Sai phạm đất lớn nhất Cần Thơ
Quận Bình Thuỷ bị phát hiện sai phạm đất lớn nhất từ trước đến nay tại Cần Thơ, 5 cán bộ đã bị khởi tố; hàng loạt quận khác cũng lộ nhiều khu dân cư, đất trái pháp luật.
Công an TP.Cần Thơ vừa khởi tố, bắt tạm giam Lê Văn Trứ (36 tuổi, Phó giám đốc Văn phòng đăng ký đất đai quận Bình Thủy) về hành vi Vi phạm các quy định về quản lý đất đai theo Điều 229 BLHS 2015.
Động thái này được đưa ra sau quá trình mở rộng điều tra vụ án sai phạm đất đai ở quận Bình Thuỷ và lớn nhất từ trước đến nay tại Cần Thơ. Ông Trứ là bị can thứ 5 bị xử lý hình sự.
Những người bị bắt giam trước đó (cuối năm 2019) gồm Lê Văn Vũ (Phó phòng Tài nguyên môi trường quận Bình Thuỷ) và 3 cấp dưới là Huỳnh Trung Thanh, Lê Hồng Khánh và Trần Tuấn Anh.
Bị can Lê Văn Trứ bị bắt hôm 16/7. Ảnh: Cửu Long.
Sai phạm đất (tổng cộng hơn 2 ha) tại quận Bình Thuỷ từng được Thanh tra TP.Cần Thơ chỉ ra từ cuối năm 2017 và bị cho là “đặc biệt nghiêm trọng”. Công tác quản lý đất ở đây có nhiều sơ hở, yếu kém như: cho phép điều chỉnh loại đất, chuyển mục đích sử dụng đất sai quy định; để xảy ra tình trạng tách thửa, chia lô, bán nền, xây dựng nhà không phép, sai phép, lấn chiếm đất; hình thành nhiều khu dân cư tự phát có cơ sở hạ tầng thấp kém… Việc này làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, đô thị quận Bình Thuỷ và TP.Cần Thơ.
Nghiêm trọng nhất là tại phường Long Hoà. Ngành chức năng quận Bình Thuỷ bị cho là “ưu ái, dễ dàng” để vợ chồng ông Sử Quang Thái, bà Nguyễn Thị Thanh Tuyền được chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa, chia lô, bán nền, cấp phép xây dựng trái với quy hoạch được duyệt; để xây dựng nhà sai phép, không phép nhưng không kiên quyết xử lý.
Nghiêm trọng hơn, ông Thái đã san lấp rạch Mù U trái phép để làm đường đi tại khu vực Bình Nhựt, phường Long Hòa… hình thành nên các khu dân cư tự phát.
Thanh tra đánh giá, việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đối với công tác triển khai, thực hiện đề án khai thác quỹ đất thành phố (giai đoạn 2017-2021), do phải bồi thường giá đất thổ cư, bồi thường nhà, vật kiến trúc và tái định cư cho các hộ dân. Ngoài ra, ông Thái còn được cho phép điều chỉnh vị trí đất đô thị, nhận chuyển nhượng nhiều diện tích đất lúa sai quy định.
Bến xe trái phép cặp quốc lộ 91B tại quận Bình Thuỷ. Ảnh: Cửu Long.
Video đang HOT
Ngoài ra, quận Bình Thuỷ còn cho phép hộ ông Lê Đức Thành chuyển mục đích sử dụng từ đất cây lâu năm thành đất đô thị sai pháp luật; chuyển nhượng đất lúa sai quy định để làm bến xe Thành Bưởi (theo quy định phải là đất chuyên dùng). Quận này cũng cho phép hộ Nguyễn Việt Thảo và Nguyễn Thị Ánh Loan điều chỉnh gần 4.200 m2 từ đất lúa thành đất sử dụng vào mục đích khác trái quy định.
Theo Thanh tra TP.Cần Thơ, quận Bình Thuỷ đã vi phạm các quy định về sử dụng, quản lý đất đai theo quy định của Luật Đất đai và Luật Xây dựng… Có khả năng hình thành điểm nóng trong giải quyết khiếu nại.
