Sám hối mỗi ngày mong được tha thứ
Thiếp tại phiên tòa phúc thẩm
Hại chết người anh ruột chỉ vì anh không cho các em góp tiền phúng viếng, Thiếp dằn vặt thì đã quá muộn. Trả giá bằng cả cuộc đời còn lại, mỗi ngày qua đi, phạm nhân này chỉ mong được thứ lỗi.
Ở tuổi 40, Phạm Văn Thiếp, trú tại xã Văn Khê, huyện Mê Linh, Hà Nội than, mình già rồi còn dại. Cái dại ấy đã khiến Thiếp trong gang tấc tước đi mạng sống của người anh ruột, người mà bị cáo không có mâu thuẫn gì trước đó. “Cũng chỉ vì tôi bức xúc thay các anh” – Thiếp nói.
Trong mấy anh em trai thì anh Phạm Văn Viên, anh cả, chỉ thân với Thiếp. Anh Phạm Văn Dán, Phạm Văn Mười xung khắc với anh Viên họ “bằng mặt mà không bằng lòng”. Cũng vì chấp nhặt mà anh Viên không đồng ý để hai người em này góp chung phong bì phúng viếng đám ma.
“Ngày 8-6-2009, tôi sang nhà anh Viên để góp tiền phúng viếng đám ma bà cô ruột mới mất. Tới nơi, không thấy anh em Dán, Mười, tôi có nói: Anh cho anh Dán và chú Mười đến góp tiền phúng để đi sang đám ma cho có anh có em. Nhưng anh Viên một mực từ chối, bảo không anh em gì với loại ấy” – Thiếp kể. Anh trai nói vậy, Thiếp hậm hực bỏ sang nhà anh Dán. Thiếp giục anh thứ sang nhà anh Viên cùng đi phúng đám ma nhưng Dán chỉ lặng thinh. Thái độ của 2 ông anh làm Thiếp thêm bực mình. Thiếp quay lại nhà anh cả rồi cùng mọi người đi viếng đám ma và ăn cơm ở đó. Tại đây, Thiếp gặp anh Dán. Rượu vào, hai anh em tán chuyện, nói xấu ông anh cả. Từ chuyện anh Viên cư xử không ra trưởng đến việc đối đãi với mẹ không ra gì. Dán bảo em đừng bận tâm nữa nhưng Thiếp vẫn đau đáu. Thiếp nảy ý định sát hại anh Viên. Thiếp đã vào bếp của gia chủ lấy một con dao, giấu vào người rồi cùng anh Dán ra nghĩa trang tìm anh Viên lúc này đang mang nước uống cho cánh đào huyệt.
Video đang HOT
Thấy anh Viên ngồi ở bờ ruộng, Thiếp hỏi: “Anh có phải là anh trai của chúng tôi không?”. Anh Viên buông thõng một câu: “Anh em gì với chúng mày”. Đến nước này, Thiếp rút dao đâm anh trai. Anh Viên vừa kêu vừa bỏ chạy, Dán và Thiếp bỏ về đám tang. Trên đường, Dán gợi ý cho Thiếp lên tỉnh Sơn La, chỗ Dán đang làm thợ xây, hòng trốn tránh. Trong khi Dán rẽ vào đám thì Thiếp nhờ anh Phạm Văn Lê chở mình đến khu cổng cá, thuộc xóm Đông, xã Văn Khê. Ở đây, Thiếp ném hung khí xuống ao bèo. Quay về nhà nhưng không thấy vợ, Thiếp rủ anh Nguyễn Văn Sản, hàng xóm, đi uống bia để vay 500 nghìn đồng. Anh Sản từ chối cho vay và đồng ý chở Thiếp đến thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Bị cáo trốn đến ngày 10-6-2009 thì quay về và bị bắt.
Cho đến giờ, hình ảnh Thiếp rúm ró trả lời tòa vẫn ám ảnh tôi. Thiếp tỏ ra day dứt vì đã hại chết anh trai và nước mắt lưng tròng khi bắt gặp ánh mắt của 2 đứa cháu ruột. Khẳng định, không có chút tư thù nào với anh ruột nhưng vì ngà ngà say mà Thiếp đã mất khôn.
