Sai lầm trong ‘ngày thảm họa’ của hải quân Liên Xô
Hạm đội Baltic Cờ đỏ chịu thiệt hại nặng do chỉ huy thiếu tầm nhìn chiến lược trong chiến dịch sơ tán khỏi Tallinn, thủ đô Estonia năm 1941.
Hải quân Liên Xô trải qua thời điểm đen tối nhất trong lịch sử vào ngày 28/8/1941, khi Hạm đội Baltic cố gắng phá vòng vây phát xít Đức ở Tallinn để rút về Leningrad. Tuy nhiên, sai lầm chiến lược của chỉ huy hạm đội đã khiến nỗ lực phá vây này kết thúc trong thảm họa.
Thủ đô Tallinn của Estonia trở thành căn cứ chủ lực của Hạm đội Baltic hải quân Liên Xô sau khi các nước vùng Baltic gia nhập Liên Xô năm 1940. Thành phố này đủ khả năng đẩy lùi các cuộc tấn công từ trên biển và trên không. Điểm yếu trong tuyến phòng thủ là đường bộ, khi ít người cho rằng đối phương có thể vượt qua lãnh thổ Litva và Latvia để tập kích thủ đô Estonia.
Tuy nhiên, đây chính là điều đã xảy ra khi Tập đoàn quân phương Bắc của Đức bắt đầu tiến vào lãnh thổ Estonia đầu tháng 7/1941. Ngày 7/8, quân Đức tiến đến bờ biển vịnh Phần Lan, chia cắt thành phố Tallinn với quân chủ lực Liên Xô.
Chiến hạm Liên Xô tạo màn khói trong quá trình sơ tán. Ảnh: Wikimedia Commons.
Dù vậy, chỉ huy Liên Xô vẫn không ra lệnh sơ tán lực lượng ở Tallinn mà quyết tâm tử thủ. Lực lượng bảo vệ thành phố rất mỏng, gồm các đơn vị của Quân đoàn bộ binh số 10, thủy thủ hải quân, Dân ủy Nội vụ Liên Xô (NKVD) và dân phòng địa phương.
Ngày 25/8, tình hình trở nên nguy cấp khi Hồng quân Liên Xô bị đẩy lùi trở lại tuyến phòng ngự chính ở ngoại ô Tallinn. Pháo binh Đức có thể bắn phá toàn bộ thành phố và quân cảng. Các tàu chiến Hạm đội Baltic vẫn có thể yểm trợ hỏa lực cho binh sĩ sơ tán sau khi Phó đô đốc Vladimir Tributs ra lệnh di tản ngày 27/8.
Hoạt động sơ tán lên tàu diễn ra cả ngày lẫn đêm trong không khí hỗn loạn. Tình hình càng tệ hơn khi giao tranh giữa quân Liên Xô và Đức nổ ra trên các đường phố.
Những tàu hàng bị quá tải bởi không đủ chỗ cho các binh sĩ và thủy thủ, trong khi hàng loạt khí tài bị ném xuống biển vì không thể sơ tán. Nhiều đơn vị Hồng quân giao tranh với quân Đức trong thành phố cũng không kịp lên tàu. Khi chiếm được Tallinn, quân Đức bắt khoảng 11.000 tù binh Liên Xô.
225 tàu của Hạm đội Baltic với khoảng 20.000-41.000 người chia làm 4 biên đội rời Tallinn ngày 28/8 và hướng đến căn cứ hải quân Kronstadt gần Leningrad. Hạm đội Baltic biết Đức và Phần Lan đã rải thủy lôi ở vịnh Phần Lan, nhưng nỗ lực rà phá không hiệu quả do thời tiết xấu. Những bãi thủy lôi này đã dẫn tới thảm kịch khi các tàu Liên Xô đi qua.
Đội tàu Liên Xô di chuyển rất chậm phía sau những tàu quét mìn làm nhiệm vụ rà phá thủy lôi. Pháo bờ biển, tàu phóng lôi Phần Lan và chiến đấu cơ Đức liên tục tấn công, khiến tàu Liên Xô phải tránh tuyến đường hẹp đã được rà phá, nhiều tàu trúng thủy lôi và chìm chỉ sau vài phút.
Không quân Liên Xô không thể hỗ trợ cho chiến dịch rút lui, do tất cả sân bay gần Tallinn đã bị đánh chiếm. Tiêm kích Liên Xô chỉ có thể cảnh giới cho đội tàu ở đoạn cuối hành trình. “Chúng tôi di chuyển từ Tallinn đến Kronstadt dưới sự cảnh giới từ oanh tạc cơ bổ nhào của Đức”, nhiều thủy thủ nói đùa một cách cay đắng.