Từ đó, Thanh tra kiến nghị Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ xem xét, xử lý lãnh đạo quận này, đồng thời chuyển vụ việc cho Công an thành phố điều tra.
Sau đó, ông Lê Tâm Niệm (Chủ tịch UBND quận Bình Thuỷ) bị kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, điều về Sở Nội vụ; Phó chủ tịch thường trực Nguyễn Văn Tuấn bị điều về phòng tổ chức quận. Hai ông này trực tiếp ký các quyết định, văn bản liên quan đến các sai phạm trên.
Một cây cầu dẫn vào khu dân cư tự phát ở quận Bình Thủy bị tháo dỡ. Ảnh: Cửu Long.
Công an TP.Cần Thơ trưng cầu Sở Tài chính giám định giá trị thiệt hại và định giá tài sản đối với quyền sử dụng đất phần diện tích chuyển mục đích sai quy định; việc ký hợp đồng với nhà tư vấn dịch vụ thẩm định giá tài sản với diện tích chuyển mục đích sai quy định để làm căn cứ xử lý.
Đại tá Võ Văn Thăng (Phó giám đốc Công an TP.Cần Thơ) cho biết, vụ án tiếp tục được điều tra mở rộng, làm rõ sai phạm của những người liên quan. Hiện, cơ quan điều tra đã có quyết định trưng cầu giám định về chuyên môn, giám định thiệt hại của vụ việc sai phạm đất đai tại quận Bình Thuỷ, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, đang chờ kết luận.
Ngoài quận Bình Thuỷ, TP.Cần Thơ cũng rà soát sai phạm đất đai tại quận Ninh Kiều và Cái Răng, phát hiện 148 khu dân cư tự phát, với tổng diện tích khoảng 95 ha. Trong đó, 54 ha đất nằm trong quy hoạch. Bên cạnh những khu bỏ trống thì nhiều nơi đã có người dân sinh sống đông đúc…
Đặc điểm chung của các khu dân cư trái phép là không có vỉa hè, cống thoát nước (hoặc có, nhưng rất sơ sài); không có hệ thống ống dẫn nước chữa cháy, nước sạch, điện sinh hoạt, công viên cây xanh; không tuân thủ về mật độ xây dựng, phá vỡ quy hoạch đô thị…
7 doanh nghiệp "bôi trơn" cho thanh tra giao thông 2 tỷ đồng như thế nào?
Các Thanh tra giao thông (TTGT) khai nhận hối lộ lấy tiền mua chức và hỗ trợ cho lãnh đạo TTGT và lãnh đạo Sở GTVT TP.Cần Thơ xây nhà. Tuy nhiên lãnh đạo Sở GTVT TP.Cần Thơ bác bỏ lời khai này.
Ngày 29-5, Cơ quan CSĐT Công an TP.Cần Thơ đã kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố nhóm doanh nghiệp đưa hối lộ cho Thanh tra giao thông thuộc Sở Giao thông Vận tải TP.Cần Thơ.
Những người bị đề nghị truy tố về tội Đưa hối lộ gồm: Nguyễn Thọ Điền (SN 1967, Giám đốc Công ty TNHH Vận tải Lộc Phát An Giang), Huỳnh Anh Duy (SN 1986, quản lý Công ty TNHH sản xuất thương mại Thái Dương), Nguyễn Bá Kiệt (SN 1972, chủ DNTN Minh Khang), Tống Thanh Triều (SN 1973, nguyên Giám đốc Công ty CP vận tải xi măng Tây Đô), Nguyễn Thị Kim Dung (SN 1989, Giám đốc Công ty CP Bình Vinh, chi nhánh Cần Thơ), Âu Thị Trúc Mai (SN 1976, nguyên điều hành xe Công ty TNHH Thủy Hồng Phát) và Nguyễn Thành Phong (SN 1976, quản lý Công ty TNHH Thuận Thành Phong).
