Sai lầm kinh điển Mark Zuckerberg đang mắc phải: Thứ từng khiến gã khổng lồ Yahoo sụp đổ, CEO từ chức
Những gì đang xảy ra tại Meta của Mark Zuckerberg chính là điều từng xảy ra ở Yahoo gần một thập kỷ trước.
Một gã khổng lồ Internet có tốc độ phát triển đang giảm dần. Một CEO xuất sắc đang ấp ủ tham vọng đầy rủi ro. Một lực lượng người lao động đang lo lắng trước những yêu cầu cao và tình trạng sa thải hàng loạt có thể sắp diễn ra.
Đó là những gì xảy ra ở thời điểm hiện tại bên trong Meta – công ty mẹ của Facebook. Theo Business Insider, đó cũng là điều đã xảy ra gần một thập kỷ trước tại Yahoo.
Mark Zuckerberg.
Khi Meta chuyển đổi để trở thành công ty metaverse trong bối cảnh tăng trưởng người dùng bị đình trệ và doanh số bán quảng cáo chậm lại, rất nhiều thứ đã thay đổi tại đây, bao gồm “nỗi đau” ngày càng gia tăng của những người liên quan. Tờ New York Times đưa tin ngày 9/10 rằng các nhân viên hiện tại và cựu nhân viên của Meta đều hoài nghi về sự thúc đẩy đối với mảng thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR), đồng thời cảnh giác với các ưu tiên thay đổi của Mark Zuckerberg.
Mối quan tâm của họ đang bắt đầu lặp lại những bất ổn nội bộ tại Yahoo dưới thời Marissa Mayer. Tất cả kết thúc khi Mayer rời đi và Verizon mua lại Yahoo với giá “bèo”. Giờ đây, nhiều năm sau sự thay đổi thất bại của Yahoo, Zuckerberg dường như đang lặp lại những sai lầm của Mayer.
Gần một năm trước, Zuckerberg thông báo Facebook sẽ đổi tên và thay đổi trọng tâm của hoạt động kinh doanh. CEO 38 tuổi nói rằng metaverse là “ngôi sao phương bắc mới” của công ty. Zuckerberg đang đánh cược rằng mọi người sẽ sống và làm việc trong một vũ trụ ảo và tương tác bằng avatar trong metaverse của công ty.
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, điều đó chẳng khác nào một ván cược với rủi ro lớn đối với công ty 18 năm tuổi của Zuckerberg.
Trên thực tế, kế hoạch triển khai metaverse của Zuckerberg không bất thường trong thế giới công nghệ nhưng chưa chắc nó đã đem lại “trái ngọt” cho Meta.
Video đang HOT
Liệu Metaverse có đem lại thành công cho Meta?
Không giống việc các quỹ hay công ty đầu tư mạo hiểm có thể chấp nhận rủi ro cao để rót vốn cho các startup, Meta không nhất thiết phải làm như vậy đối với dự án metaverse của mình. Suy cho cùng, họ đã có một số sản ph ẩm thực tế ảo để sản xuất, sở hữu nhiều nền tảng mạng xã hội để phát triển và thu tiền quảng cáo.
Trong khi đó, Meta lại đổ thời gian, tiền bạc cùng nhiều tài nguyên khác vào metaverse. Công ty đã mất 10 tỷ USD khi đặt cược lớn vào năm 2021 – một khoản tiền đáng kể theo tiêu chuẩn của Meta – và Zuckerberg nói với các cổ đông năm nay rằng điều này sẽ tiếp tục trong 3-5 năm tới.
Có thể nói, đây là “trò chơi” mà Zuckerberg cần giành chiến thắng. “Facebook có sự can đảm, có vốn và khả năng để metaverse phát triển hơn nữa. Nhưng nếu phạm sai lầm, họ sẽ phải trả cái giá không hề rẻ”, một chuyên gia nhận định.
Tình trạng hiện tại của Meta khiến không ít người nhớ đến thời kỳ thăng trầm của Yahoo năm xưa.
Yahoo từng là một gã khổng lồ về quảng cáo. Đến năm 2004, công ty đạt doanh thu 3,5 tỷ USD và có giá trị vốn hóa thị trường là 128 tỷ USD. Nhưng do sự cạnh tranh bắt đầu nóng lên từ các đối thủ như eBay, Google và sau đó là Facebook, doanh thu từ quảng cáo của Yahoo nhanh chóng bắt đầu cạn kiệt. Đến năm 2012, giá trị của Yahoo đã giảm xuống còn khoảng 20 tỷ USD.
