Sai phạm tại Trường ĐH Đồng Nai: Cách chức Hiệu trưởng nhưng vẫn “bỏ lọt” sai phạm
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã ký quyết định kỷ luật cách chức ông Trần Minh Hùng (Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Nai) từ ngày 10/6.
Ông Trần Minh Hùng (trái) nhận hoa chúc mừng khi được tái bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Nai (2018) và ông Phan Văn Thanh (cựu Trưởng phòng KHTC trường, vừa bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ Đảng).
Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy phát hiện số tiền bỏ ngoài sổ sách 63 tỷ đồng cùng nhiều sai phạm lớn khác. Nhưng mức xử lý đối với một số người chưa thể hiện đúng bản chất sai phạm.
Có dấu hiệu hợp thức hóa chứng từ
Theo UBKT Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Đảng ủy Trường ĐH Đồng Nai (nhiệm kỳ 2015 – 2020) và cá nhân ông Trần Minh Hùng (nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Nai) phải chịu trách nhiệm về các khuyết điểm, vi phạm là buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra giám sát, quản lý đảng viên. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cơ quan không thông qua Hội nghị Cán bộ công chức, viên chức. Nhiều nội dung trong quy chế không căn cứ pháp luật.
Kết luận của UBKT chỉ ra, việc thực hiện gói thầu mua sắm tài liệu, giáo trình phục vụ giảng dạy và học tập năm 2018, 2019 vi phạm Luật Đấu thầu, Luật Ngân sách, Luật Kế toán và Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Nó đã gây lãng phí tài sản Nhà nước số tiền trên 6,2 tỷ đồng và thất thoát số tiền trên 136 triệu đồng.
Thực hiện cho thuê tài sản công, không tuân thủ giá trúng thầu đấu giá, tự ý giám sát khi ký hợp đồng và giảm giá theo đơn của người thuê. Vi phạm Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước và Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Những việc này gây thất thoát ngân sách Nhà nước số tiền trên 391 triệu đồng.
Không cân đối nguồn thu học phí của các lớp bồi dưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp (CDNN) để chi tiền tài liệu, xăng xe công tác… cho các lớp CDNN, đã lập dự toán rút tiền ngân sách để chi số tiền trên 1,4 tỷ đồng
Phân công giảng viên giảng dạy không đủ tiêu chuẩn theo các quy định của Bộ GD&ĐT. Chấm thi, chấm bài thu hoạch không đúng quy chế chấm thi học phần. Thực hiện liên kết đào tạo không tuân thủ đúng hợp đồng đã ký kết. Một số trường hợp liên kết đào tạo không thiết lập hợp đồng nhưng vẫn trích tỷ lệ phần trăm là tùy tiện.
Quản lý nguồn thu, nhiệm vụ chi từ các hoạt động dịch vụ đào tạo không hạch toán đầy đủ. Để ngoài sổ sách kế toán số tiền trên 63,5 tỷ đồng. Lập sổ quản lý thu – chi theo dõi riêng, chi tiêu tùy tiện, chứng từ thu – chi không đảm bảo nguyên tắc tài chính. Có dấu hiệu hợp thức hóa chứng từ, vi phạm Luật Ngân sách, Luật Kế toán, Luật Phòng chống tham nhũng.
Thực hiện kê khai doanh thu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp không trung thực. Tạm thu thuế thu nhập cá nhân của người lao động nhưng chậm nộp. Để xảy ra một số cá nhân chiếm đoạt nguồn thu học phí lớp CDNN và tiền tạm thu thuế thu nhập cá nhân thời gian dài số tiền trên 2,6 tỷ đồng.
Video đang HOT
Là Hiệu trưởng, ông Hùng chịu trách nhiệm chính trong quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, công tác cán bộ và quản lý, sử dụng tài chính và tài sản của đơn vị. Đồng thời chịu trách nhiệm người đứng đầu để cấp dưới chiếm đoạt tài chính của đơn vị thời gian dài với số tiền trên 2,6 tỷ đồng và gây thất thoát, lãng phí sách, giáo trình tại thư viện.
Có dấu hiệu bỏ lọt người vi phạm?
Từ kết luận của UBKT Tỉnh ủy, ông Hùng đã bị cách chức. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, vẫn còn một số người vi phạm nhưng chưa bị xử lý hay xử lý ở mức “giơ cao đánh khẽ”.