Cũng ngày mở tòa ấy, người ta chú ý nhiều đến vợ của bị hại. Nỗi u uất hiện rõ trong ánh mắt sâu thẳm của người đàn bà sớm góa chồng. Chị không kiềm chế được bức xúc đã nói những lời cay nghiệt. Chỉ vào 2 đứa con mồ côi cha, chị nói, phải xử nghiêm khắc nhất đối với gã em chồng. Nghĩ tới mẹ chồng nhưng vợ nạn nhân không thể tha thứ cho Thiếp. Chị từ chối lời xin lỗi cũng như lời hứa sẽ chăm sóc mẹ con chị. “Đề nghị HĐXX tuyên bị cáo mức án tử hình. Có như vậy mẹ con tôi mới yên tâm, chồng tôi dưới suối vàng mới được thanh thản” – đại diện bị hại bức xúc. Vị chủ tọa hết lời phân tích, động viên và nói rằng, người mất không thể cứu được nhưng mối thâm tình thì truyền đời này sang đời khác. “Nếu không chấm dứt thù hận thì người khổ là những đứa trẻ” – HĐXX phân tích. Nghe vậy, vợ anh Viên khóc òa, phá vỡ bầu không khí căng thẳng trong phòng xử. Chị thổn thức, mộ chồng xanh cỏ mà em dâu, vợ của Thiếp, vẫn không hỏi thăm một câu.
Khi ấy, đại diện VKSND TP Hà Nội đề nghị tòa tuyên bị cáo 20 năm tù và HĐXX của TAND TP Hà Nội đã tuyên bị cáo mức án tù chung thân. Mong có cơ hội được trở về với xã hội, Thiếp kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tại phiên tòa phúc thẩm, gia đình Thiếp có xuất trình tài liệu thể hiện đã nộp 15 triệu đồng để bồi thường cho gia đình bị hại tại cơ quan THADS. Nhưng TAND TC cho rằng, đây chỉ là một phần tiền phải nộp theo quyết định của bản án sơ thẩm, không phải là tình tiết mới. Do đó, tòa y án sơ thẩm đối với bị cáo. Đối với Dán, có mặt tại hiện trường khi Thiếp dùng dao đâm anh Viên nhưng đã không tố giác hành vi phạm tội của Thiếp nhưng chỉ bị xử phạt hành chính. Anh Sản không biết việc Thiếp gây án, đã chở Thiếp đến thị xã Phúc Yên để trốn, CQĐT không đề cập xử lý.
Từ ngày thụ án tại Trại giam Vĩnh Quang, tỉnh Vĩnh Phúc, Thiếp lao động ở Đội 30, phân trại số 1. Hơn 2 năm qua, năm nào phạm nhân này cũng được Ban giám thị xếp loại khá. Sát hại anh trai mình, Thiếp bị người nhà ghẻ lạnh. Mẹ Thiếp vì quá đau xót cũng không đến dự tòa, chẳng ngó ngàng đến nghịch tử. Chồng mất sớm, bà cụ vất vả cả đời nuôi mấy anh em mà Thiếp không biết thương mẹ. Sau vụ án, hai người con dâu của bà (vợ Thiếp và vợ anh Viên) càng hiềm khích, khiến mẹ chồng ăn không ngon, ngủ không yên. Biết là muộn nhưng Thiếp vẫn tích cực cải tạo và mong một ngày, vợ con người anh ruột và cả mẹ tha thứ cho mình.
Theo 24h
Vụ dân phá trụ sở xã: PCT huyện nói dân hiểu lầm việc CA bắt người
Đó là khẳng định của ông Hoàng Anh Tuấn, phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh trao đổi với phóng viên báo GDVN về vụ phá UBND xã Tự Lập.
Trao đổi với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam, ông Hoàng AnhTuấn, phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh, Hà Nội - Tổ trưởng tổ Công tác giải quyết vụ việc này, cho biết, sự việc xảy ra tại thôn Phú Mỹ là do một số thanh niên thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng sang đánh thanh niên thôn Phú Mỹ, xã Tự Lập. Cùng đó, trên địa bàn hai xã này liên tiếp xảy ra nhiều vụ cố ý gây thương tích gây hậu quả nghiêm trọng.
Nhiều người dân thôn Phú Mỹ kéo ra UBND xã Tự Lập phản đối lệnh CA huyện Mê Linh bắt người
Vì thế, ngày 12/3/2012, Công an huyện Mê Linh tiến hành điều tra và đã làm rõ được các đối tượng gây ra thương tích cho anh Nguyễn Văn Thắng (xã Đạo Đức huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) xảy ra ngày 26/2/2012 gồm Lỗ Văn Trung (SN 1991), Trần Văn Niêm (SN 1991) và Phạm Chí Quyên (SN 1993) đều trú tại thôn Phú Mỹ, xã Tự Lập."Sự việc diễn ra giữa 1 số thanh niên thôn Phú Mỹ đánh người là Nguyễn Văn Thắng, khiến anh này phải nhập viện với thương tật 34% khi trên đường đi làm về qua thôn Phú Mỹ, vì họ cho rằng đó là thanh niên thôn Bạch Trữ. Trước sự việc đó, CA huyện đã mời một số thanh niên tại thôn Phú Mỹ đến CA xã và CA huyện Mê Linh để lấy lời khai phụ vụ công tác điều tra vụ việc. Qua quá trình điều tra, Công an huyện Mê Linh làm rõ các hành vi phạm tội của các đối tượng trên vì đã gây ra thương tích 34% cho anh Nguyễn Văn Thắng" - ông Hoàng Anh Tuấn nói.
Tuy nhiên, phía người dân thôn Phú Mỹ, xã Tự Lập thì việc anh Thắng bị thương tích là do anh này tham gia vào cuộc ẩu đả giữa thanh niên hai làng Phú Mỹ và Bạch Trữ. Việc dân bức xúc phá trụ sở UBND xã và nhà riêng của ông Chủ tịch xã Dương Văn Nhạn là do CA huyện Mê Linh chỉ mời những thanh niên thôn Phú Mỹ ra UBND xã Tự Lập để "trao đổi một số công việc" còn những thanh niên thôn Bạch Trữ cũng được lên CA huyện Mê Linh làm việc nhưng lại được thả ngay sau đó.
Bác Th. thôn Phú Mỹ cho biết: "Tại sao CA lại bắt con em vốn hiền lành không gây gổ với ai bao giờ"
"Tôi cũng nghe dân phản ánh việc này, nhưng người dân đã hiểu lầm việc bắt người của CA huyện vì họ cho rằng tại sao không bắt người thôn Bạch Trữ mà chỉ bắt người thôn Phú Mỹ. Người dân nghĩ CA xã phối hợp với CA huyện bắt người và không bảo vệ người dân thôn Phú Mỹ nên họ phản ứng quá khích, đập phá UBND xã Tự Lập và nhà của đồng chí Chủ tịch xã để đòi thả người" - ông Hoàng Anh Tuấn, cho hay.
Việc người dân phá trụ sở UBND xã và nhà chủ tịch xã Tự Lập là hành vi hủy hoại tài sản công và cá nhân
Thế việc bắt người của CA xã Tự Lập và CA huyện Mê Linh liên quan đến vụ việc nào? - PV đặt câu hỏi, thì ông Hoàng Anh Tuấn, giải thích: "Việc CA huyện Mê Linh bắt những người trên là liên quan đến việc vụ cố ý gây thương tích cho anh Thắng. Vì vụ việc này được làm rõ ngay, cần phải xử lý trước và các đối tượng này đã khai nhận rồi. Còn các vụ việc cố ý gây thương tích khác trên địa bàn hai thôn Phú Mỹ và Bạch Trữ vẫn đang được Ca huyện Mê linh tiếp tục điều tra, làm rõ".Cũng theo ông Hoàng Anh Tuấn, sự việc xảy ra tại thôn Phú Mỹ vừa qua chỉ là hành động tự phát của người dân có thể do bị một số ngưởi lợi dụng để kích động người dân đập phá trụ sở UBND xã Tự Lập và nhà riêng của Chủ tịch xã Dương Văn Nhạn. Việc treo kẻng để cảnh báo các vụ xô xát, ẩu đả vẫn còn mang tính chất làng quê, bảo vệ lẫn nhau cũng có thể là nguyên nhân bị lợi dụng và xúi giục một số người quá khích đập phá tài sản công. "Dù sự việc có như thế nào thì việc này cùng cần phải lên án và cần phải xử lý theo Pháp luật" - ông Hoàng Anh Tuấn nói.
Trước đó, báo Giáo dục Việt Nam đã phản ánh về tình hình ANTT phức tạp xảy ra tại xã Tự Tập (huyện Mê Linh - TP. Hà Nội) khiến nhiều người bị thương. Nghiêm trọng hơn là việc hàng trăm người dân đã kéo ra đập phá UBND xã và nhà của ông Dương Văn Nhạn Chủ tịch xã Tự Lập. Trước tình hình phức tạp đó, CA huyện Mê Linh cùng các lực lượng chức năng đã tiến hành điều tra các vụ việc gây mất ANTT trên địa bàn hai xã Tự Lập và Tiến Thắng. Đồng thời, CA huyện Mê Linh đã mời nhiều thanh niên ở thôn Phú Mỹ, xã Tự Lập để điều tra.
Theo Giáo Dục VN
Chuyện động trời ở Hà Nội: Lý giải việc dân phản đối lệnh CA bắt người CA huyện Mê Linh ra lệnh bắt những thanh niên thôn Phú Mỹ để điều tra vụ việc, nhưng người dân phản đối vì cho rằng: Không đúng người, bỏ lọt tội...? Vì sao CA huyện Mê Linh thả người? Theo báo cáo điều tra của Công an huyện Mê Linh, Hà Nội từ ngày 11 đến 26/2/2012, trên địa bàn hai xã...