Sai lầm sau sinh của nhiều mẹ có thể ảnh hưởng trí não trẻ ngay từ sơ sinh mà không hay biết
Theo chuyên gia, omega chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần chất xám của não bộ. Tuy nhiên, vì sai lầm kiêng khem của nhiều mẹ ngay sau sinh đã dẫn tới sự thiếu hụt, ảnh hưởng tới trí não trẻ về sau mà không biết.
Mẹ vô tình khiến trẻ sơ sinh bị thiếu hụt omega
Sinh con đầu lòng được 3 tháng nhưng trong suốt thời gian ấy, chị Nguyễn Thị Hoa (Hưng Yên) kiêng khem rất kỹ. Trong bữa ăn hằng ngày của chị tuyệt nhiên không có món cá bởi chị sợ ăn cá tanh, con bú sữa mẹ sẽ bị đi ngoài. Chị rất thích ăn các thực phẩm như lạc, đỗ xanh… nhưng cũng hạn chế vì sợ lạc rang cứng, sẽ ê, buốt răng sau này và con bú sữa chị sẽ bị đầy bụng.
Giống như chị Hoa, chị Nguyễn Khánh Chi (Thái Nguyên) có con 1 tuổi luôn cẩn thận trong chế độ dinh dưỡng. Từ 6 tháng tuổi, chị đã cho con ăn dặm nhưng mỗi ngày chỉ ăn 1 bữa. Mãi tới 8 tháng, chị mới cho con ăn dặm ngày 2 bữa, lượng thức ăn không nhiều vì chị vừa ăn vừa nghe ngóng xem có có bị dị ứng với loại thực phẩm nào không? Dù biết cá rất tốt nhưng mãi tới khi con 1 tuổi, chị mới cho con ăn cá bởi sợ con ăn chất tanh sớm bị đi ngoài nhiều sẽ ảnh hưởng hệ tiêu hóa về sau. Trong thực đơn ăn dặm của con, chị cũng không dám cho ăn đa dạng thực phẩm. Thấy sức đề kháng của con kém, hay ốm và phát triển chậm hơn các bạn khác, chị cho đi kiểm tra thì bác sĩ cho biết bị thiếu chất, nhiều nhất là omega.
Trao đổi với PV, PGS.TS Trần Đình Toán – Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, Ủy viên Hội đồng Dinh dưỡng và Thuốc, Ban Bảo vệ Sức khỏe Trung ương, omega có vai trò rất lớn đối với sự phát triển của não bộ bởi nó chiếm tỷ lệ rất cao trong chất xám và tạo ra độ nhạy của các nơ ron thần kinh, giúp dẫn truyền thông tin nhanh và chính xác, tăng sự tập trung chú ý, giúp trẻ phản xạ nhanh, ghi nhớ tốt, tăng khả năng học hỏi, nhận thức…
Ngay khi chào đời, trung bình mỗi ngày não bộ của trẻ sẽ tăng 2 gram. Tới khi 5 tuổi tuổi não trẻ sẽ đạt khoảng 90% kích thước của não người lớn. Việc thiếu hụt omega sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển trí não và thần kinh của trẻ, làm giảm hiệu quả của các dẫn truyền thần kinh từ cơ quan đích đến não, giảm tính lưu động của màng tế bào. Thậm chí, khiến trẻ sẽ có chỉ số thông minh IQ và EQ thấp, tăng nguy cơ tiềm ẩn bị rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi hoặc trầm cảm… Đồng thời, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của cơ xương, giảm hiệu quả của quá trình đông máu, dung nạp glucose và khả năng chống viêm của cơ thể.
PGS.TS Trần Đình Toán – Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, Ủy viên Hội đồng Dinh dưỡng và Thuốc, Ban Bảo vệ Sức khỏe Trung ương. Ảnh TG
PGS.TS Trần Đình Toán nhấn mạnh, mặc dù rất quan trọng nhưng omega là chất mà cơ thể không tự tổng hợp được, chỉ có thể bổ sung từ bên ngoài qua thực phẩm hoặc các dưỡng chất bổ sung. Nó cũng không có tính dự trữ nên cần bổ sung thường xuyên. Do đó, ngay từ 1 ngày tuổi, trẻ đã cần được cung cấp lượng Omega đầy đủ hàng ngày. Tuy nhiên, chính sự kiêng cữ quá mức của mẹ có thể vô tình khiến trẻ bị thiếu hụt Omega ngay từ khi sơ sinh.
Omega có 2 nguồn: nguồn lấy thực vật (có trong các loại hạt: đỗ,..) và nguồn lấy từ động vật (chủ yếu là cá). Việc các bà mẹ kiêng ăn cá, kiêng ăn các loại hạt suốt 3 tháng đầu hoặc 6 tháng đầu sau sinh là một sai lầm. Chính điều này đã vô tình khiến trẻ không được tiếp nhận đủ Omega qua lượng sữa bú.