Nhờ mác TTGT, các đối tượng "làm luật" để lấy tiền doanh nghiệp
Trước đó, ngày 20-10-2017, TAND Cấp cao tại TP.HCM xét xử phúc thẩm vụ nhận hối lộ xảy ra tại Sở GTVT TP.Cần Thơ. Hội đồng xét xử tuyên phạt 7 đối tượng nguyên là TTGT Sở GTVT TP.Cần Thơ gồm: Dương Minh Tâm (SN 1980, Phó chánh thanh tra) 10 năm tù giam; Đoàn Vũ Duy (SN 1978, Đội trưởng Đội TTGT) tù chung thân; Võ Hoàng Anh (SN 1982, Đội trưởng TTGT) 13 năm tù giam; Lý Hoàng Minh (SN 1985, Đội phó TTGT) 9 năm tù giam; Nguyễn Trần Lưu (SN 1977, Đội trưởng TTGT số 6 - Thốt Nốt), Hồ Công Thiện (SN 1977, Đội phó TTGT huyện Phong Điền) và Trần Lập Pháp (SN 1986, Đội phó Đội TTGT số 4 - Cái Răng) mỗi bị cáo 7 năm tù giam.
Ngoài ra, 2 "cò" giúp cho việc "giao dịch" giữa các TTGT trên với các doanh nghiệp là Nguyễn Văn Cần (SN 1987, ngụ xã Phước Hậu, huyện Long Hồ, Vĩnh Long) nhận 20 năm tù giam và Trần Tường An (SN 1978, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) nhận 7 năm tù giam cùng về tội nhận hối lộ.
Hội đồng xét xử cũng yêu cầu Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.Cần Thơ sớm phân loại, điều tra xử lý một số cá nhân, doanh nghiệp có hành vi đưa hối lộ với số tiền lớn và rất lớn. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP.Cần Thơ đã chứng minh, các bị can nói trên đã nhận hối lộ liên quan đến 135 vụ (của 134 tổ chức, cá nhân) liên quan đến 260 người.
Cơ quan điều tra đã làm việc với 250 người liên quan, đại diện cho 120 tổ chức cá nhân kinh doanh vận tải từ Đồng Nai, TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu với số tiền hối lộ cho TTGT là hơn 4,1 tỷ đồng.
Các cán bộ TTGT nhận hối lộ đã bị tuyên án
Theo kết luận điều tra, một số cán bộ Thanh tra giao thông có biểu hiện lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận tiền của các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vận tải. Đặc biệt, Đội cơ động đường bộ kiểm tra, xử lý các xe liên tục, có sự giúp sức của nhiều "cò", trong việc phát hiện những xe này hoạt động tại Cần Thơ nhưng chưa "làm luật".
Các cán bộ Thanh tra này trực tiếp gợi ý chi tiền, đưa số điện thoại của "cò" cho tài xế tự liên hệ "chung chi" để không kiểm tra xử lý xe vi phạm hoặc kiểm tra xử lý nhẹ hơn lỗi thực tế vi phạm. Các tổ chức, cá nhân bị kiểm tra rơi vào danh sách của Thanh tra và "cò", nếu không tự nguyện hoặc đã gợi ý nhưng không chi tiền thì sẽ tiếp tục kiểm tra, làm khó.
Những ai đã chi tiền, nếu không chi tiếp hoặc chi trễ thì "cò" chỉ điểm hoặc trực tiếp cán bộ Thanh tra liên tục kiểm tra, xử lý. Nếu xe không có vi phạm thì Thanh tra xử lý các lỗi cảm tính như bánh xe không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, biển số không rõ, đèn chiếu sáng không đảm bảo...
Đoàn Vũ Duy thời điểm bị bắt, hiện bị cáo đang chấp hình phạt chung thân về tội nhận hối lộ
Một số tổ chức, cá nhân không bị ép chi tiền nhưng với áp lực bị kiểm tra, xử lý liên tục họ phải chủ động đặt vấn đề trước, chi tiền để không bị kiểm tra hoặc họ phải chi tiền với mức quá cao dẫn đến thua lỗ phải ngưng hoặc chuyển qua địa bàn khác kinh doanh.
