Sai lầm khi uống rượu mà hàng triệu người vẫn đang mắc phải
Uống chung rượu với nước tăng lực, uống rượu khi bụng rỗng,… là một trong những sai lầm khi uống rượu mà hàng triệu người Việt vẫn đang mắc phải.
Các sai lầm khi uống rượu dưới đây có thể gây ra những nguy hiểm cho sức khỏe như đau dạ dày, đầy bụng, nặng hơn là các tổn thương nội tạng.
1. Uống rượu khi dạ dày đang rỗng
Có thể bạn không biết theo như Giáo sư Marvin Singh tại Khoa Y học Gia đình và Sức khỏe cộng đồng thuộc Đại học California (Mỹ) thì việc uống rượu khi dạ dày rỗng là một trong những sai lầm khi uống rượu nguy hiểm. Hành động này có thể khiến nồng độ cồn trong máu tăng lên đột ngột và hấp thụ nhanh hơn từ đó bạn cũng dễ say hơn.
Hay nói cách khác dạ dày rỗng có liên quan mật thiết đến việc cồn được hấp thụ vào máu và tốc độ phân phối đi khắp cơ thể.
Do vậy bạn nên có các bữa ăn cân bằng và lành mạnh trước khi tham gia một bữa tiệc rượu nào đó.
2. Uống rượu mà không uống nước
Theo tờ Reader’s Digest thì rượu sau khi hấp thụ vào cơ thể có thể gây ra tình trạng mất nước và khiến bạn cần đi tiểu nhiều hơn mức thông thường. Nếu như bạn không bù nước kịp thời sau đấy thì vào ngày hôm sau cơ thể sẽ rơi vào trạng thái nôn nao, khó chịu.
Ngoài ra thì các nhà khoa học cũng cho biết, việc uống nước khi uống rượu cũng có tác dụng giúp kiểm soát và giúp làm chậm lại tốc độ rượu bị hấp thụ vào cơ thể. Tuy nhiên không phải bạn cứ uống thật nhiều nước là tốt, bạn cần uống từ từ nếu như không muốn nhu động ruột phải hoạt động liên tục gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa và tạo áp lực cho dạ dày.
3. Sai lầm phổ biến khi uống rượu là uống chén đầy và nhanh
Theo tính toán thì cơ thể của một người chỉ có thể tiêu hóa được khoảng 300ml nồng độ cồn trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Do đó mà việc uống rượu nhanh và uống 1 chén/cốc 1 lần sẽ gây tác động xấu tới não bộ với biểu hiện như no bụng, buồn nôn hay khó chịu,…
Uống rượu quá nhanh có thể khiến bạn say nhanh hơn (Ảnh: Internet)
Ngoài ra việc uống liên tục còn ảnh hưởng xấu tới hệ hô hấp, dạ dày và cơ quan nội tạng trong cơ thể, tăng tình trạng say nhanh hơn.
Video đang HOT
4. Uống rượu khi đang uống thuốc
Đối với những người đang sử dụng bất kì một loại thuốc nào nếu như muốn uống rượu thì cần chắc chắn rằng thuốc bạn đang uống không có tương tác với rượu.
Một số loại thuốc như aspirin hay thuốc chống viêm non-steroid (NSAID) có thể khiến tình trạng loét hay viêm dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra thì có nhiều người cho rằng việc uống aspirin khi uống rượu có thể giảm bớt nguy cơ bị buồn nôn nhưng thực tế điều này hoàn toàn ngược lại và là một sai lầm khi uống rượu cần tránh. Bên cạnh đó uống rượu trong khi uống thuốc cũng có thể khiến tác dụng của thuốc bị giảm đi.
5. Uống rượu lẫn cùng nước ngọt hay trộn nhiều loại rượu với nhau
Khi trộn nhiều loại rượu vào với nhau hoặc trộn rượu với nước ngọt có ga có thể khiến bạn say nhanh hơn, đồng thời gây nguy hiểm cho các cơ quan nội tạng, đặc biệt là nguy hiểm cho gan và dạ dày do những phản ứng chất trong rượu, nước ngọt,… tương tác với nhau.
Không nên uống rượu lẫn với nước ngọt (Ảnh: Internet)
Điều này cũng được khuyến cáo với các chất kích thích khác khi sử dụng chung với rượu.
