Sai lầm trong cách sử dụng thuốc của người Việt khiến gan bị tổn thương
Ngay cả các loại thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường hay thậm chí là thảo dược cũng có thể ảnh hưởng xấu đến lá gan nếu sử dụng sai cách.
Theo Hội gan mật Việt Nam, trừ những trường hợp ngoại lệ rất hiếm gặp, những người mắc bệnh gan nhẹ có thể dùng thuốc theo đơn và thuốc không kê đơn phổ biến ở liều khuyến cáo.
Thuốc giảm đau, hạ sốt
Loại thuốc được biết đến nhiều nhất có thể gây hại cho gan là thuốc giảm đau, hạ sốt: acetaminophen (Paracetamol). Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhận thức chưa đầy đủ về cách sử dụng và hậu quả của thuốc, một phần do thuốc được bán sẵn rộng rãi mà không cần bác sĩ kê đơn.
Lưu ý rằng, acetaminophen, khi được sử dụng theo chỉ dẫn, cực kỳ an toàn ngay cả đối với những người mắc bệnh gan. Tuy nhiên, uống quá nhiều acetaminophen cùng một lúc, hoặc dùng liều cao acetaminophen liên tục trong vài ngày có thể gây tổn thương cho gan. Những người khỏe mạnh không nên dùng quá 1.000 mg acetaminophen mỗi liều và không nên dùng quá 3.000mg trong một ngày (tức là tối đa 1.000 mg mỗi 8 giờ).
Ngoài ra, ngay cả những người khỏe mạnh cũng nên tránh dùng 3.000mg acetaminophen mỗi ngày kéo dài quá 3 đến 5 ngày. Bệnh nhân mắc bệnh gan nên hạn chế lượng acetaminophen hàng ngày xuống 2.000mg mỗi ngày, hoặc thậm chí ít hơn nếu có bệnh gan nặng. Ngay cả khi bạn không có bệnh gan, hãy luôn sử dụng lượng acetaminophen nhỏ nhất cần thiết để giảm đau. Người bệnh luôn cần chú ý đọc nhãn của tất cả các loại thuốc kê đơn và không kê đơn đang sử dụng.
Thuốc chống viêm không steroid
Đối với các loại thuốc chống viêm không steroid (aspirin, diclofenac, profenic…), mặc dù tỷ lệ người bệnh bị tổn thương gan do nhóm thuốc này rất thấp nhưng do được sử dụng quá rộng rãi để trị đau nhức khớp cho nên được xếp vào một trong những thuốc chính gây tổn thương gan.
Video đang HOT
Nhiều người bệnh quan niệm thuốc bắc, thuốc nam rất lành tính. Tuy nhiên, do nhận thức của mọi người còn hạn chế nên chưa biết hết tác dụng phụ của các loại thuốc này.
Theo đó, một số loại thảo dược được sử dụng để bào chế thuốc đông y như: bán hạ, phụ tử, mã tiền, hoàng nàn… trong thành phần vẫn có chứa độc tố nhất định. Việc sử dụng quá nhiều, trong thời gian dài có thể dẫn tới ngộ độc.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng có nguy cơ dị ứng với thành phần của thuốc do yếu tố cơ địa, dẫn tới các phản ứng phụ không mong muốn.
Ngoài ra, thuốc mua ở những địa chỉ không tin cậy có thể bị ẩm mốc do quá trình bảo quản không đúng, tồn dư nhiều độc tố do bào chế không kỹ lưỡng, sai cách hoặc thậm chí người bán có thể trộn thêm một số loại hóa chất cấm để tăng hiệu quả của thuốc.
Trên thực tế, thời gian vừa qua, đã ghi nhận không ít trường hợp bệnh nhân bị biến chứng nặng (nhiễm toan, suy hô hấp…) do sử dụng các loại thuốc hoàn, tễ được “truyền miệng” để điều trị bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch.
