng doanh thu các dự án tại công ty con.
Nguồn thu của Địa ốc Sài Gòn chủ yếu đến từ doanh thu hoạt động tài chính, với kết quả quý I/2020 lên tới 44,9 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ. Doanh thu hoạt động tài chính tăng do tăng doanh thu chuyển nhượng vốn.
Chi phí hoạt động tài chính là 9,3 tỷ đồng, tăng 298% so với cùng kỳ do phát sinh tăng chi phí lãi vay.
Chi phí quản lý doanh nghiệp đạt gần 10 tỷ đồng, tăng 4% cùng kỳ; thu nhập khác là 193 triệu đồng, giảm 72% so với cùng kỳ; chi phí khác là 102 triệu đồng, giảm 53% so với quý I/2019.
Địa ốc Sài Gòn có vốn điều lệ 455,4 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 716 tỷ đồng, nợ phải trả là 1.511,3 tỷ đồng.
Cuối quý I/2020, Địa ốc Sài Gòn vừa nhận chuyển nhượng 20% phần vốn góp tại dự án Khu nhà ở phía Nam đường Xuyên Á từ Công ty Cổ phần Địa ốc 9.
Dự án Khu nhà ở phía Nam đường Xuyên Á nằm tại Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh với tổng mức đầu tư là 274 tỷ đồng.
Dự án do Công ty Xây dựng và Kinh Doanh Nhà Chợ Lớn (nay là Công ty Cổ phần Đầu tư và Địa ốc Sài Gòn Chợ lớn) làm chủ đầu tư được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích sử dụng 43 ha với tổng số căn nhà ở dự kiến là 1.246 căn, gồm 579 căn nhà liên kế, 438 căn nhà ô phố, 229 căn nhà biệt thự, quy mô dân số dự kiến 5.500 người.
Theo kế hoạch 2020,Địa ốc Sài Gòn dự kiến lợi nhuận trước thuế 175 tỷ đồng, tỷ lệ chi trả cổ tức từ 15% đến 20%.
Chí Tín
Thiếu nước, nhiều thủy điện đối mặt áp lực lợi nhuận Tình hình thủy văn bất lợi khi dòng chảy đến các hồ chứa thuỷ điện thấp hơn nhiều so với trung bình nhiều năm dẫn đến việc khai thác các nhà máy thuỷ điện rất hạn chế. Tình trạng đó khiến hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong ngành không như kỳ vọng. Không chỉ sụt giảm doanh thu, lợi nhuận,...