Sai lầm trong mâm cơm gây hại sức khỏe nhưng nhiều gia đình Việt vẫn đang “vô tư” mắc phải
Thường xuyên ăn cơm nguội, ăn quá nhiều cơm trắng hay tận dụng hết thức ăn trên mâm là những thói quen phổ biến gây nguy hại sức khỏe của nhiều gia đình Việt.
Tận dụng cơm nguội thường xuyên
Thói quen tận dụng cơm nguội của nhiều bà nội trợ, đặc biệt tại các quán cơm rang dễ gây bệnh. Đặc biệt, kể cả khi cơm nguội không có dấu hiệu biến chất, chua, thiu hoặc đã được rang hoặc hâm nóng lại thì vẫn có thể gây ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện điển hình là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi…
Do đó, chuyên gia khuyến cáo, mọi người chỉ nên ăn cơm nóng hoặc cơm nóng vừa được để nguội. Nếu ăn không hết, cơm phải được bảo quản trong tủ lạnh, không quá 24h, không ăn khi cơm có các dấu hiệu bất thường.
Tận dụng cơm nguội thường xuyên là thói quen gây hại sức khỏe. Ảnh minh họa
Thói quen ăn nhiều cơm
Người Việt thường có thói quen ăn nhiều cơm mà không hề biết rằng trong cơm chứa nhiều đường. Nếu ăn nhiều cơm sẽ khiến lượng đường trong máu cao, đây là một trong những nguyên nhân gây bị tiểu đường và cũng là nguyên nhân gây biến chứng tim mạch như: tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…
Vì vậy, mỗi người trưởng thành có mức lao động thể lực trung bình nên ăn trung bình mỗi bữa 2 lưng bát cơm.
Ăn gạo xay xát quá kỹ
Thông thường, những người nội trợ thường thích các loại gạo sạch sẽ trắng tinh, nhưng thực chất những hạt gạo còn nhiều áo cám khi nấu lên sẽ ngọt và ngon hơn rất nhiều so với các loại gạo đã được xay xát trắng bong.
Ngoài ra, gạo được xay sát kỹ đã mất đi các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như các vitamin nhóm B nhất là vitamin B1, chất xơ…
Không ăn rau củ
Cơm là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Ăn cơm cùng rau củ đẩy lùi cảm giác thèm ăn ngăn chặn béo phì. Đồng thời trước lo ngại ăn nhiều tinh bột gây đái tháo đường, chất xơ từ rau củ rất hữu ích trong việc tạo ra “màng lưới” làm chậm quá trình đường hấp thu vào máu.
Do đó, khi cơ thể nạp tinh bột, việc tiêu thụ nhiều rau và trái cây sẽ luôn là trợ thủ đắc lực. Từ đó, hạn chế các căn bệnh như tiểu đường, béo phì, rối loạn chuyển hóa…
Ăn cơm chan canh
Nhiều người thường có thói quen ăn cơm là phải chan với canh, bởi như thế cơm sẽ dễ nuốt trôi vào dạ dày, dễ ăn hơn. Nhưng ít người biết khi nhai thức ăn, enzyme trong nước bọt tiết ra sẽ hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn rất có lợi cho sức khỏe. Nếu vừa ăn cơm vừa chan canh khiến cơm bị mất đi chất protein, làm giảm giá trị dinh dưỡng của cơm.
Video đang HOT
Mặt khác, ăn cơm chan canh lâu ngày sẽ làm cho hệ tiêu hóa, cũng như hoạt động của thành ruột, dạ dày trở nên lười biếng, ít tiết dịch để co bóp hơn, gây ra các bệnh liên quan đến hệ thống tiêu hóa như đau dạ dày, tá tràng, rối loạn tiêu hóa… Điều này càng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.
Tận dụng thức ăn
Có nhiều người ăn đến tầm vừa đủ rồi, nhưng khi nhìn thấy một bàn còn đầy thức ăn tự cảm thấy quá lãng phí, lập tức cầm đũa lên tiếp tục chiến đấu mà quên mất rằng sau cuộc chiến đấu không ngừng nghỉ đó, dạ dạy lại tiếp tục cật lực làm việc, lượng dinh dưỡng trong cơ thể có thể thừa rất nhiều.
Bị kích ứng dạ dày nên ăn gì?