Khi đó, Mayer gia nhập với nhiệm vụ hồi sinh Yahoo thành ông lớn công nghệ như ngày trước, một công ty có thể sánh ngang với Google, Facebook, Apple và Amazon.
Marissa Mayer.
Để làm điều đó, Mayer đã đưa ra nhiều kế hoạch táo bạo. Tuy nhiên, chúng được đánh giá là không tập trung. Một vài trong số đó là tạo ứng dụng Yahoo cho “mọi thứ”, thuê nhân vật truyền thông nổi tiếng Katie Couric với mức lương 5 triệu USD/năm, tạo các chương trình có kịch bản giống Netflix hay mua nền tảng blog Tumblr với giá 1,1 tỷ USD.
Tất cả đều là những ván cược lớn. Trớ trêu thay, chúng đều không thành công. Hai năm sau khi Mayer nắm quyền điều hành, Yahoo vẫn giậm chân tại chỗ với doanh thu trì trệ.
Năm 2016, kỷ nguyên hoạt động như một công ty độc lập của Yahoo đã kết thúc khi Verizon trả 5 tỷ USD để mua lại và sáp nhập công ty với AOL. Mayer từ chức CEO.
Nội bộ Meta của Zuckerberg dường như đang trở nên giống Yahoo của Mayer năm nào.
Các nhân viên của Meta cho biết công ty đang có những thay đổi chiến lược thay đổi thường xuyên. Chúng có vẻ bắt nguồn từ mong muốn của Zuckerberg chứ không từ dữ liệu cụ thể.
Ngoài ra, họ cho biết Zuckerberg sẵn sàng chi một số tiền lớn cho các dự án không có gì đảm bảo là sẽ thành công. Những khoản tiền đó lớn đến mức cựu CEO của Oculus là John Carmack nói rằng chúng khiến ông “lòng như lửa đốt”.
Tương tự, tại Yahoo, Mayer được miêu tả là đưa ra quyết định không dựa trên dữ liệu, bao gồm để công ty trả 10 triệu USD/năm để lưu trữ video của chương trình “Saturday Night Live”, thuê Couric dù hiệu quả mà nhân vật này đem lại cho Yahoo không cao.
Sau đó là văn hóa công ty. Mayer đã triển khai một hệ thống xếp hạng hiệu suất gây tranh cãi trong nhiệm kỳ của mình nhằm mục đích truyền cảm hứng làm việc chăm chỉ và phát hiện ra những nhân viên kém hiệu quả. Tuy nhiên, nó đã phản tác dụng, dẫn đến việc nhân viên công ty ngày càng thất vọng và làm việc kém năng suất.
Thời điểm hiện tại, Zuckerberg cũng tỏ ra rất muốn loại bỏ những nhân viên có hiệu suất thấp hay những người không phù hợp với tầm nhìn của mình. Tại một cuộc họp chung vào tháng 6, Zuckerberg với nhân viên rằng Meta sẽ tăng mục tiêu hiệu suất để loại bỏ nhân viên không đạt.
Nếu Zuckerberg đúng và metaverse là tương lai, những động thái này được coi là đúng đắn và sẽ giúp thúc đẩy Meta vượt lên trước đối thủ. Theo một số chuyên gia, vẫn có lý do để tin rằng kế hoạch đầy tham vọng của Zuckerberg sẽ thành công. Nhưng nếu điều đó không xảy ra, không loại trừ khả năng Meta sẽ đi vào vết xe đổ năm nào của Yahoo.
Các gã khổng lồ công nghệ liệu có đúng khi sa thải hàng loạt nhân viên?
Ngay cả khi việc sa thải là hợp lý về mặt tài chính, nó vẫn có thể làm tổn hại đến danh tiếng cũng như sự tăng trưởng dài hạn của họ', một CEO nhận định.
Ngay cả khi việc sa thải là hợp lý về mặt tài chính, nó vẫn có thể làm tổn hại đến danh tiếng cũng như sự tăng trưởng dài hạn của họ', một CEO nhận định.
Hiện nay, nhiều gã khổng lồ công nghệ trên thế giới như Meta, Alphabet, Oracle, Tesla, Shopify, Microsoft... đang cắt giảm hàng loạt nhân sự hoặc đưa ra chính sách "đóng băng" tuyển dụng với lý do kinh tế suy thoái. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, họ đang phạm phải "sai lầm lớn" bởi khi tình hình ổn định hơn, các ứng viên tương lai sẽ đánh giá cách mà những công ty này đối xử với nhân viên.
