SAM-2 Việt Nam: Kỳ tích 3 tên lửa diệt 4 máy bay
Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, lực lượng phòng không Việt Nam đã lập kỳ tích với 3 quả tên lửa S75 Dvina (SAM2) diệt 4 máy bay Mỹ.
Ra quân trận đầu diệt 3 máy bay F-4 “Con ma”
… mùa xuân năm 1965, nhóm chuyên gia tên lửa Liên Xô đầu tiên đến Hà Nội theo yêu cầu của lãnh đạo Việt Nam vào để huấn luyện bộ đội phòng không về kỹ thuật và chiến thuật tác chiến của các hệ thống tên lửa phòng không S-75 Dvina Liên Xô, được đánh giá là hiện đại nhất thế giới lúc bấy giờ.
Trong trận đánh đầu tiên ngày 24 tháng 7 năm 1965 (sau 3 tháng huấn luyện), các trung đoàn bộ đội tên lửa Việt Nam chưa thể độc lập chiến đấu, bởi thậm chí họ còn chưa thực hành được nhiều nên các trận đánh trong giai đoạn đầu tiên sẽ có các cố vấn của Liên Xô trực tiếp chỉ đạo chiến đấu.
Các chuyên gia tên lửa Liên Xô là 2 thiếu tá Boris Mozhaev và Ivan Ylinysh cùng với ban chỉ huy và các kỹ thuật viên tên lửa Việt Nam đã sử dụng chiến thuật “phục kích” đường máy bay Mỹ bay vào Hà Nội, ở khu vực Suối Hai-Sơn Tây, cách phía Đông Bắc thủ đô 50 km.
2 cụm chiến đấu được triển khai trong đêm 24-7 với tổng cộng 3 bệ phóng. Các chiến sỹ dẫn mục tiêu đã không ra khỏi cabin toàn kim loại trong vòng 12-14 giờ, trong thời tiết nắng nóng vô cùng gay gắt của tháng 7, khi nhiệt độ buồng lái có lúc lên đến 70 độ C, bất kể đã có người ngất xỉu do căng thẳng thần kinh và ngạt thở.
Nhưng ở thời điểm quan trọng, cả người chiến sĩ lẫn máy móc thiết bị và những quả tên lửa S-75 Dvina của Liên Xô đã không để nhân dân Việt Nam phải thất vọng.
Việt Nam đã làm lên tên tuổi lẫy lừng cho hệ thống phòng không S-75 Dvina (SAM-2) của Liên Xô
Đầu buổi chiều ngày 24-7-1965, bốn chiếc “Con ma” (biệt danh của loại máy bay tiêm kích bom F-4 Phantom II) của Mỹ bật đèn chuyển hướng, bay vào hành lang mà tên lửa ta đang phục kích. Chúng bình tĩnh bay với tốc độ không lớn, ở độ cao mà súng cao xạ không thể với tới và tin là mình bất khả xâm phạm.
Vào lúc 14 giờ 40 phút ngày 24 tháng 7 năm 1965, lần đầu tiên trong cuộc chiến tranh Việt Nam, tên lửa của Liên Xô đã trút lửa vào những chiếc máy bay của Mỹ. Nhóm Mozhayev và Nguyễn Văn Thanh bắn rơi 2 máy bay, nhóm Ilyinykh và Nguyễn Văn Ninh bắn rơi 1 chiếc khác.
Video đang HOT
Kỳ tích Việt Nam: 3 tên lửa diệt 4 máy bay, hạ B-52 đầu tiên
Ngay sau khi thắng trận đầu, lực lượng phòng không non trẻ của Việt Nam, dưới sự cố vấn của các chuyên gia Liên Xô đã lập một kỳ tích vô tiền khoáng hậu trong lịch sử quân sự thế giới là sử dụng chỉ 3 quả tên lửa nhưng bắn hạ tới 4 máy bay.
Vào giữa tháng 8 năm 1965, bốn vị trí phục kích đã được thiết lập tại các tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình.
Trong trận đánh này, sư đoàn phòng không Việt Nam do chuyên gia Boris Mozhayev làm cố vấn (là sư đoàn bắn rơi máy bay Mỹ trong trận đầu tiên), đã bắn hạ thêm 3 chiếc nữa. Còn sư đoàn do Ivan Proskurnin chỉ đạo đã phóng 3 quả tên lửa mà tiêu diệt được 4 chiếc máy bay Mỹ!
Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 65, Trung đoàn 236 lắp ráp, ngụy trang tên lửa chuẩn bị cho trận đánh ngày 24-7-1965
Đây là một kỷ lục mà cả thế giới không có nước nào làm được bởi thông thường, xác suất 3 tên lửa diệt 1 máy bay đã là quá cao!
Khi đó, phi công Mỹ coi là khu vực phía Nam của miền Bắc Việt Nam là “vùng an toàn” và bay với mật độ dày đặc. Vì vậy, một chiếc máy bay Mỹ bị trúng mảnh vỡ của quả tên lửa đã nổ tung và bắn vào một chiếc khác bay gần bên cạnh, khiến cả 2 chiếc máy bay đồng thời bị tiêu diệt bởi 1 quả tên lửa!
Sau đó, không quân Mỹ ngừng các chuyến bay trong khu vực phía Nam Trung bộ trong hai tuần liền. Không thể tin rằng tên lửa của Liên Xô có khả năng cơ động trên mặt đất cao như vậy, phía Mỹ cho rằng máy bay Mỹ bị bắn rơi bởi tên lửa phòng không tầm siêu xa của Liên Xô bố trí gần Hà Nội!
Ngoài ra, siêu pháo đài bay B-52 (lúc đó được mệnh danh là “Con ngáo ộp trên không”) đầu tiên cũng đã bị bắn rơi bởi một trận địa tên lửa S-75 Dvina, được bộ đội phòng không Việt Nam đưa vào phục kích ở phía Bắc vĩ tuyến 17, ngày 4 tháng 2 năm 1967.
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc chê S-75 Dvina lạc hậu,Việt Nam nâng tầm thế giới
Trong kháng chiến chống Mỹ, chuyên gia ViệtXô đã đáp trả xứng đáng việc Trung Quốc tung tin Liên Xô cung cấp cho Việt Nam tên lửa S75 Dvina lạc hậu.
Trong thơi gian cuộc kháng chiến chông Mỹ, cac tổ hợp tên lửa phòng không "Dvina" của Liên Xô đã trở thành một lá chắn đáng tin cậy trên bầu trời Viêt Nam. Tuy nhiên, đã có lúc Trung Quốc từng tung tin Liên Xô cung cấp cho Việt Nam tên lửa S-75 lạc hậu.
Và các chuyên gia Việt-Xô đã đáp trả như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu điều này.
Trong các cuộc họp hồi tháng 2 năm 1965 tại Hà Nội, lãnh đạo câp cao của hai nươc đa đat đươc thoa thuân vê viêc Liên Xô cung câp cho Viêt Nam cac tô hơp "Dvina" và đến tháng 4, các tô hơp đầu tiên đa đươc chuyên giao cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cùng với cac tô hơp tên lưa phong không, Liên Xô đa cư sang Hà Nội một nhom chuyên gia quân sư đê đao tao va huân luyên cac chiến sĩ tên lửa Việt Nam, bơi viêc quan ly tô hơp tên lưa đoi hoi chuyên môn cao chi co thê đạt được qua quá trình đào tạo và huấn luyện bắn tên lửa.
Cac chuyên gia quân sư của Liên Xô được giao nhiệm vụ trong thời gian ngắn nhất phải đao tao và đưa vao hoat đông hai trung đoàn tên lửa phong không của Quân đội nhân dân Việt Nam là Trung đoàn 236 và Trung đoan 238.
Ơ ngoai ô Hà Nội đa thanh lâp hai trung tâm huấn luyện, đào tạo bộ đội tên lửa phòng không cho các trung đoàn đầu tiên của lực lượng tên lửa phòng không Việt Nam.
Khi đo tinh hinh quân sư ơ Viêt Nam la rất phưc tap, My hang ngay không kich ôn at vao lanh thô miên Băc vi thê cac chuyên gia Liên Xô đa đươc đat ra nhiêm vu đào tạo cac chiên si tên lưa trong thời gian ngăn kỷ lục chỉ có bốn tháng.