Hầu hết chúng ta đều đã từng bị kích ứng dạ dày, có thể do ngộ độc thực phẩm, nhiễm virus dạ dày hay do bệnh lý như hội chứng ruột kích thích.
Dạ dày kích ứng không chỉ đi kèm với cảm giác buồn nôn. Nó có thể bao gồm các triệu chứng khác như tiêu chảy, đau bụng và nôn. Nhưng các triệu chứng có thể nặng lên hoặc dịu đi tùy thuộc vào những gì bạn ăn.
Mặc dù kích ứng dạ dày có thể gây đau và khó chịu, nhưng thường có thể tự điều trị tại nhà. Dưới đây là một số hướng dẫn về những loại thực phẩm tốt nhất để giải quyết tình trạng kích ứng dạ dày.
Nếu bị nôn hoặc tiêu chảy, hãy bắt đầu với những loại chất lỏng trong suốt
Chất lỏng trong suốt là những thứ dễ tiêu hóa nhất vì chúng không để lại bất kỳ chất cặn khó tiêu nào trong ruột. Ngoài ra, chúng là cách dễ dàng để bù nước nếu bạn bị mất nước do tiêu chảy hoặc nôn.
Chất lỏng trong suốt có thể có màu, nhưng bạn phải nhìn xuyên được qua nó.
Một số chất lỏng trong suốt bạn có thể thử là:
Nước hầm trong suốt, chẳng hạn như nước dùng (tránh các loại súp có kem cho đến khi bạn cảm thấy tốt hơn)
Các loại soda trong suốt như seltzer
Nước táo hoặc nho pha loãng
Đồ uống uống muối điện giải như Pedialyte
Trà
Các loại trà thảo dược như bạc hà và hoa cúc, cũng có thể làm dịu cơn buồn nôn
Các lựa chọn khác, rắn hơn, sẽ dễ chịu cho dạ dày là:
Thạch rau câu
Kem que không sữa hoặc nước cốt trái cây
Bạn có thể bắt đầu bằng cách ăn hoặc uống từ từ những lượng nhỏ chất lỏng trong suốt. Khi các triệu chứng được cải thiện và không còn tình trạng nôn hay tiêu chảy, bạn có thể tăng dần số lượng.
Hãy nhớ không nên duy trì chế độ ăn lỏng quá một vài ngày, vì nó không cung cấp đủ lượng calo hoặc chất dinh dưỡng. Nếu vẫn bị nôn hoặc tiêu chảy, bạn nên đến bác sĩ.
Thử các gia vị như gừng để giảm triệu chứng
Gừng đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị các vấn đề tiêu hóa, và nó có tác dụng đặc biệt tốt để giảm buồn nôn và nôn. Một số nghiên cứu thậm chí còn cho rằng gừng có tác dụng tốt ngang với thuốc chống buồn nôn kê đơn.
Bạn có thể tìm mua viên nang gừng tại các nhà thuốc. Hầu hết các nghiên cứu lâm sàng sử dụng từ 250 đến 500mg gừng để kiểm soát buồn nôn. Bạn cũng có thể mua trà gừng hoặc thêm gừng thái lát vào nước sôi để tự pha trà gừng.
Hoa cúc (chamomile) là một phương thuốc tự nhiên khác để điều trị triệu chứng norovirus. Hoa cúc đã được chứng minh là làm giảm nôn, nhưng không có tác dụng chống buồn nôn như gừng.
Ăn các loại carbs đơn giản như gạo trắng và bánh giòn
Nếu không bị nôn hoặc tiêu chảy nghiêm trọng, bạn không nhất thiết phải có chế độ ăn lỏng, nhưng bạn vẫn nên nhắm đến những thực phẩm dễ tiêu hóa. Điều này có nghĩa là bạn sẽ muốn ăn thực phẩm ít chất xơ vì chất xơ có thể gây tiêu chảy và buồn nôn.
Có hai loại chất xơ:
1. Chất xơ hòa tan. Loại chất xơ này bao gồm các loại thực phẩm như yến mạch, đậu đỗ và cà rốt. Chất xơ hòa tan không phải là một lựa chọn tốt cho dạ dày bị kích ứng vì nó làm cho dạ dày chậm tiêu hết thức ăn hơn.