6. Hút thuốc khi uống rượu
Nếu như vừa uống rượu vừa hút thuốc lá thì bạn nên bỏ ngay sai lầm khi uống rượu này đi. Việc uống rượu hút thuốc lá làm tăng tác hại lên gấp nhiều lần. Cụ thể lúc này mạch máu sẽ bị giãn nở nhanh do tác động của cồn khiến việc hấp thụ nicotine vào trong máu cũng nhanh hơn.
Bên cạnh đó thói quen hút thuốc lá và uống rượu làm tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng và ung thư thực quản. Nguyên nhân được giải thích là rượu khiến khói thuốc lá được phân giải ngay tại cổ họng và thực quản, sau đó chúng tác động tới các mô nhạy cảm và biến đổi chúng.
Đừng để trẻ uống quá nhiều 5 loại nước này vì có thể gây dậy thì sớm và kìm hãm sự phát triển chiều cao của bé
Dưới đây là những loại nước uống khiến trẻ có nguy cơ cao dậy thì sớm, đồng thời làm hạn chế phát triển chiều cao của bé mà bố mẹ cần kiểm soát kỹ.
Trung bình, các bé gái bắt đầu dậy thì vào khoảng 10-11 tuổi và kết thúc dậy thì vào khoảng 15-17 tuổi, các bé trai thường bắt đầu vào năm 11-12 tuổi và kết thúc vào khoảng 16-18 tuổi. Tuy nhiên hiện nay, có rất nhiều trẻ dậy thì sớm hơn độ trung bình.
Theo TS.BS Bùi Phương Thảo (Phó trưởng khoa Nội tiết - Chuyển hóa di truyền, Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết: "Vài năm gần đây, mỗi năm khoa tiếp nhận trên 350 trẻ đến khám và điều trị vì dậy thì sớm. Trong khi 10 năm trước thì con số này chỉ là 10 trẻ/năm".
Trẻ được coi là dậy thì sớm khi bắt đầu phát triển trước 8 tuổi đối với bé gái và 9 tuổi đối với bé trai. Nếu không được sớm phát hiện và điều trị, trẻ dậy thì sớm sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, thể chất, nhất là dẫn đến những lối sống lệch lạc.
Trẻ được coi là dậy thì sớm khi bắt đầu phát triển trước 8 tuổi đối với bé gái và 9 tuổi đối với bé trai.
Dậy thì sớm có thể bắt nguồn từ một bệnh lý bên trong cơ thể nhưng cũng có thể đến từ thói quen ăn uống, sinh hoạt không phù hợp. Dưới đây là những loại nước uống khiến trẻ có nguy cơ cao dậy thì sớm, đồng thời làm hạn chế phát triển chiều cao của bé mà bố mẹ cần kiểm soát kỹ.
Những loại nước uống gia tăng nguy cơ dậy thì sớm, kìm hãm phát triển ở trẻ
1. Nước ngọt
Nghiên cứu từ Viện dinh dưỡng trẻ em tại Đức cho thấy rằng, có một vài loại đồ uống, đồ ăn có khả năng kìm hãm sự phát triển chiều cao của trẻ em. Trong đó, nước ngọt có gas là cái tên bị nhắc đến nhiều nhất bởi chúng có chứa nhiều đường, khiến cơ thể trẻ dễ tích mỡ và làm yếu cơ bắp hơn.
Nước ngọt cũng là tác nhân khiến trẻ em béo phì rất nhanh, trong khi đó nghiên cứu cho thấy những bé gái thừa cân, béo phì có nhiều khả năng dậy thì sớm hơn những bé nhẹ cân, biếng ăn.
Đồng quan điểm trên, các chuyên gia dinh dưỡng đến từ trường Y, Đại học Harvard Mỹ cũng đã khẳng định rằng trong nước ngọt có gas chứa nhiều đường sucrose, glucose, chúng đe dọa quá trình phát triển chiều cao của trẻ. Ngoài ra, trong thành phần của loại đồ uống này có chứa nhiều glycemic thường làm tăng mức insulin và tăng khả năng tiết các hormone sinh dục khiến thiếu nữ dậy thì sớm hơn.