Năm 2012, xe của chủ xe Nguyễn Thọ Điền chở bia từ KCN Trà Nóc đến An Giang, thường xuyên bị Đội Thanh tra cơ động đường bộ kiểm tra, lập biên bản xử phạt. Tài xế gọi cho Điền, Điền kêu tài xế xin Thanh tra không lập biên bản. Khi đó, tài xế nói cán bộ Thanh tra này không giải quyết được, chỉ có Bùi Văn Minh (Đội trưởng). Điền sau đó gọi điện thoại cho Minh xin không lập biên bản. Minh trả lời sẽ lập biên bản, xử lý lỗi nhẹ hơn.
Điền tiếp tục nhờ Minh giúp đỡ các xe gắn logo Lộc Phát 3, hoạt động tại địa bàn Cần Thơ. Bù lại, Điền hỗ trợ khoản tiền tiếp khách. Số tiền Điền chi cho Minh gần 350 triệu đồng. Trường hợp chủ DNTN Minh Khang, có phương tiện hoạt động kinh doanh vận tải, thường bị Thanh tra kiểm tra, lập biên bản xử phạt.
Thông qua mối quan hệ, Kiệt liên hệ Lý Hoàng Minh (Đội phó), Võ Hoàng Anh (Đội trưởng Đội Thanh tra giao thông số 3), Dương Minh Tâm (Phó chánh Thanh tra), giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh.
3 cán bộ Thanh tra đặt điều kiện, chủ doanh nghiệp chi 3 triệu đồng/tháng. Tổng số tiền Kiệt đưa cho Thanh tra là 131 triệu đồng. Hoàng Anh nhận 78 triệu đồng, Tâm nhận 27 triệu đồng, Minh nhận 24 triệu đồng. Kiệt bị nhóm cán bộ Thanh tra ép buộc, nếu không chi thì tìm mọi cách kiểm tra, lập biên bản vi phạm.
Công ty CP Vận tải xi măng Tây Đô bị ép buộc chi tiền hàng tháng để xe ít bị kiểm tra. Công ty này có 12 xe, chủ doanh nghiệp chi ít nhất mỗi tháng 12 triệu đồng cho Nguyễn Văn Cần là "cò", đứng ra nhận tiền. Tổng cộng, Công ty CP Vận tải xi măng Tây Đô chi cho Cần 154 triệu đồng để đưa cho Đoàn Vũ Duy, Đội trưởng Đội Thanh tra giao thông.
Nguyễn Thành Phong, quản lý Công ty TNHH Thuận Thành Phong đưa 892 triệu đồng. Âu Thị Trúc Mai đưa 297 triệu đồng. Nguyễn Thị Kim Dung 136 triệu đồng, Huỳnh Anh Duy, 147 triệu đồng...
Theo cơ quan điều tra, cán bộ Thanh tra nhận số tiền rất lớn thông qua "cò", nhận trực tiếp, nhận qua tài khoản ngân hàng hoặc thuê người khác đứng tên mở tài khoản. Quá trình điều tra chứng minh 7 bị can trên đã đưa cho cán bộ Thanh tra bằng tiền mặt, chuyển khoản với tổng số tiền 2 tỷ đồng.
Khai nhận với cơ quan điều tra, các bị cáo nguyên là TTGT khai nhận, "làm luật" nhận hối lộ lấy tiền đưa cho lãnh đạo TTGT mua chức, chung chi lãnh đạo Sở GTVT để xây và sửa nhà. Tuy nhiên, nguyên Chánh TTGT và lãnh đạo Sở GTVT TP.Cần Thơ bác bỏ những lời khai này.
Nhóm người đeo khẩu trang, đập khoá cửa bắt giữ 4 người trái luật Nhiều đối tượng đeo khẩu trang, trèo tường rào, đập ổ khóa mở cửa, vào bên trong một ngôi nhà ở quận Bình Thuỷ (TP.Cần Thơ) khống chế, bắt giữ 4 người (trong đó có 2 người quốc tịch Pháp) đưa lên xe ô tô chạy về hướng TP.HCM. Sáng nay (28/3), thông tin từ Công an TP.Cần Thơ cho biết, vừa xảy...