Sai lầm nghiêm trọng khi chế biến rau củ làm bạn và gia đình dễ mắc bệnh
Thực phẩm có thể chứa mầm bệnh nguy hiểm cho con người nếu chúng chứa độc tố, hóa chất hay các tác nhân lây nhiễm như vi khuẩn, virus, kí sinh trùng.
Sơ chế rau củ không đúng cách dễ làm bạn và gia đình mắc bệnh.
Nguy hiểm khi không rửa thớt sau sơ chế thực phẩm
Khi chế biến thịt sống, bạn rửa tay cẩn thận, dùng dụng cụ riêng và rửa sạch hay đặt ngay thớt vào máy rửa bát để tránh lây nhiễm chéo. Nhưng điều tương tự lại không xảy ra khi bạn chuẩn bị rau củ cho bữa ăn. Chẳng hạn, một số người sau khi rửa qua chất nhờn bám trên dao thái khoai tây lại dùng chính con dao đó để cắt gọt táo hoặc cắt xà lách để làm món salad.
Ảnh minh họa: Getty Images
Theo các đầu bếp và chuyên gia an toàn thực phẩm thì cách làm trên không phải là thói quen tốt. Làm sạch bề mặt, dụng cụ chế biến và các loại nguyên liệu cho mỗi món ăn đều là chìa khóa giúp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong khi chế biến thức ăn.
Theo HuffPost, Julian Bond, bếp trưởng điều hành và phó chủ tịch Viện Nghệ thuật Ẩm thực Thái Bình Dương cho biết: Tại trường dạy nấu ăn của ông, khoai tây được sử dụng để giúp học sinh hiểu được các sắc thái của an toàn thực phẩm.
Julian Bond chia sẻ: Tôi hỏi các học sinh của mình về việc rửa thớt sau khi thái thịt gà và mọi người đều giơ tay tán thành. Nhưng câu hỏi tương tự đối với thực phẩm là khoai tây thì không ai phản hồi.
Video đang HOT
Mặc dù hầu hết chúng ta đều nhận thức được sự nguy hiểm của thịt sống và nấu chưa chín, nhưng trái cây và rau quả được xem là có liên quan phổ biến nhất đến bệnh tật do thực phẩm. Các đợt bùng phát bệnh về đường tiêu hóa gần đây từ rau xanh, dâu tây, mầm cỏ linh lăng và nấm, có thể do đất, nước bị ô nhiễm hoặc thậm chí do việc trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản không đúng cách…
Rủi ro sức khỏe từ thực phẩm nhiễm khuẩn
Donald Schaffner, Trưởng khoa Khoa học thực phẩm tại Đại học Rutgers, cho biết: Các vi sinh vật gây bệnh liên quan đến khoai tây sống sẽ là bất kỳ vi sinh vật nào được tìm thấy và tồn tại trong đất.
Chúng được tìm thấy tự nhiên trong đất hoặc do phân động vật được ủ không đúng cách. Những mầm bệnh này có thể gây rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.
Các đợt bùng phát nguy hiểm và thường gây chết người từ các loại vi khuẩn như Salmonella, E. coli hay Campylobacter. Cơ thể chỉ cần nhiễm một lượng nhỏ vi khuẩn này cũng có thể gây nhiễm trùng. Nấu chín thực phẩm đúng phương pháp là cách duy nhất để tiêu diệt những mầm bệnh này.
Nên rửa thực phẩm như thế nào?
Nên rửa trái cây và rau củ nhẹ nhàng dưới vòi nước lạnh. Dùng ngón tay hoặc bàn chải mềm để làm sạch những vết bẩn cứng đầu mà không cần dùng xà phòng. Cách làm này có thể loại bỏ vi sinh vật từ rau củ và giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.
Lưu ý, ngay cả trái cây và rau có vỏ cứng bên ngoài cũng cần được rửa sạch. Lý do là bởi mầm bệnh và vi khuẩn có thể truyền từ vỏ rau củ, trái cây sang tay hoặc thớt của bạn. Ngay cả những sản phẩm có vỏ cứng như dưa đỏ và trái cây họ cam quýt cũng cần được rửa kỹ.
Một điều quan trọng mà đại dịch COVID-19 đã dạy chúng ta là nên rửa tay nhiều hơn. Thực phẩm có thể chứa mầm bệnh. Do đó, hãy rửa tay ngay cả khi bạn chỉ sử dụng khoai tây để làm nguyên liệu trang trí cho món ăn. Rửa và chà sạch tất cả các loại nguyên liệu trước khi chế biến.
