Saigontel mượn vốn của công ty liên kết với lãi suất siêu thấp
Công ty cổ phần công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT) vừa có kế hoạch mượn vốn của công ty liên kết.
Nợ phải trả của Saigontel hiện cao hơn khá nhiều vốn chủ sở hữu
Theo đó, Công ty cho Saigontel mượn vốn là Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Phát triển Hưng Yên.
Video đang HOT
Số tiền mượn là 540 tỷ đồng, lãi suất mượn chỉ 1%/năm và thời hạn mượn là 2 năm kể từ ngày giải ngân.
Về kinh doanh, quý I/2021, Saigontel đạt doanh thu thuần 80,9 tỷ đồng (cùng kỳ là 88,9 tỷ đồng); lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 11,8 tỷ đồng (cùng kỳ đạt 3,3 tỷ đồng).
Về cơ cấu tài chính, tính đến ngày 31/3/2021, Saigontel có quy mô nợ phải trả là 2.764,7 tỷ đồng, lớn gấp 2,8 lần so với vốn chủ sở hữu cùng thời điểm.
Theo thông tin chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021, Saigontel dự kiến có kế hoạch sẽ thu xếp nguồn vốn khoảng từ 1.000 tỷ đồng đến 1.500 tỷ đồng thông qua việc tăng vốn cũng như huy động từ các đối tác chiến lược, vay tín dụng ngân hàng và phát hành trái phiếu doanh nghiệp để tiến hành triển khai các dự án nêu trên và bổ sung nguồn vốn kinh doanh cho công ty.
Trong năm 2021, Công ty dự kiến sẽ tập trung phát triển mạnh và vận hành hệ thống điện mặt trời áp mái với hơn 50MW công suất.
ABBANK thông qua kế hoạch tăng vốn lên hơn 9.409 tỷ đồng
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 của Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK), ABBANK đã thông qua nội dung quan trọng về lộ trình tăng vốn điều lệ lên hơn 9.409 tỷ đồng vào cuối năm nay đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt 1.973 tỷ đồng.
Chủ tịch HĐQT Đào Mạnh Kháng cùng đoàn chủ tọa khai mạc ĐHCĐ ABBANK 2020
Cụ thể, ABBANK thông báo kế hoạch kinh doanh 2021 với những chỉ tiêu tài chính cơ bản, bao gồm: Tổng tài sản đạt 120.217 tỷ đồng (tăng 3% so với năm 2020); Lợi nhuận trước thuế đạt 1.973 tỷ đồng (tăng 44%); Đặt mục tiêu duy trì tỷ suất RoE ở mức 16,9%, RoA: 1,3% và kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3% trên tổng dư nợ.
Bên cạnh đó, Đại hội đồng cổ đông cũng đã thông qua nội dung quan trọng về lộ trình tăng vốn của ABBANK theo hai đợt với tổng mức tăng 64,7% so với thời điểm 31-12-2020 với tỉ lệ 100% phiếu thuận.
Theo đó, vốn điều lệ của ABBANK sẽ tăng từ hơn 5.700 tỷ đồng hiện nay lên hơn 9.409 tỷ đồng vào cuối năm 2021. Số vốn tăng thêm này sẽ được sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh doanh của ngân hàng trong 2021 và giai đoạn trung hạn 2021-2025 (đặc biệt là phát triển kênh kinh doanh trên nền tảng số), hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững.
Cổ đông bỏ phiếu thông qua các tờ trình tại ĐHCĐ
Ngoài ra, ABBANK cũng xác định kế hoạch kinh doanh trong 5 năm tới (2021-2025) là nằm trong Top 8 ngân hàng tư nhân có ROE tốt nhất; sẽ có khoảng 2 triệu khách hàng hoạt động và thu từ hoạt động dịch vụ chiếm 20% trở lên, thu từ hoạt động mảng khoa học công nghệ phải chiếm từ 70% trở lên.
Nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới của ABBANK là nâng cao chất lượng dịch vụ, khai thác thêm tập khách hàng và gia tăng số lượng sản phẩm được sử dụng trên 1 khách hàng, từ đó, thúc đẩy và tăng tỷ trọng nguồn thu từ phí dịch vụ trong tổng thu nhập.
Chú trọng đào tạo thợ lành nghề, bậc cao Theo thống kê của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, sau khi ra trường, hơn 80% số người học nghề có việc làm với mức thu nhập tốt. Từ những tín hiệu tích cực này, Hà Nội sẽ tiếp tục chú trọng công tác đào tạo thợ lành nghề, thợ bậc cao nhằm tạo đột phá trong giáo...