Sai lầm tai hại khi uống trà có thể gây đột quỵ, ảnh hưởng thần kinh
Uống trà sai cách dẫn đến nhiều tác hại khôn lường đối với sức khỏe vậy nhưng nhiều người vẫn chưa ý thức được.
Uống trà khi đói bụng
Uống trà khi bụng đói sẽ làm mất sự cân bằng của các chất có tính axit và kiềm trong dạ dày, dẫn tới làm gián đoạn hệ thống trao đổi chất của cơ thể. Uống trà khi đói cũng khiến cho chức năng của thận hoạt động quá mức, từ đó dẫn đến các triệu chứng tiểu rắt, chóng mặt, tim đập loạn nhịp, chân run, kích thích niêm mạc dạ dày, ức chế hoạt động tiết của túi mật khiến ta có cảm giác khó chịu, quay cuồng như bị “say trà” và buồn nôn.
Uống trà buổi sáng sớm
Khi bạn uống trà vào buổi sáng gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi cơ thể chúng ta đã mất đi một lượng nước đáng kể do không được cung cấp nước vào ban đêm. Nên khi bạn uống trà vào buổi sáng chỉ khiến cơ thể bạn càng mất nước nhanh hơn, thậm chí có thể gây chuột rút cực kỳ nguy hại cho sức khỏe.
Trà đặc chứa một lượng lớn caffeine, tannin và theophylline – những chất có tính kích thích mạnh. Việc uống trà quá đặc đồng nghĩa với việc bạn đã nạp vào cơ thể hàm lượng cao các chất này khiến bạn bị đâu đầu, chóng mặt, cồn cào ruột gan bởi say trà và nếu dùng lâu dài sẽ gây tác hại nguy hiểm đối với cơ thể.
Uống trà sau bữa ăn
Nước trà có thể làm loàng dịch vị tiêu hóa trong dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, chất tannin trong trà khi kết hợp với thức ăn tạo nên những hợp chất khó tiêu hóa, tăng nguy cơ táo bón và tích trữ các chất có hại cho cơ thể. Nếu duy trì thói quen này lâu sẽ gây thiếu hụt sắt và thiếu máu. Do đó, tốt nhất bạn nên uống trà cách 1 giờ trước và sau bữa ăn, lúc bụng không quá đói và quá no.
Uống trà gần giờ đi ngủ
Bạn đừng bao giờ uống trà gần giờ đi ngủ bởi trong trà chứa một lượng lớn caffeine có tác dụng kích thích thần kinh, gây hưng phấn khiến bạn dễ bị khó ngủ, ngủ không ngon giấc. Cách uống trà tốt nhất là bạn nên uống trước đó khoảng 2 -3 giờ đồng hồ để không gây ảnh hưởng tới giấc ngủ.
Uống trà pha đi pha lại nhiều lần
Trà pha đi pha lại nhiều lần nước không chỉ giảm chất lượng và độ ngon của trà, mà còn gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Theo các nhà khoa học, lần pha trà đầu tiên chiết được khoảng 50% các hợp chất hữu ích, lần 2 là 30%, lần 3 là 10% và lần thứ 4 thì chỉ còn 1-3%. Nếu pha lại nhiều lần, trà bị biến chất sẽ sản sinh ra các chất độc hại đối với sức khỏe. Vì thế, bạn chỉ nên uống trà đến nước thứ 2 sau đó thay trà mới.
Video đang HOT
Uống trà để qua đêm
Các chuyên gia sức khỏe cho rằng trà pha để lâu (qua đêm) sẽ bị mất các vitamin và chất dinh dưỡng. Trà để lâu cũng sẽ chuyển sang giai đoạn oxy hóa polyphenol, các chất thơm trong trà… sản sinh ra các chất độc hại. Ngoài ra, trà pha xong để quá lâu sẽ bị các vi khuẩn xâm nhập gây hại cho đường ruột và gây bệnh tiêu hóa.