Cụ thể, Kết luận 343 của UBKT Tỉnh ủy có đề cập đến khuyết điểm vi phạm của Đảng ủy trường là: “Công tác quản lý đảng viên thiếu chặt chẽ, không phát hiện đảng viên ra nước ngoài trai phép”. Tổ chức Đảng đã chịu trách nhiệm về mặt quản lý, thế nhưng cá nhân những đảng viên, cán bộ vi phạm thì chưa bị xử lý kỷ luật thích đáng.
Trong đó, ông Nguyễn Duy Anh Tuấn – Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học – Sau đại học – Quan hệ quốc tế (NCKH-SĐH-QHQT) Trường ĐH Đồng Nai là Bí thư Chi bộ quản lý 3, đồng thời là thành viên Đảng ủy trường. Mặc dù liên quan những sai phạm nhưng chỉ bị xử lý ở mức nhắc nhở, rút kinh nghiệm.
Ông Tuấn là người đã tham mưu các văn bản thành lập tạp chí khoa học, tham mưu bổ nhiệm ban lãnh đạo tạp chí không đúng quy định. Tham mưu Hiệu trưởng miễn NCKH cho giảng viên Bộ môn QLGD không đúng quy định.
Ông Tuấn tham mưu cho Hiệu trưởng cử bà Lê Thị Hoài Lan tham gia chương trình tập huấn nguồn nhân lực cho khu công nghiệp sản xuất. Thời điểm đó, bà Lan có chuyên ngành là Giáo dục học và đang học lớp Cao cấp lý luận chính trị. Nhưng bà này lại được cử sang Nhật để tập huấn về nội dung không đúng chuyên môn.
Được biết, thời điểm này đã có một số cán bộ cốt cán phản ánh, đề nghị không nên cử người không đúng đối tượng đi tập huấn để tránh lãng phí. Tuy nhiên, Hiệu trưởng nhà trường và Trưởng phòng NCKH-SĐH-QHQT phớt lờ. Việc này dẫn đến thêm một sai phạm nghiêm trọng hơn, bà Lan chỉ tham dự nửa thời gian bồi dưỡng rồi tự ý bỏ về nước.
Bà Lan cũng không trung thực với tổ chức Đảng khi thực hiện 2 bản khai khác nhau (một lần khai về ngày 23/12/2020 và một lần khai về ngày 27/12/2020). Thêm vào đó, ông Tuấn, báo cáo với Đảng ủy trường và Sở Ngoại vụ về chuyến tập huấn của bà Lan đi Nhật không trung thực?
Trong thời gian cấp trên đang xem xét xử lý các sai phạm tại trường, ông Tuấn vẫn tiếp tục có vi phạm khác. Cụ thể, ông Tuấn đã tham mưu để Hiệu trưởng ký cho bà Lê Thị Hoài Lan chủ nhiệm thực hiện 9 đề tài cấp trường của năm 2021 (gần bằng tổng số đề tài cấp trường của các giảng viên còn lại trong trường).
Các đề tài này được ký trong vòng 1 tháng. Cũng chỉ trong 1 tháng, ông thực hiện tham mưu thành lập hội đồng thẩm định và tiến hành thẩm định công nhận cho các đề tài trên. Được biết, theo quy định NCKH của Trường ĐH Đồng Nai, mỗi đề tài cấp trường được cấp kinh phí khoảng từ 20 – 25 triệu đồng.
Trong hoạt động khoa học từ năm 2011 đến nay, ông Tuấn tham gia hội đồng duyệt đề cương và hội đồng thẩm định kết quả nghiên cứu của tất cả các đề tài cấp trường. Trong khi, ông là Tiến sĩ chuyên ngành Vật lý chất rắn nhưng tham gia làm thành viên hội đồng của hầu hết các chuyên ngành khác.
Trong số 13 thành viên Đảng ủy Trường ĐH Đồng Nai (NK 2015 – 2020) bị kỷ luật về mặt Đảng từ khai trừ đến khiển trách, vẫn còn ý kiến cho rằng có hay không những cá nhân khác được bao che nên dù có vi phạm nhưng chưa bị xử lý hay chỉ xử lý ở mức nhẹ nhắc nhở, rút kinh nghiệm?
Hải Phòng cưỡng chế 159 công trình trên đất quốc phòng
Hải Phòng sẽ cưỡng chế 159 ngôi nhà xây trái phép trên 9,2 ha đất quốc phòng, không bồi thường, hỗ trợ.
Trưa nay (11/6), Chánh văn phòng UBND TP Hải Phòng Phạm Hưng Hùng thông tin, địa phương đang lên kế hoạch tổ chức cưỡng chế các công trình vi phạm trong khu đất 9,2 ha, thuộc phường Thành Tô, quận Hải An.