Tư lệnh Hạm đội Baltic mất kiểm soát đội hình sơ tán ngay khi rời Tallinn. Chỉ huy các tàu tự hành động theo ý mình và liên tục trúng thủy lôi. Một số tàu quét mìn phải hoạt động ban đêm cũng trúng thủy lôi và chìm. Toàn bộ lực lượng bọc hậu bị phá hủy hoàn toàn do không có tàu quét mìn đi cùng.
Cảng Tallinn ngày 1/9/1941, sau khi bị quân Đức chiếm. Ảnh: TASS.
Hạm đội Baltic hứng chịu thiệt hại khủng khiếp trong giai đoạn này. Chỉ có 6 người sống sót trong tổng số 1.280 người có mặt trên tàu vận tải Alev sau khi nó bị chìm. Một sĩ quan trên tàu vận tải Veronia nghe thấy nhiều tiếng súng ngắn khi nó bắt đầu chìm, đó là những người tự sát vì không muốn chết đuối khi tàu chìm xuống nước.
“Một đám khói bỗng nhiên bốc lên ở giữa thân tàu. Ngọn lửa bao trọn cột ống khói, trong khi đám khói đen và mảnh vỡ bay cao gấp đôi. Vài giây sau, tôi thấy con tàu hư hại nghiêm trọng vẫn di chuyển theo quán tính, có thể nhìn rõ nó bị vỡ làm đôi. Con tàu chìm hoàn toàn trong chưa đầy hai phút”, Vladimir Trifonov, thủy thủ trên tàu phá băng Suur-Tyll, nhớ lại cảnh tàu khu trục Yakov Sverdlov chìm.
Trước sự tấn công liên tục của máy bay Đức, các thủy thủ Liên Xô vẫn dũng cảm cứu được 9.000 đồng đội rơi xuống biển. Chỉ đến khi đội tàu tiếp cận Kronstadt, không quân Liên Xô mới xuất hiện để yểm trợ cho họ.
Hạm đội Baltic bị mất 50-62 tàu trong 3 ngày sơ tán, gồm các tàu khu trục, tàu ngầm, tàu quét mìn, tàu tuần tra và tàu phóng lôi, trong khi Đức chỉ mất 10 máy bay. Chiến dịch này khiến 11.000-15.000 người thiệt mạng, gồm cả binh sĩ lẫn dân thường.
Hạm đội Baltic cũng không có nhiều thời gian phục hồi sau thảm họa này. Chỉ một tuần sau đó, giao tranh dữ dội với phát xít Đức nổ ra ở Leningrad, buộc Hạm đội Baltic tiếp tục căng mình chiến đấu.
Sập chung cư, ít nhất 10 người chết
Ít nhất 10 người chết, 25 người đang mắc kẹt sau khi tòa dân cư ba tầng gần Mumbai bị sập sáng nay.
Giới chức cho biết vụ sập tòa chung cư xảy ra vào khoảng 3h40 ở thành phố Bhiwandi, cạnh thủ đô tài chính Mumbai của Ấn Độ. Khoảng 20 gia đình được cho là đang ở trong tòa nhà 40 năm tuổi khi sự cố xảy ra.
"10 người đã chết và chúng tôi giải cứu 11 người còn sống, gồm một trẻ em", một quan chức cho hay. Ít nhất 20 người khác được người dân giải cứu.
Hiện trường vụ sập tòa nhà dân cư ở thành phố Bhiwandi, Ấn Độ sáng nay. Video: NDTV.
Quan chức trên nói thêm rằng hơn 40 nhân viên ứng phó khẩn cấp đã đến hiện trường, gồm một đội 30 nhân viên cứu hộ từ Lực lượng Ứng phó Thảm họa Quốc gia (NDRF). Tổng giám đốc NDRF Satya Narayan Pradhan đăng Twitter rằng các đội được trang bị thiết bị chuyên dụng và chó nghiệp vụ đang cố gắng giải cứu khoảng "20-25 người được cho là đang bị mắc kẹt" bên dưới đống đổ nát.
Hình ảnh trên Twitter chính thức của NDRF cho thấy các nhân viên cứu hộ đang băng qua đống đổ nát gồm gạch và bê tông, phía trên đầu họ là dây điện. Thủ tướng Narendra Modi cho biết ông rất đau buồn vì những người thiệt mạng và đang cầu nguyện cho người bị thương nhanh chóng bình phục.
Hiện chưa rõ nguyên nhân sự cố, song những tòa nhà cũ kỹ, cấu trúc ọp ẹp và xây dựng bất hợp pháp thường bị sập trong mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 9 ở Ấn Độ.
Trump sắp thăm California giữa chỉ trích 'phớt lờ' cháy rừng Nhà Trắng thông báo Trump sẽ tới thăm California, nơi hứng chịu cháy rừng kỷ lục, sau nhiều tuần hứng chỉ trích vì "im lặng" trước thảm họa. Thông báo về chuyến thăm của Tổng thống Donald Trump được đưa ra sau bài đăng Twitter của ông vào tối 11/9 để cảm ơn lính cứu hỏa và các nhân viên y tế đã...