Saipem muốn giữ vai trò lâu dài trong thị trường LNG châu Phi
Châu Phi là một trong những địa điểm năng động nhất về mặt phát triển các dự án cơ sở hạ tầng khí đốt tự nhiên hoá lỏng (LNG).
Vì thế, đây là cơ hội vàng với Saipem, công ty đã trúng thầu nhiều dự án LNG ở châu Phi trong những năm gần đây.
Đại diện Saipem và Nigeria ký thỏa thuận hợp tác
Video đang HOT
Công ty Kỹ thuật dầu khí Saipem (Ý) cho biết châu Phi sẽ là trọng tâm chiến lược phát triển trong vài năm tới. Theo Giám đốc khai thác Saipem, Maurizio Coratella, để khai thác tiềm năng từ thị trường LNG, công ty sẽ phát triển cơ sở hạ tầng LNG trong dài hạn.
Với kinh nghiệm hoạt động lâu năm ở châu Phi, tôn chỉ hiện nay của công ty là trở thành đối tác đặc quyền của tất cả các dự án LNG trong hiện tại và tương lai. “Thị trường LNG đang phát triển ở châu Phi. Các nước Phi châu như Mozambique và Nigeria cũng có trữ lượng khí đốt rất nhiều. Do đó, rất có thể châu Phi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công suất trong tương lai gần”, ông Coratella cho biết.
Saipem hiện có 2 hợp đồng kỹ thuật và xây dựng. Ở Mozambique, công ty sẽ xây dựng 2 dây chuyền sản xuất LNG cho nhà máy Mozambique LNG. Còn ở Nigeria, công ty sẽ cho mở rộng hoạt động sản xuất LNG qua việc xây dựng dây chuyền sản xuất LNG thứ 7 cho nhà máy Nigeria LNG. Ông Coratella hy vọng một ngày nào đó Saipem cũng sẽ xây dựng dây chuyền sản xuất LNG thứ 7 tại Mozambique LNG.
Theo Saipem, tuy tỉnh Cabo Delgado có an ninh bất ổn, công việc vẫn đang được tiến hành theo kế hoạch. Công ty cũng cố gắng đảm bảo các yêu cầu về mức độ nội địa hóa.
Thu hút sự hợp tác của các nhà thầu địa phương, sử dụng trung tâm đào tạo chuyên dụng để chuyển giao kiến thức và tăng cường năng lực tại chỗ cũng nằm trong trọng tâm kế hoạch phát triển LNG ở Mozambique của Saipem.
Công ty cũng đang phát triển các dự án ở Ai Cập, Nam Phi và nhiều nước khác.
Sạt lở mỏ vàng tại Burkina Faso làm ít nhất 11 người thiệt mạng
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/3, Bộ Mỏ Burkina Faso cho biết ít nhất 11 người đã thiệt mạng và 3 người bị thương trong vụ sạt lở đất ở một mỏ khai thác vàng thủ công ở phía Bắc của nước này.
Ít nhất 11 người đã thiệt mạng và 3 người bị thương trong vụ sạt lở. Nguồn: Getty Images
Thông báo của Bộ Mỏ Burkina Faso cho biết vụ lở đất xảy ra đêm 27 rạng sáng 28/2 tại một địa điểm khai thác vàng thủ công ở làng Imyiré, nằm cách Kongoussi khoảng 30 km. Một cuộc điều tra đang được tiến hành để xác định nguyên nhân vụ tai nạn và hiện vẫn chưa biết chính xác số người ở trong mỏ khi trận lở đất xảy ra.
Theo các nhân chứng, nguyên nhân có lẽ do "dầm bị sập gây ra lở đất trong các tầng". Trong khi đó, quan chức địa phương đề cập đến việc sử dụng thường xuyên chất nổ lậu trong các mỏ khai thác cũng là nguyên nhân chính dẫn đến các vụ sạt lỡ ở địa phương này.
Ở Burkina Faso, những trận lở đất chết người thường xuyên xảy ra, đặc biệt là vào mùa Đông, và chính quyền phải vật lộn để kiểm soát nạn khai thác vàng trái phép vốn đã trở thành một ngành kinh tế chiến lược trong hàng chục năm qua của quốc gia nghèo với 20 triệu dân này.
Từ 400 kg vào năm 2007, sản lượng khai thác vàng chính thức ở Burkina Faso tăng lên hơn 52 tấn vào năm 2018, theo số liệu mới nhất được biết từ Phòng Mỏ Burkina. Hoạt động khai thác vàng, chiếm 13,13% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), năm 2018 đã mang lại khoảng 2 tỷ euro cho ngân sách Nhà nước. Ngành vàng chính thức sử dụng 15.000 việc làm trực tiếp và 50.000 việc làm gián tiếp. Tuy nhiên, theo Bộ Mỏ, lĩnh vực thủ công, hay còn gọi là nghề luyện vàng, sử dụng 1,5 triệu người và tạo ra sản lượng bổ sung hàng năm khoảng 10 tấn vàng.
Theo một nghiên cứu của Cơ quan quan sát Kinh tế và Xã hội, một số nhóm thánh chiến cũng tham gia khai thác vàng tại Burkina Faso và thu được lợi nhuận đáng kể từ đó để tài trợ cho các hoạt động của họ.
Thế giới có trên 114,7 triệu ca mắc COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, đến 22h00 ngày 1/3, trên toàn thế giới có 114.770.663 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 2.544.694 ca tử vong. 90.317.664 bệnh nhân đã phục hồi. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) được tiêm vaccine phòng COVID-19 tại bệnh viện ở New Delhi, ngày 1/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Mỹ vẫn là quốc gia chịu...