Thuốc tẩy giun và một số thuốc khác
Thuốc tẩy giun, một số kháng sinh, thuốc trị nấm như ketoconazole; thuốc trị tăng mỡ máu; thuốc trị đái tháo đường; thuốc gây mê và còn nhiều loại thuốc khác nữa… cũng có thể gây tổn thương gan nếu sử dụng quá liều, dùng sai cách.
Nguyên tắc chung cần nhớ
Người bệnh nên hiểu rằng, càng dùng ít thuốc càng tốt. Khi sử dụng thuốc không kê đơn, hãy nhớ đọc nhãn cẩn thận và không bao giờ vượt quá lượng khuyến cáo. Tránh dùng liều tối đa được đề nghị trong một thời gian dài mà không hỏi ý kiến bác sĩ. Chỉ sử dụng thuốc theo đơn khi đã được bác sĩ hướng dẫn.
Nếu người bệnh đang dùng một số loại thuốc, hãy chắc chắn rằng các thành phần không giống nhau; tránh cho việc tình cờ sử dụng quá liều thuốc.
Nếu người bệnh uống rượu tốt nhất là không dùng hoặc hạn chế sử dụng acetaminophen; không bao giờ dùng liều tối đa
Nếu đang mắc bệnh gan, hãy chắc chắn rằng, bác sĩ điều trị biết về chẩn đoán và mức độ nghiêm trọng bệnh gan của người bệnh.
Nếu người bệnh bị bệnh gan tiến triển như xơ gan nặng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa gan trước khi bắt đầu dùng thuốc mới.
Thay đổi lối sống lành mạnh như: hạn chế rượu, bia; hạn chế ăn các món ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, hạn chế tiếp xúc với các chất độc trong không khí như khói bụi, thuốc trừ sâu, phân bón…Nên uống nhiều nước, bổ sung đúng cách vitamin và các chất vi lượng cần thiết cho cơ thể như vitamin A,E, K, C… để giúp cho lá gan khỏe mạnh hơn.
Thuốc giảm đau phổ biến nhất đang ngày càng gây ngộ độc
Paracetamol hay acetaminophen, là một trong những loại thuốc giảm đau phổ biến nhất trên thế giới. Được biết đến nhiều hơn với các tên thương hiệu như Tylenol, Panadol hoặc Excedrin. Loại thuốc này được sử dụng rất an toàn để điều trị chứng đau nhức nhẹ và sốt trong thời gian ngắn.
Trong vài thập kỷ qua, tình trạng sử dụng quá liều không chủ ý thuốc paracetamol đã gia tăng ở nhiều quốc gia và một số nhà khoa học cho rằng nó liên quan đến liều lượng có sẵn.
Ngay cả khi được các bác sĩ kê đơn, nghiên cứu mới từ Thụy Sĩ cho thấy liều lượng cao hơn của paracetamol khiến mọi người vô tình đầu độc chính mình và mặc dù không dẫn đến tử vong (chúng ta đã có thuốc giải độc hiệu quả) nhưng nó có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng. Ở Thụy Sĩ, hầu hết các viên thuốc không kê đơn (OTC) đều chứa khoảng 500 miligam paracetamol. Nhưng vào năm 2003, quốc gia này đã giới thiệu loại thuốc viên kê đơn chứa 1.000 mg thuốc.
Các nhà nghiên cứu đã cảnh báo khi phát hiện ra sự gia tăng đáng kể về việc quá liều không chủ ý từ paracetamol, và hầu hết các trường hợp này đều liên quan đến viên nén 1.000 mg. Mặt khác, ngộ độc có chủ ý dường như không gia tăng, điều này cho thấy phần lớn các tình huống khẩn cấp này hoàn toàn có thể tránh được.