2. Chất xơ không hòa tan. Loại chất xơ này bao gồm bột mì nguyên cám, các loại hạt có vỏ cứng và khoai tây. Tốt nhất là tránh chất xơ không hòa tan khi dạ dày bị kích ứng, vì nó có thể làm cho tiêu chảy nặng hơn.
Các loại ngũ cốc nguyên cám, như yến mạch và gạo lứt, thường rất tốt cho sức khỏe vì chúng chứa cả hai loại chất xơ. Tuy nhiên, đây không phải là thứ bạn muốn ăn khi đang cố gắng làm dịu cơn đau dạ dày.
Các carbohydrate tinh chế đơn giản như gạo trắng, bánh mì trắng hoặc bánh quy giòn thường được dung nạp tốt hơn cho đường tiêu hóa. Điều này là do các loại ngũ cốc tinh chế có ít chất xơ và chúng đi qua đường tiêu hóa nhanh hơn, có nghĩa là các loại ngũ cốc tinh chế sẽ không nằm lâu trong dạ dày, có thể gây buồn nôn.
Một số ví dụ về các loại carbs đơn giản có thể ăn khi bị kích ứng dạ dày là:
Mỳ ống
Bánh mì trắng
Bánh quy giòn
Thêm trái cây dễ tiêu như chuối
Carbohydrate đơn giản dễ tiêu nhưng không cung cấp vitamin và khoáng chất mà cơ thể cần để chữa lành dạ dày. Thêm trái cây vào chế độ ăn có thể là một lựa chọn tuyệt vời để bổ sung chất dinh dưỡng.
Khi chọn trái cây, tốt nhất nên chọn những loại ít chất xơ, vì chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa và để lại cặn trong đường tiêu hóa, có thể gây kích thích ruột và làm cho tiêu chảy nặng hơn. Vỏ và hạt của trái cây thường chứa nhiều chất xơ nhất.
Nên chọn trái cây gọt vỏ hoặc không vỏ như chuối hoặc táo. Chúng thường dễ tiêu hóa hơn và cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất.
Chuối là lựa chọn đặc biệt tốt, vì chúng rất giàu kali, và tiêu chảy có thể khiến bạn mất kali.
Ăn nhiều bữa nhỏ
Khi dạ dày bị kích ứng, bạn nên tránh ăn những bữa lớn. Thông thường, ăn bữa nhỏ nhiều lần trong ngày sẽ dung nạp tốt hơn đối với với dạ dày. Điều này là do bữa ăn nhỏ được tiêu hóa nhanh hơn - khi thức ăn nằm trong dạ dày quá lâu, bạn sẽ dễ bị buồn nôn.
Bạn cũng có thể muốn tạm thời giảm lượng ăn vào. Ăn bằng khoảng một nửa lượng mà bạn thường ăn, và ăn nhiều lần trong suốt cả ngày cho đến khi bạn bắt đầu cảm thấy tốt hơn.
Hãy lắng nghe dạ dày và các dấu hiệu đói để giúp xác định lượng thức ăn bạn có thể chịu đựng được.
Tránh thực phẩm chiên rán và sữa cho đến khi khỏi hoàn toàn
Khi bạn bắt đầu cảm thấy đỡ hơn và muốn mở rộng chế độ ăn, có một số loại thực phẩm nên tránh cho đến khi khỏi hoàn toàn. Thực phẩm giàu sữa và chiên rán chắc chắn là nhóm thực phẩm nên tránh khi cảm thấy khó chịu ở dạ dày. Lý do là nhóm thực phẩm này thường có nhiều chất béo, có thể gây khó tiêu.
Khi thức ăn chậm tiêu, bạn sẽ dễ bị buồn nôn và đau dạ dày.
Đừng căng thẳng nếu bạn ăn ít trong vài ngày. Tuy nhiên, bạn nên tìm kiếm sự hướng dẫn của bác sĩ nếu nhận thấy mình ăn lượng thức ăn ít hơn đáng kể trong hơn một tuần.
Triệu chứng ngộ độc thực phẩm? Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm? Ngộ độc thực phẩm thường không nguy hiểm tới tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và sinh hoạt. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ triệu chứng và cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm. Vậy triệu chứng ngộ độc thực phẩm là gì? Ngộ độc thực phẩm là gì? Các bệnh do ăn thực...