Lấy một chiếc thớt riêng và sạch để sử dụng cho các loại thực phẩm ăn liền (như táo) để tránh lây nhiễm chéo. Cách tốt nhất là chỉ chuẩn bị các loại rau cắt nhỏ ăn liền trên thớt sạch mà trước đó chưa tiếp xúc với các loại thực phẩm sống khác.
Bạn có thể lựa chọn những chiếc thớt gỗ để chế biến rau củ cũng như các món ăn nói chung. Ván gỗ có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên có thể giúp bảo quản sản phẩm an toàn hơn. Ngoài ra, thớt gỗ cũng giúp duy trì độ sắc bén của dao. Chú ý làm sạch và lau khô chúng kỹ lưỡng sau khi sử dụng để ngăn ngừa vi khuẩn còn sót lại sau khi chế biến thức ăn.
Chế biến trứng thế nào tốt cho sức khỏe?
Trứng là nguồn thực phẩm rất giàu vitamin và chất chống oxy hóa, vậy chế biến trứng thế nào tốt cho sức khỏe?
Trứng là loại thực phẩm ngon, bổ dưỡng, là nguồn cung cấp biotin (vitamin H hay còn được gọi là vitamin B7) dồi dào. Đây là chất dinh dưỡng quan trọng được sử dụng trong quá trình chuyển hóa chất béo và đường.
Chế biến trứng thế nào tốt cho sức khỏe?
Chế biến trứng thế nào tốt cho sức khỏe là băn khoăn của nhiều người. Dưới đây là những cách chế biến tốt cho sức khoẻ.
Phương pháp chế biến giúp cắt giảm calo
Trứng có nhiều cách chế biến khác nhau, nếu bạn đang cố gắng cắt giảm lượng calo, hãy chọn trứng luộc. Phương pháp nấu ăn này không bổ sung thêm bất kỳ calo chất béo nào, vì vậy bữa ăn sẽ ít calo hơn so với trứng chiên, bác hoặc trứng tráng.
Kết hợp trứng với các loại rau củ
Trứng rất hợp với rau. Điều này có nghĩa ăn trứng là cơ hội tuyệt vời để tăng cường lượng rau và bổ sung thêm chất xơ, vitamin vào bữa ăn của bạn.
Bạn có thể thêm các loại rau vào món trứng tráng hoặc đơn giản là nấu trứng theo cách nào bạn muốn và bổ sung thêm rau.
Trứng có thể chế biến kết hợp cùng rau, củ quả để bổ sung chất xơ. (Ảnh minh hoạ)
Chiên trứng trong dầu ổn định ở nhiệt độ cao
Các loại dầu tốt nhất để nấu ăn ở nhiệt độ cao, như khi áp chảo, là những loại dầu vẫn ổn định ở nhiệt độ cao và không dễ bị oxy hóa để tạo thành các gốc tự do có hại. Lựa chọn tốt bao gồm dầu bơ và dầu hướng dương. Nếu sử dụng dầu ô liu hoặc dầu dừa siêu nguyên chất, tốt nhất nên nấu ở nhiệt độ thấp hơn lần lượt là 210 độ C và 177 độ C.
Chọn trứng giàu dinh dưỡng
Hiện rất nhiều phương pháp nuôi và chế độ ăn của gà có thể ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng của trứng. Nhìn chung, trứng được nuôi trên đồng cỏ và trứng hữu cơ được cho là có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với trứng nuôi trong lồng và được sản xuất thông thường.
Không nên nấu quá chín trứng
Bạn nấu trứng càng lâu và nóng thì càng mất nhiều chất dinh dưỡng. Sử dụng nhiệt cao hơn trong thời gian dài cũng có thể làm tăng lượng cholesterol bị oxy hóa trong chúng, điều này đặc biệt đúng với việc áp chảo.
Chuyên gia lý giải về một số quan niệm chưa đúng về ăn uống PGS. TS Lê Bạch Mai cho biết một thực phẩm riêng lẻ không phải là nguyên nhân gây nóng và cần sử dụng chất béo hợp lý, đánh giá công bằng với chất phụ gia. Tại chuỗi hội thảo chuyên đề "An toàn thực phẩm và dinh dưỡng đúng cách với sức khỏe cộng đồng" đầu tháng 5 tại miền Trung, PGS. TS...