Tới khi ăn dặm, trẻ có khả năng rất cao bị thiết hụt cả lượng Omega thực vật và Omega động vật bởi ở giai đoạn này, các mẹ thường cho con ăn rất ít loại thực phẩm trong 1 bữa vì phải thăm dò, để loại trừ khả năng bị dị ứng thực phẩm. Các loại hạt cũng được cho bé ăn rất ít vì hạt cứng, thô, chưa thích hợp với giai đoạn tập ăn và có nguy cơ gây đầy bụng cho bé. Mặt khác, nhiều mẹ phải tới 8, 9 tháng mới cho con ăn cá vì khả năng gây dị ứng từ cá cao hơn các loại đạm khác.
Video đang HOT
Cách an toàn để bổ sung omega cho trẻ sơ sinh
Theo PGS Phạm Đình Toán, trong khoảng 2 năm đầu đời là khoảng thời gian vàng trẻ cần tiếp nhận omega để hoàn thiện và phát triển não bộ tuy nhiên, chế độ ăn của trẻ lại không thể cung cấp đầy đủ lượng omega. Việc bổ sung omega cho trẻ ngay từ khi 1 ngày tuổi là rất cần thiết. Các bà mẹ cần thay đổi chế độ ăn uống ngay từ sau khi sinh, không nên kiêng khem quá mức dẫn tới nguồn sữa thiếu hụt omega cho trẻ sơ sinh.
Khi lựa chọn nguồn bổ sung omega cho trẻ, các bậc cha mẹ cũng cần lưu ý rằng, omega thực vật và omega động vật có giá trị hấp thụ như nhau khi vào cơ thể. Tuy nhiên, Omega thực vật phù hợp và an toàn cho trẻ nhỏ, đặc biệt là với trẻ sơ sinh. Omega thực vật hạn chế được một số “nhược điểm” mà ở omega động vật không có. Omega thực vật không có vị tanh, dễ uống, không gây kích ứng, nôn trớ. Ngay từ sơ sinh, vị giác của trẻ đã hình thành, thậm chí vị giác của trẻ còn nhạy cảm hơn gấp 3 lần so với vị giác người lớn. Vậy nên, trẻ sơ sinh cũng có thể sử dụng omega thực vật mà không gây kích ứng, nôn trớ.
Omega thực vật có nhiều trong các hạt
Nguồn omega động vật chủ yếu là từ cá, nhất là nguồn cá biển như cá hồi, cá ngừ, cá kình…Cá biển ở mực nước sâu có nguy cơ nhiễm các kim loại nặng, thủy ngân bởi môi trường ô nhiễm. Độ an toàn của omega thực vật cao hơn vì giám sát kỹ từ khâu gieo trồng tới thu hái các vấn đề đất, nước, dùng hóa chất bảo vệ thực vật hay không?…
PGS.TS Toán cũng nhấn mạnh, việc bổ sung Omega cho trẻ không thể tùy tiện, cần phải đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa omega 3, Omega 6. Nếu tỷ lệ này quá chênh lệch sẽ dẫn tới nguy hại cho sức khỏe bởi một số enzym quan trọng trong tiêu hóa bị thay thế làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch… Các nhà khoa học trên Thế giới đã nghiên cứu và kết luận, cần bổ sung theo tỷ lệ 4: 1 tức 4 omega 6 và 1 omega 3 là lý tưởng giúp hấp thu vào não bộ tốt nhất vào cơ thể trẻ. Khi bổ sung cần đảm bảo tỷ lệ.
Té vào xô nước ở nhà, bé 14 tháng tuổi ngưng tim, ngưng thở, tổn thương não
Trong lúc mẹ làm việc sau vườn, bé trai 14 tháng tuổi chơi trong nhà và bị té vào xô nước.
Tai nạn khiến bé ngưng tim, ngưng thở, tổn thương não không thể phục hồi.
Câu chuyện đau lòng trên vừa xảy ra với bé trai 14 tháng tuổi, ngụ huyện Củ Chi, TPHCM.
Trước đó theo lời gia đình, trong lúc mẹ làm sau vườn, bé trai chơi chung với em họ ở trong nhà. Lát sau, người em họ chạy ra ngoài hốt hoảng báo rằng bé đã té vào xô nước trong nhà, nằm bất động. Lập tức gia đình chạy vào, vớt bé ra nhưng bệnh nhi đã tím tái và mê sâu.
Khi được đưa đi Bệnh viện huyện Củ Chi, bé đã trong tình trạng ngưng tim ngưng thở. Các bác sĩ tiến hành hồi sức tim phổi 30 phút để bệnh nhi có tim lại, sau đó chuyển lên tuyến trên vào ngày 24/11.
