Sám hối của thầy giáo chủ nhiệm cưỡng bức học trò
Khi bị cả trăm người vây khu nội trú của giáo viên, trốn trên trần nhà thầy giáo Phạm Văn Vân (nghi can cưỡng bức học sinh lớp 4) biết sự trừng phạt của pháp luật rồi sẽ tới.
Với kết quả học tập tốt trong trường sư phạm, Vân được chuyển thẳng làm công chức tại Phòng giáo dục và đào tạo Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Rồi thầy giáo trẻ tình nguyện về gieo chữ ở tiểu học Kỳ Sơn.
Và không ai ngờ nam giáo viên dạy giỏi ở huyện, được đồng nghiệp yêu quý này lại trở thành “con quỷ” với cô học trò lớp 4. Một buổi sáng đầu tháng 10/2009, Vân bảo trò Ly vào phòng của thầy ở khu nội trú trong khuôn viên trường lấy hộ giáo án. Đứa bé hồn nhiên làm theo, không ngờ Vân đi theo sau… Cầm cây thước dây, thầy chủ nhiệm nói sẽ may cho em bộ quần áo nhân dịp Tết Trung thu. Khi đứa trẻ ngạc nhiên và vui sướng cũng là lúc Vân bế thốc em đưa vào giường giở trò đồi bại.
Phạm Văn Vân theo cảnh sát về trại giam sau khi tòa tuyên án.
Ngay sau đó, trong lúc tập nghi thức đội, thấy máu Ly chảy xuống chân, Vân hốt hoảng bảo học trò về nhà thay đồ, mang quần áo bẩn sang cho thầy giặt giúp. Vân đưa Ly 2.000 đồng, dặn giữ kín chuyện vừa xảy ra trong phòng, nếu nói với ai sẽ bị đuổi học.
Video đang HOT
Về nhà, thấy thái độ bất an của con, mẹ Ly gặng hỏi và hành vi đồi bại của Vân bị lật tẩy. Trưa hôm đó, người thân của bé gái kéo tới bao vây nơi ở của Vân suốt nhiều tiếng. Họ bức xúc, la hét, đòi lấy mạng “yêu râu xanh”. Cảnh sát phải tăng cường một tiểu đội đến giải vây nam giáo viên đang run sợ trốn trên trần nhà. Với hành vi đồi bại đã gây ra, Vân bị kết tội hiếp dâm trẻ em, mang án 15 năm.
Giờ đây, trong trại giam Vân hối hận, ăn năn: “Tôi đã dẫm đạp lên tất cả chỉ vì một phút suy nghĩ nông nổi, lệch lạc và sự ham muốn dục vọng tức thời”.
Trên những trang viết gửi giám thị trại giam, Vân trải lòng: “Tôi đã chôn vùi mình trong sự sa đọa của bản thân. Từ người vun đắp ước mơ cho bao em thơ, tôi đã làm ô uế, bôi than trát trấu lên sự cao quý của ngành”.
Cán bộ trại Đồng Sơn (tỉnh Quảng Bình) cho biết, những ngày đầu mới nhập trại, Vân thường vi phạm quy chế và bị kỷ luật. Được quản giáo giúp đỡ động viên vượt qua những suy nghĩ lệch lạc, Vân đã cố gắng cải tạo tốt để được sớm trở về cộng đồng.
“Tôi đã thấu hiểu thế nào là sự đau khổ, mất mát. Tôi sám hối, quên đi những cái xấu để trở về với chân thiện mỹ”, phạm nhân Vân bày tỏ.
“Tôi mong mượn những dòng chữ này như lời nhắn nhủ với các bạn trẻ rằng phải có niềm tin; những mất mát đã qua, hãy đứng dậy trong bóng tối bằng niềm tin và hy vọng”, Vân trải lòng trong tâm sự gửi về Cục giáo dục phạm nhân khi tham gia cuộc thi Sự hối hận và niềm tin hướng thiện.
Theo VNEXpress
Lời sám hối của người phụ nữ sát hại chồng
Đang sống êm đềm, chỉ vì ghen tuông thiếu lý trí, kiềm chế mà Trần Thị Phẩm phạm tội giết người. Người mà Phẩm vung dao sát hại không ai khác chính là người đầu gối tay ấp mà chị ta từng thề thốt sẽ yêu thương suốt đời.
Tại Phân trại 2 Trại giam Cây Cầy (tỉnh Tây Ninh, trực thuộc Bộ Công an), nhắc lại quá khứ lỡ lầm, Trần Thị Phẩm rấm rứt khóc, miệng cứ liên tục thốt lên cụm từ... giá như... giá như!
Thượng úy Nguyễn Thị Hải Hòa, Tổ trưởng Tổ giáo dục Phân trại 2 Trại giam Cây Cầy cho biết, từ khi nhập trại đến nay, nữ phạm nhân xấp xỉ tuổi 30 này luôn thể hiện sự ăn năn, hối cải, bởi trong một phút giây thiếu kiềm chế, chị ta đã huỷ hoại hạnh phúc của chính mình, trở thành kẻ tội đồ mang tiếng nhơ khó gột sạch.