Tên lửa phòng không S-75 Dvina đã lập những chiến công lừng lẫy ở Việt nam
Trung sĩ Nikolai Kolesnik là một thành viên của nhóm chuyên gia tên lửa đầu tiên đặt chân đến Viêt Nam. Ông nhơ ro Thiếu tá Nguyễn Văn Tuyên, Trung đoàn trương Trung đoan 236, ngươi noi gioi tiêng Nga vi vừa mới tốt nghiệp Học viện quân sự ơ Liên Xô.
Con ngươi chỉ huy của một tiểu đoàn là Đai uy Hồ Sy Hữu đa tôt nghiêp Học viện Quân sự Chỉ huy Phòng không cua Liên Xô vào năm 1964.
Ông Nikolay Kolesnik cho biết rằng, vào thời điểm đó, các si quan của trung đoàn đa được huy động từ rất nhiều đơn vị quân đội khác nhau, với đầy đủ tất cả các thành phần, từ chiến sĩ lái xe tăng, pháo thủ, và thậm chí cả nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng máy bay.
Hầu hết cán bộ đều đã tôt nghiêp khóa đào tạo ngắn hạn và hêt sưc cô găng năm vưng kỹ thuật quân sự. Nhưng ngươi nay đã làm quen với kỹ thuật nhưng chỉ ở một mức độ nào đó. Va trong số những người lính còn co nhưng chàng trai chưa hê tiếp cận những ky thuât phức tạp hơn xe đạp.
Tất nhiên, nhiêm vu huân luyên nhưng ngươi nay la rất phưc tap nhưng như chúng ta vẫn thương noi, nêu co y chí thi có thể học được bất cứ thứ gì. Do đó, các chuyên gia kỹ thuật Liên Xô và chiến sĩ tên lửa Việt Nam đã làm việc tới 15 giờ một ngày.
Cac chiến sĩ Việt Nam có y chí hoc tâp tuyệt vời, vi thê cac chuyên gia quân sư không có nghi ngờ rằng, trong 4 tháng họ sẽ nắm vững tất cả thao tác sử dụng tổ hợp tên lửa.
Các chuyên gia quân sự Liên Xô huấn luyện tên lửa và các học viên Việt Nam tháng 5 năm 1965
Tuy nhiên, ngay sau đó lãnh đạo quân đội Viêt Nam đa đưa ra nhiêm vu căt giảm thời hạn đào tạo, đê cac tô hơp tên lưa đươc đưa vào vị trí chiến đấu cang sơm cang tôt. Điều này được giải thích là do thiệt hại do cac máy bay Mỹ gây ra càng ngày càng lớn.
Tuy nhiên, ông Kolesnik cho biết, khi đó còn có một giải thích "ngầm" là lãnh đạo quân đôi Việt Nam muốn kiểm tra xem liêu tin đồn do giơi quân sự Trung Quốc tung ra là "dương như Liên Xô cung cấp cho Việt Nam cac thiết bị quân sự cũ kỹ và lỗi thời" là thật hay không?
Việt-Xô đáp trả tin đồn Trung Quốc về S-75 lạc hậu
Vào giữa tháng 7 năm 1965, tất cả lực lượng và trang bị của Trung tâm huấn luyện, đào tạo bộ đội tên lửa phòng không cua Trung đoàn 236 được lệnh kết thúc sớm giai đoạn đào tạo và lập tức lên đương, cơ động vào vị trí đã định, bắt đầu giai đoạn thực chiến.
Và chính trong tháng này, các quân nhân Việt Nam và Liên Xô đã đáp trả tin đồn về S-75 Dvina lạc hậu của Trung Quốc bằng cách bắn rơi hàng loạt máy bay Mỹ và ngày 24 tháng 7 năm đó đã được lấy làm Ngày thành lập lực lượng tên lửa Việt Nam.
Theo_Báo Đất Việt
Kỳ tích hơn hai năm ngồi xe lăn du lịch xuyên Trung Quốc Một người đàn ông bị liệt nửa người đã vượt quãng đường hơn 5.670 km trên chiếc xe lăn để khám phá Trung Quốc. Anh Quan Peng, đến từ tỉnh Cam Túc ở miền tây Trung Quốc, đã khởi hành từ Bắc Kinh vào tháng 8-2014 và đến thăm 43 TP và thị trấn tại năm tỉnh. Trong sáu tháng tới, anh hy...