Trong thời huy hoàng, các ông lớn công nghệ đã huy động được lượng tiền mặt khổng lồ, niêm yết trên sàn chứng khoán và tuyển dụng ồ ạt. Tuy nhiên, theo Danny Allan, giám đốc công nghệ của công ty phần mềm Veeam, việc sa thải hàng loạt như hiện nay sẽ khiến hình ảnh của họ bớt "lung linh" trong mắt công chúng.
"Tôi không quên được mỗi khi nhìn thấy thông báo một công ty công nghệ đã cắt giảm X phần trăm lực lượng lao động của mình. Theo tôi, họ đang tạo ra điều có thể tác động gián tiếp tới thương hiệu. Những người bị sa thải và ứng viên trong tương lai chắc chắn sẽ ghi nhớ cách mà các công ty này đối xử với người lao động. Nó có thể trở thành một trở ngại trong quá trình tuyển dụng của họ về sau, khi giai đoạn suy thoái qua đi", Allan nhận định.
Theo Richard Mabey, CEO của nền tảng tự động hóa hợp đồng Juro, một lý do có thể giải thích cho việc sa thải hàng loạt của họ là tuyển dụng thiếu trách nhiệm trong thời kỳ bùng nổ.
"Việc tuyển dụng ồ ạt tại các gã khổng lồ công nghệ đã diễn ra trong vài năm qua, khi họ kiếm tiền và huy động vốn đầu tư một cách dễ dàng. Ngay cả khi việc sa thải là hợp lý về mặt tài chính, nó vẫn có thể làm tổn hại đến danh tiếng cũng như sự tăng trưởng dài hạn của họ", ông cho biết.
Ảnh minh họa: Internet.
Theo Allan, cắt giảm nhân sự đồng nghĩa với cắt giảm nguồn lực và mất đi sự đổi mới trong khi đây là những yếu tố quan trọng hàng đầu đối với một công ty công nghệ. "Bên cạnh đó, khi sa thải nhân viên, họ đang gửi thông điệp đến mọi người rằng họ quan tâm đến tiền bạc hơn là con người", ông chia sẻ.
Mabey nói rằng việc cắt giảm một cách mù quáng sẽ dẫn đến tăng trưởng chậm lại, thậm chí là ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu trong tương lai vì việc đó không khác gì "tiết kiệm tiền mặt ngắn hạn nhưng có thể gây ra nỗi đau về trung hạn".
Theo hai vị giám đốc, thay vì áp dụng phương pháp cắt giảm và tiết kiệm cứng nhắc, các công ty công nghệ nên tập trung vào việc giữ chân những nhân viên trung thành và bồi dưỡng tài năng.
Allan nói: "Sức mạnh của họ phần lớn là nhờ vào những nhân tài mà họ sở hữu. Sự khác biệt bền vững lâu dài của bất kỳ công ty nào chính là sức mạnh của con người. Mang lại cho nhân viên lòng tin và sự yên tâm làm việc có lẽ là điều tốt nhất mà các công ty có thể làm trong bất kỳ loại thách thức kinh tế nào".
Mabey cũng có chung quan điểm với Allan. Theo ông, minh bạch là cách tiếp cận tốt nhất trong hoàn cảnh này. Ông đưa ra ví dụ về việc công khai số dư tiền mặt của công ty và các khoản chi tiêu với nhân viên để mọi người nắm rõ về tình hình hiện tại.
Hai vị giám đốc cùng đồng ý rằng nếu việc sa thải là không thể tránh khỏi, sự đồng cảm là rất quan trọng. Theo họ, các công ty có thể tìm cách để hỗ trợ nhân viên sau khi bị sa thải, ví dụ như giới thiệu họ vào một nơi làm việc khác.
"Ai cũng có một gia đình và cuộc sống cần lo liệu. Vì vậy, hãy tìm cách để giúp đỡ họ tối đa nếu buộc phải cho họ thôi việc", Allan nói
Doanh thu của Apple khổng lồ, vượt xa GDP một số nước trên thế giới Doanh thu của Apple lên đến 3 nghìn tỉ USD, thậm chí cao hơn tổng sản phẩm quốc nội của một số quốc gia trên thế giới. Doanh thu khổng lồ của Apple Để xác định doanh thu của Apple lớn đến mức nào, chỉ cần đem so sánh với số liệu Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Quỹ tiền tệ quốc...