"Một vấn đề với paracetamol là nó không có hiệu quả đối với tất cả bệnh nhân hoặc chống lại tất cả các dạng đau", Andrea Burden, bác sĩ dược học tại ETH Zurich giải thích
Nếu thuốc không giúp giảm bớt các triệu chứng, người sử dụng có xu hướng tăng liều lượng mà không hỏi ý kiến chuyên gia y tế. Nhiều người không nhận ra rằng mỗi viên thuốc paracetamol đi vào người sẽ tích tụ dần trong cơ thể. Điều này có nghĩa là chỉ cần uống thêm một vài viên 1.000 miligam có thể khiến bạn có nguy cơ quá liều, dễ dàng vượt quá mức 4.000 miligam được khuyến nghị một ngày cho người lớn.
Vì lý do đó, vào năm 2008, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã khuyến nghị giới hạn liều lượng dành cho người lớn chỉ hai viên nén chứa 325 mg acetaminophen, với một cảnh báo về cách các sản phẩm phụ độc hại mà thuốc có thể tích tụ trong gan của bạn sẽ gây hư hỏng.
Trong vòng một năm kể từ khi viên nén 1.000 mg được giới thiệu, nghiên cứu mới cho thấy sự gia tăng đáng kể các cuộc gọi liên quan đến acetaminophen đến Trung tâm Chất độc Quốc gia Thụy Sĩ.
Từ năm 2005 đến năm 2008, thực tế đã có sự gia tăng 40% các trường hợp ngộ độc, đặc biệt là ở người lớn tuổi và trẻ em.
"Trên cơ sở đó, chúng tôi có thể kết luận rằng số vụ ngộ độc gia tăng có liên quan đến việc có sẵn 1.000 viên nén", nhà dược học Stefan Weiler, giám đốc khoa học của Trung tâm Chất độc Quốc gia Thụy Sĩ cho biết.
Điều này đáng lo ngại do hiệu quả hạn chế của paracetamol đối với cơn đau cấp tính và đặc biệt đối với cơn đau mãn tính. Nếu mọi người muốn những loại thuốc này có tác dụng nhưng kết quả không như mong muốn, họ thường có xu hướng uống một viên thuốc khác quá sớm, gây nguy cơ quá liều.
Ông Burden chia sẻ: "Chúng tôi nhận ra rằng việc kiểm soát cơn đau là một thách thức và các loại thuốc khác có thể có tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu paracetamol không mang lại hiệu quả như mong muốn, điều quan trọng là không nên uống thêm loại thuốc khác. Thay vào đó, mọi người nên tìm tư vấn y tế chuyên nghiệp để tìm ra lựa chọn điều trị tốt nhất."
May mắn thay, 90% những người trong nghiên cứu sử dụng quá liều paracetamol đã nhận được thuốc giải độc trong vòng 8-10 giờ , giảm nguy cơ tổn thương gan và tử vong.
Tuy nhiên, hầu hết những tình huống này có thể được tránh hoàn toàn. Nếu paracetamol không phù hợp với những cơn đau mãn tính, thì kích thước gói thuốc nên thể hiện điều đó. Chúng không được chứa từ 40 viên trở lên.
Ít nhất, các gói 1.000 viên nén phải chứa một số lượng nhỏ hơn. Ngay cả khi bệnh nhân cần liều cao hơn, có thể an toàn hơn khi kê đơn hai viên 500 mg.
Trong khi xác định nguyên nhân chính xác của các vụ ngộ độc, các chuyên gia y tế có một vài ý kiến. Bệnh nhân có thể nhầm viên nén mạnh hơn với viên yếu hơn, vô tình tăng gấp đôi liều lượng của họ. Nếu điều này xảy ra ở trẻ nhỏ, một viên thuốc đôi khi đủ để khiến chúng vượt quá mức tối thiểu hàng ngày và có nguy cơ ngộ độc.
Những sai lầm cần tránh khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết Nhiều bà mẹ, nhất là những bà mẹ có con đầu lòng thường lúng túng nên có những xử trí không đúng khi con bị sốt xuất huyết. Ảnh minh họa Những sai lầm phổ biến Theo bác sĩ CKII Nguyễn Minh Tiến, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TPHCM), sai lầm phổ biến là nhiều bà mẹ do nóng lòng khi con...