Dự kiến việc cưỡng chế sẽ bắt đầu vào ngày 21/6 tới.
Khu đất diện tích 9,2 ha này nằm trong tổng diện tích 14,2 ha có nguồn gốc đất quốc phòng do Quân chủng Phòng không - Không quân quản lý, sử dụng vào mục đích tăng gia sản xuất, nuôi trồng thuỷ sản phục vụ đời sống bộ đội.
14,2 ha đất quốc phòng đã thành khu biệt thự trái phép
Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đồng ý điều chỉnh khu đất 14,2 ha ra khỏi quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, đồng thời cho phép chuyển mục đích để sử dụng theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của TP Hải Phòng.
Tháng 8/2012, Bộ Tổng Tham mưu QĐNDVN có quyết định giao cho Tổng công ty 319 thuộc Bộ Quốc phòng quản lý, sử dụng khu đất trên.
Khi Tổng công ty 319 tiếp nhận mặt bằng, quản lý, sử dụng khu đất được giao thì tại khu đất 9,2 ha (nằm trong khu đất 14,2 ha) một số đối tượng tổ chức san lấp, lấn chiếm đất trái phép, xây dựng nhà ở, công trình trái phép để lừa bán cho nhiều người.
Hải Phòng chuẩn bị thực hiện cưỡng chế lớn nhất từ trước đến nay
Năm 2018, Bộ Quốc phòng bàn giao diện tích khu đất quốc phòng 14,2 ha cho UBND TP Hải Phòng quản lý, sử dụng. Hải Phòng đã giao khu đất 14,2 ha trên cho UBND quận Hải An quản lý.
UBND quận Hải An sau khi tiếp nhận đã tổ chức xử lý các công trình vi phạm trên khu đất.
Kết quả kiểm tra cho thấy, tại khu đất 9,2 ha ghi nhận 159 trường hợp vi phạm với hành vi chiếm đất, xây nhà trái phép.
Cụ thể, tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền về đất đai cho phép, tự ý xây dựng nhà, công trình trái phép, tự ý mua bán, chuyển nhượng trái quy định của pháp luật.
Trong đó có 93 công trình xác định được chủ thể và 66 công trình không xác định được đối tượng vi phạm.
Liên quan tới khu đất này, HĐND TP Hải Phòng đã quyết định chủ trương đầu tư Dự án xây dựng khu tái định cư tại khu đất 9,2 ha để bố trí tái định cư cho các dự án trên địa bàn thành phố.
Kiểm đếm các công trình sai phạm tại 9,2 ha để cưỡng chế
Cuối năm 2020, UBND quận Hải An đã ban hành 93 quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (đối với 93 công trình xác định được đối tượng vi phạm) và 66 quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (đối với 66 công trình không xác định được đối tượng vi phạm).
Tuy nhiên, các hộ dân sử dụng đất, xây dựng công trình trái phép tại khu đất 9,2 ha vẫn không tự giác chấp hành.
UBND quận Hải An đã ban hành kế hoạch về việc tổ chức cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đối với các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại khu đất 9,2 ha, dự kiến thời gian tổ chức cưỡng chế từ ngày 21/6 tới đây.
Liên quan đến việc cưỡng chế trên, UBND TP Hải Phòng cho biết, tất cả 159 trường hợp bị cưỡng chế không được bồi thường, không được hỗ trợ về đất, tài sản trên đất, không được xem xét giải quyết giao đất hay bố trí chỗ ở.
Đối với 5 ha còn lại trong khu đất 14,2 ha, Hải Phòng sẽ xây dựng phương án để xử lý. Đây là khu vực có nhiều nhà biệt thự to đẹp, kiên cố nên việc giải quyết cần tính toán chi tiết hơn.
Sai phạm tại Trường ĐH Đồng Nai: Ông Hiệu trưởng "nâng đỡ" bà trưởng bộ môn? Việc giao nhiệm vụ cho Bộ môn Quản lý giáo dục dạy và chấm bài thu hoạch các lớp bồi dưỡng Chuẩn chức danh nghề nghiệp (CDNN) gây tranh cãi. Trường ĐH Đồng Nai, nơi đang có những sai phạm. Có ý cho rằng, Hiệu trưởng ưu ái, "nâng đỡ" bà Lê Thị Hoài Lan - nguyên Trưởng bộ môn Quản lý Giáo...