Gương mặt tròn, môi chẻ, tóc dài đen nhánh, thoạt nhìn Trần Thị Phẩm, nếu không biết trước, có lẽ chẳng ai nghĩ chị ta dám làm cái việc mà chẳng mấy người vợ đủ bản lĩnh để... hành sự. Khúm núm, sợ sệt, khi được động viên, sau một hồi mất bình tĩnh, Trần Thị Phẩm thì thào cho biết chị ta bị tòa tuyên án vào giữa tháng 5/2005 với mức án 7 năm tù giam. Khi tòa tuyên án, do Phẩm đang mang thai nên được cho tại ngoại để sinh nở và nuôi con nhỏ. Đến ngày 14/12/2009, Phẩm nhập trại để thi hành án.
Chúng tôi hỏi thăm về cháu bé, Trần Thị Phẩm cho biết cháu tên Hồ Gia Bảo. "Năm cháu được 3 tuổi thì em nhập trại, tính đến hôm nay cháu được 5 tuổi rồi" - Trần Thị Phẩm rấm rứt khóc.
"Em sinh ra tại một vùng quê nghèo ở xã Phước Lưu, huyện Trảng Bàng, là vợ của anh Hồ Tấn Bình, 34 tuổi, người cùng xã. Do anh Bình có máu trăng hoa, em khuyên mãi không được, khi phát hiện ảnh có nhân tình, em ức quá nên... làm chuyện dại dột" - Phẩm nhớ lại.
Phẩm kể, nghe nhiều người trong xóm đàm tiếu chuyện Hồ Tấn Bình cặp bồ với Nhung, nhân viên phụ bán quán cho chị ruột của Bình là chị Diệu, ở cách nơi vợ chồng Bình - Phẩm sống khoảng 300m, nên Phẩm bí mật theo dõi để làm rõ thực hư. "...Sau nhiều đêm bí mật theo dõi, một tối nọ, rồi em cũng bắt được quả tang. Hôm đó anh Bình dắt xe ra ngoài, bảo đi xem đá banh nhưng lại ghé quán của chị Diệu tìm cô Nhung nọ".
Trần Thị Phẩm hối hận về tội lỗi của mình.
Theo lời kể của Phẩm, tối hôm ấy quán đóng cửa, vợ chồng chị Diệu đi khỏi nhà, chỉ có người phụ nữ tên Nhung ở phòng trong, nên khi nghe Bình gọi tên Nhung, máu hoạn thư trong Phẩm bùng cháy: "Uất ức quá, nhìn thấy con dao cán vàng trên bàn, em điên cuồng lao tới chụp lấy rồi tung tay đâm từ phía sau trúng lưng anh Bình khiến ảnh ngã vật xuống nhà. Đâm xong em sợ quá chạy về báo với cha chồng, khi mọi người đưa anh Bình đi cấp cứu thì em ôm đồ lên xe tháo chạy xuống Sài Gòn".
Sau hơn 1 tháng trời chốn chui trốn lủi, khi biết người đầu gối tay ấp của mình không chết và được sự động viên của người thân, Trần Thị Phẩm về quê, đến Công an xã Phước Lưu đầu thú. Giữa tháng 5/2005, vụ án được TAND huyện Trảng Bàng đưa ra xét xử. Do Phẩm gây án lúc không kiểm soát được hành vi chứ không rắp tâm giết người, mặt khác do Phẩm đầu thú, phía bị hại là anh Hồ Tấn Bình cũng viết đơn bãi nại nên tòa tuyên Phẩm mức án 7 năm tù giam.
Trong quá trình trò chuyện với chúng tôi, phạm nhân Trần Thị Phẩm luôn tỏ ra ăn năn, hối cải. Phẩm nói chị ta rất may mắn khi được sự tha thứ của chồng: "Em gây nên tội lỗi không thể dung thứ nhưng ảnh bỏ qua, tháng nào ảnh cũng đến thăm và động viên em cố gắng cải tạo". Thị Phẩm khẳng định chính sự độ lượng ấy của chồng, và đặc biệt là sự quan tâm, khích lệ của các cán bộ quản giáo mà từ cảm giác hoang mang, lo sợ, chị ta đã dần cần bằng tinh thần, biết chấp nhận thực tại, suy nghĩ tích cực và đang nuôi nhiều hy vọng cho ngày về
Theo Dân Trí
Ba ngày buôn hàng cấm và 20 năm sám hối Đến khi trưởng thành, có gia đình riêng thì không may, chồng của Vân lại là kẻ nghiện ngập. Những cơn nghiện nặng đã khiến chồng Vân mất sớm vì sốc thuốc. Lã Khánh Vân dấn thân vào con đường buôn bán "chất trắng". Lã Khánh Vân, SN 1974, thường trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, sinh ra trong một gia...