Uống thuốc tây bằng nước trà
Thuốc có nhiều loại với các thành phần và dược tính khác nhau. Theo các chuyên gia Trung Quốc, trong lá trà có chứa tannin, theophylline – đó là những chất gây phản ứng hóa học với một số loại thuốc. Vì vậy, dùng trà để uống thuốc ngủ, thuốc an thần và thuốc bổ máu có chứa sắt hoặc thuốc có chứa protein sẽ khiến tác dụng của thuốc bị hạn chế.
Uống trà khi mắc một số bệnh sau
Bệnh nhân loét dạ dày, người bị mất ngủ hoặc suy nhược thần kinh, người mắc chứng loạn nhịp tim, người thiếu máu, người bệnh gan, người bị sỏi đường tiết niệu, người thiếu canxi và loãng xương, người bị táo bón, người bị bệnh tim và cao huyết áp… tuyệt đối không nên uống trà, vì các chất có trong trà kích thích các căn bệnh trên trở nên tồi tệ hơn và gây ra các tác hại không ngờ tới.
Lợi ích tuyệt vời của trà hoa cúc đối với sức khỏe ít người biết
Hoa cúc không những là một loài hoa để trưng, cắm rất đẹp mà bên cạnh đó nó còn là loài thảo dược mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mà không phải ai cũng biết.
Công dụng của trà hoa cúc đối với sức khỏe
Là một thức uống ngon và phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, trà hoa cúc cũng có một số lợi ích sức khỏe ấn tượng, bao gồm cả khả năng bảo vệ trái tim của bạn, tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện mắt, an thần, chống viêm, và điều trị các vấn đề hệ tiêu hóa...
Hoa cúc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Giải tỏa căng thẳng
Hoa cúc có thể giúp bạn ngăn ngừa sự lo lắng và giúp cho cơ thể bớt căng thẳng. Những người mắc chứng rối loạn lo âu tổng thể nên dùng loại thảo dược này để điều trị.
Đơn giản là hãy pha khoảng 2 thìa trà hoa cúc và thưởng thức chúng giữa các bữa ăn để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Ngăn ngừa mất ngủ
Nếu bạn bị mất ngủ thì hoa cúc sẽ giúp bạn điều trị hiệu quả. Sử dụng trà hoa cúc thường xuyên trong 2 tuần bạn sẽ thấy giấc ngủ của mình được cải thiện đáng kể. Theo đó chỉ cần uống một ly trà hoa cúc trước khi đi ngủ nửa tiếng đồng hồ là được nhé.
Cải thiện sức khoẻ tim mạch
Các nghiên đã chỉ ra chè hoa cúc có thể giảm huyết áp và giảm các bệnh động mạch vành. Đây có thể là một biện pháp phòng ngừa lâu dài cho các vấn đề tim mạch khác nhau, như nhồi máu cơ tim và đột quỵ, cũng như chứng xơ vữa động mạch. Tác dụng này chủ yếu là do hàm lượng kali của trà, vì kali là chất làm giãn mạch.
Tăng cường trao đổi chất
Hoa cúc có nhiều loại vitamin B, bao gồm axit folic, cholin, niacin, và riboflavin. Những vitamin cần thiết cho sự hoạt động bình thường của cơ thể, từ sự phát triển của cơ thể tới hình thành nội tiết tố, tuần hoàn và dẫn truyền thần kinh.
Ngâm mình với tinh dầu hoa cúc để chữa vết thương ngoài da (Ảnh minh họa)
Chăm sóc da
Trà hoa cúc có chứa một số lượng đáng kể beta-carotene (vitamin A). Vitamin A hoạt động như một chất chống oxy hóa bằng nhiều cách và do đó loại bỏ stress oxy hóa và các tế bào bị hư hại trong các cơ quan của cơ thể . Hoa cúc từ lâu đã được sử dụng ngoài da lý do này, vì nó có thể làm giảm kích ứng da, mẩn đỏ, và các bệnh mãn tính, chẳng hạn như eczema và bệnh vẩy nến. Nó cũng giúp giảm các dấu hiệu lão hóa cũng như cácnếp nhăn nhờ vào hàm lượng chất chống oxy hoá của hoa.