2. Trẻ dưới 3 tuổi không nên uống trà
Theo Sohu, trẻ sơ sinh dưới 3 tuổi không nên uống trà bởi trà có chứa một lượng lớn axit tannic, có thể cản trở quá trình hấp thụ protein, khoáng chất, canxi, kẽm và sắt của cơ thể, khiến trẻ thiếu protein và khoáng chất, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển bình thường của chúng.
Đặc biệt, caffeine trong trà là một chất kích thích mạnh và có thể gây ra chứng tăng động ở trẻ em.
3. Nước hoa quả đóng hộp
Nước ép trái cây tươi với vị ngọt và hương thơm hấp dẫn luôn được rất nhiều trẻ yêu thích, đồng thời chúng cũng cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sự phát triển về trí não và thể chất của bé.
Nước ép trái cây đóng hộp chứa rất nhiều đường và chất ngọt nhân tạo.
Tuy nhiên, với nước ép trái cây đóng hộp thì ngược lại, chúng chứa rất nhiều đường và chất ngọt nhân tạo, khiến bé dễ tăng cân béo phì hơn, tăng nguy cơ dậy thì sớm.
4. Nước tăng lực
Theo TS.BS Manny Alvarez (Trưởng bộ môn Sản phụ khoa và Khoa học sinh sản tại Trung tâm Y khoa, Đại học Hackensack Mỹ): Một lon nước tăng lực có chứa lượng caffeine cao gấp 3 - 5 lần một lon soda. Một số tác dụng phụ không mong muốn của nước tăng lực là làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, tăng huyết áp, lo âu, đau đầu và làm gián đoạn giấc ngủ.
Ngoài ra, trong thành phần của nước tăng lực có chứa nhiều đường và chất phụ gia khiến trẻ dễ bị tăng cân, béo phì và dẫn tới tình trạng dậy thì sớm.
5. Sữa đậu nành
Theo Zhuanlan (TQ), sữa đậu nành rất giàu protein, cũng như axit béo thiết yếu của con người, vitamin B, vitamin E và chất xơ... Tuy nhiên, nếu bố mẹ cho con uống nước đậu nành quá nhiều có thể ảnh hưởng tới quá trình phát triển toàn diện của bé, gây dậy thì sớm vì sữa đậu nành có chứa chất isoflavone có hoạt tính giống estrogen - đây là một hormone trong buồng trứng, có vai trò trong sự tăng trưởng và phát triển các đặc tính sinh dục của bé gái.
Làm cách nào để giúp trẻ từ bỏ các loại nước nguy hiểm trên?
Bác sĩ Lê Quang Hào (Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam) cho biết, để trẻ dần dần từ bỏ những loại nước uống mình yêu thích như nước uống có gas, bố mẹ cần nên tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học, đa dạng về hương vị trong bữa ăn của trẻ. Có thể sử dụng nước ép trái cây, nước thảo mộc thơm ngon để tăng vị giác cho trẻ.
- Loại bỏ dần dần các loại nước trên ra khỏi thực đơn hàng ngày của trẻ. Không nên gay gắt, cấm đoán trẻ vì rất dễ dẫn đến việc trẻ chống đối, lén uống khi không có sự giám sát của gia đình.
- Thay đổi lối sống sinh hoạt trong gia đình để trẻ học tập theo, không tích trữ các loại đồ uống có ga trong nhà.
- Phụ huynh nên tăng cường các hoạt động thể chất cho trẻ ở ngoài giờ học, trên trường lớp cũng cần cho con tham gia thêm các hoạt động ngoại khoá.
- Đều đặn nói chuyện, chia sẻ cùng con cái, lắng nghe con từ đó dễ dàng chỉ bảo cho con hơn.
Hạt đậu giúp giảm đau dạ dày 5 loại đậu gồm xanh, vàng, đen, đỏ, trắng rang chín, nghiền thành bột, pha uống mỗi ngày giúp ngăn ngừa và giảm đau dạ dày hiệu quả. Theo Lương y Trần Nam Hoàn, Phó Chủ tịch Hội châm cứu TP HCM, trong Đông y, đau dạ dày thuộc chứng vị quản thống (đau ống tiêu hóa). Bệnh nhân thường có triệu chứng...