Bệnh nhi bị tổn thương não không thể phục hồi (Ảnh: BVCC).
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, ngay lập tức bé được ê-kíp bác sĩ khoa Cấp Cứu nỗ lực điều trị thở máy, chống phù não tích cực.
Tuy nhiên, do đã chìm lâu trong nước, bệnh nhi bị thiếu oxy não nghiêm trọng không thể phục hồi. Theo các bác sĩ, bé dù giữ được tính mạng nhưng không còn khả năng nhận thức, gần như phải sống cảnh "người thực vật" suốt đời.
Bác sĩ Phạm Hoàng Minh Khôi, quyền Phó khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho biết, đây là tai nạn rất thương tâm và cũng thường hay gặp tại khoa vào các dịp nghỉ hè, lễ Tết. Nhất là giai đoạn nghỉ do dịch bệnh Covid-19 hiện nay, khiến nguy cơ trẻ gặp sự cố khi sinh hoạt rất cao.
Do bản tính của trẻ con rất thích khám phá, đặc biệt là nước, bác sĩ khuyên phụ huynh lưu ý không để trẻ một mình mà không có người lớn bên cạnh. Nhà có các xô hay chậu nước thì nên có nắp đậy hay chỉ để xô chậu trống. Khi phát hiện con em mình tại hiện trường nên cố gắng bình tĩnh cấp cứu ban đầu.
Cụ thể sau khi vớt bé ra thì đặt trên mặt phẳng cứng, dùng khăn lau và ủ ấm để tránh hạ thân nhiệt, gọi người khác hỗ trợ để có thể hà hơi thổi ngạt cũng như ấn tim ngoài lồng ngực. Tránh vác nạn nhân vì có thể gây ra những thương tổn thứ phát. Sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
Phương pháp sơ cứu người bị đuối nước đúng cách
Thời điểm vàng sơ cứu là ngay từ khi có cơn ngừng thở đầu tiên tức là trong vòng 1- 4 phút đầu tiên khi bị chìm trong nước, đồng thời xử lý tốt các chấn thương kèm theo (đặc biệt là chấn thương đầu cổ và cột sống).
Nguyên tắc cấp cứu là tại chỗ, khẩn trương, đúng phương pháp với mục đích cấp cứu là giải phóng đường thở và cung cấp oxy cho nạn nhân.
Do vậy việc làm đầu tiên cần đưa nạn nhân ra khỏi nước.
Đặt nạn nhân nằm nghiêng, móc hết dị vật, đàm nhớt trong họng để giải phóng đường thở.
Nếu nạn nhân bất tỉnh, không tự thở, phải tiến hành cấp cứu tại chỗ
Nếu có hai người cấp cứu thì một người ấn tim ngoài lồng ngực, một người hà hơi thổi ngạt, kiên trì thực hiện cho đến khi nạn nhân hồi tỉnh trở lại hoặc cho đến khi nạn nhân được đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Cảnh giác phù phổi cấp sau khi đuối nước
Sau sơ cứu ban đầu người bị đuối nước đã tỉnh lại, cần được đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra, mục đích xem nạn nhân có bị phù phổi cấp sau khi đuối nước.
Một người đã hít phải nước thì có thể có các dấu hiệu của phù phổi cấp như: Khó thở, đau ngực hoặc ho; thay đổi đột ngột hành vi, người mệt mỏi... Những dấu hiệu này không dễ dàng phát hiện, đặc biệt ở trẻ nhỏ mà bình thường chúng có thể khó chịu. Nếu để lâu, nguy cơ tử vong sẽ cao nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời.
Những sai lầm cần tránh
Thói quen dốc ngược nạn nhân, vác lên vai rồi chạy là hành động hoàn toàn sai vì nó làm mất thời gian quý giá để hô hấp nhân tạo cứu sống bệnh nhân. Hơn nữa, khi ngạt nước thực ra nước ở trong phổi không nhiều như mọi người nghĩ, nó sẽ được tống ra ngoài khi ta hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực và khi bệnh nhân thở trở lại.
Tránh hơ lửa - hành động này không giúp được gì, còn có nguy cơ bị bỏng nặng.
Những lỗi phổ biến có hại trong khi tắm mà nhiều người hay mắc phải Có một sai lầm phổ biến mọi người thường mắc phải trong khi tắm có thể có hại, chuyên gia cảnh báo. Có một cái bẫy phổ biến trong khi tắm mà mọi người thường rơi vào hóa ra có thể "có hại", chuyên gia Hussain Abdeh, giám đốc của Medicine Direct (Anh), cảnh báo. Tắm không chỉ nuôi dưỡng làn da mà...