Trị viêm lợi
Chứng viêm lợi có thể gây đau, sưng tấy khoang miệng và làm bạn khó chịu vô cùng khi không thể nhai, nuốt được như bình thường. Việc tích tụ mảng bám thức ăn trên răng và nướu là nguyên nhân gây ra chứng này.
Bạn hãy dùng nước ấm pha với 10-15 gitoj tinh dầu hoa cúc để súc miệng 2-3 lần mỗi ngày. Mỗi lần ngậm chừng 2 phút để sát trùng trị viêm.
Cải thiện thị giác
Beta-carotene, (vitamin A) có nhiều trong trà hoa cúc có tác dụng tốt cho mắt. Nó còn có tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ chống lại bệnh thần kinh võng mạc, đục thủy tinh thể, võng mạc thoái hóa và nhiều vấn đề khác liên quan đến mắt.
Ngăn ngừa bệnh trĩ
Bệnh trĩ là chứng khó nói và gây khó chịu vô cùng cho người mắc chúng. Hoa cúc cũng có tác dụng đáng kể với căn bệnh này khi giúp hạn chế viêm nhiễm và tăng cường lưu thông đường ruột.
Bạn chỉ cần sử dụng dược phẩm chiết xuất từ hoa cúc hay trà hoa cúc mỗi ngày là được nhé.
Trà hoa cúc rất tốt cho hệ tiêu hóa (Ảnh minh họa)
Giúp ích cho hệ tiêu hóa
Chắc chắn một trong những tác dụng của hoa cúc chính là mang đến lợi ích cho hệ tiêu hóa. Hoa cúc có thể điều trị chứng khó tiêu, đau bụng cũng như hội chứng kích thích đường ruột và đau dạ dày.
Uống trà hoa cúc 3 lần mỗi ngày vào sau các bữa ăn để có được tác dụng này của hoa cúc.
Hạn chế viêm nhiễm vùng kín
Vùng kín của chị em phụ nữ là một trong những khu vực dễ viêm nhiễm nhất trên cơ thể. Chứng bệnh này ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, khả năng bài tiết cũng như đời sống tình dục.
Để điều trị chúng một cách tự nhiên và hiệu quả bạn chỉ cần pha loãng tinh dầu hoa cúc trong nước ấm và ngâm mình chừng 20 đến 30 phút là được. Ngâm mình mỗi ngày cho đến khi triệu chứng thuyên giảm và chấm dứt bạn nhé.
Ngăn ngừa hăm tã
Bệnh hăm tã thường vẫn thấy ở trẻ em vì các bé phải mặc tã suốt cả ngày. Với khả năng kháng viêm và kháng khuẩn, hoa cúc có thể giúp da bớt kích ứng hay mọc vảy đỏ hơn.
Bạn chỉ cần dùng trà hoa cúc thay nước rửa để làm sạch phần thân dưới của trẻ sau khi thay tã là được.
Chống lại bệnh tiểu đường
Nồng độ đường huyết tăng cao khi bạn mắc bệnh tiểu đường khiến cho thần kinh của bạn dễ bị tổn thương, chức năng tim bị suy giảm, thận cũng yếu hơn và thị lực cũng bị ảnh hưởng.
Hoa cúc có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả, hạn chế các tác hại của chúng. Hãy uống một ly trà hoa cúc trong bữa ăn để giữ cho đường huyết của bạn luôn ở mức ổn định.
Như vậy, với những tác dụng tích cực trên đây của hoa cúc, hy vọng rằng bạn có thể tận dụng được những lợi ích của loại hoa này trong cuộc sống của mình.
4 thói quen tốt nhưng vận dụng không đúng vẫn có thể gây hại Một lối sống lành mạnh sẽ gắn liền với các thói quen lành mạnh. Một số thói quen dù là tốt nhưng nếu áp dụng không đúng cách có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe và gây tăng cân. Tập thể dục buổi sáng rất tốt cho sức khỏe nhưng cần phải ngủ đủ 6-8 tiếng/đêm - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK...