Sai lầm khi nhắn tin khiến bạn đánh mất người yêu
Nhắn tin giúp bạn chuyển tải nhiều thông điệp ý nghĩa đến bạn trai một cách gián tiếp và đôi khi hiệu quả hơn cả nói chuyện trực tiếp. Nhưng cũng có lúc nó lại phản tác dụng nếu bạn mắc phải một số sai lầm sau.
Tranh cãi bằng tin nhắn
Nhắn tin cũng là một kênh đánh giá mức độ hài lòng của các cặp đôi về mối quan hệ của mình. Nếu các tin nhắn gửi/nhận chứa đầy lời lẽ yêu thương, nó cho thấy cả hai đang hạnh phúc với nhau.
Trái lại, sự xuất hiện càng nhiều tin nhắn cãi vã, tranh luận chứng tỏ hai người không hài lòng về nhau. Song nếu như tranh cãi bằng lời nói có thể giải quyết dứt điểm vấn đề thì cãi nhau bằng tin nhắn dễ hủy hoại mối quan hệ.
Khi mâu thuẫn thể hiện qua tin nhắn, bạn sẽ không nhìn thấy thái độ, cảm nhận được cảm xúc, suy nghĩ của đối phương nên hiểu lầm là điều dễ xảy ra. Và nếu bạn nhất quyết không chịu mặt đối mặt với chàng để giải quyết mâu thuẫn mà tiếp tục nhắn tin, nhiều chàng trai sẽ chọn cách bỏ mặc bạn gái với mớ tin nhắn hỗn độn đó.
Nhắn tin 24/7
Nếu như phụ nữ luôn coi nhắn tin là cách bày tỏ tình cảm, sự quan tâm đến nửa kia thì không mấy chàng trai ủng hộ quan điểm này. Trái lại, những cô gái nhắn tin quá thường xuyên, bắt người yêu theo dõi tin nhắn với tần suất dày đặc 24 giờ /7 ngày, đàn ông cảm thấy vô cùng phiền nhiễu và muốn “bỏ chạy” ngay lập tức.
Theo cách nghĩ của chàng, việc nhắn tin thường xuyên cho thấy bạn rảnh rỗi đến mức không có việc gì làm ngoài quan tâm tới anh ấy. Đồng nghĩa với đó là bạn không có cuộc sống riêng, các mối quan hệ riêng, quá phụ thuộc vào chàng… Với đàn ông, yêu một cô nàng như vậy thực sự là thảm họa bởi họ lo lắng trước nguy cơ mình sẽ đánh mất tự do của bản thân.
Bày tỏ thái độ của mình qua tin nhắn
Tương tự như cãi nhau, cố gắng bày tỏ một quan điểm, thái độ cá nhân đối với bạn trai bằng cách nhắn tin thực sự là ý tưởng sai lầm.
Trước hết, tin nhắn có thể không chuyển tải đúng thái độ của bạn. Thứ hai, nếu quan điểm của bạn không thống nhất với ý kiến của chàng thì nó chẳng khác nào một cuộc tranh cãi khó có điểm dừng. Và điều này chắc chắn không hề tốt cho mối quan hệ của hai người.
Mỗi khi giận dỗi chàng, hãy gọi cho anh ấy và nói rằng mình giận vì lý do gì. Đừng bắt chàng chơi trò nhắn tin và đoán mò thái độ của bạn qua các tin nhắn, chàng sẽ không đủ kiên nhẫn với bạn đâu.
Video đang HOT
Nhắn tin rất dễ gây hiểu lầm giữa hai người (Ảnh minh họa).
Quấy nhiễu khi chàng không trả lời tin nhắn
Một trong nhiều sai lầm các nàng thường mắc phải với người yêu là tỏ thái độ giận dỗi, trách cứ, thậm chí có hành động quấy nhiễu mỗi khi nhắn tin cho bạn trai mà không được đáp lại ngay lập tức.
Tâm lý chung của đàn ông là không mấy quan tâm tới các tin nhắn, đặc biệt nếu bạn nhắn tin quá nhiều, họ còn cảm thấy phiền toái. Hơn thế nữa, khi chàng đang tập trung vào công việc hay việc gì đó, không phải lúc nào chàng cũng nhận ra có thông báo tin nhắn đến.
Một lý do khác nữa là đôi khi chàng đã đọc tin nhắn gửi đến nhưng không biết nhắn lại như thế nào… Đó là tất cả nguyên nhân khiến bạn tức tối vì không nhận được tin nhắn trả lời của chàng một cách nhanh nhất.
Song nếu khi rơi vào tình huống này, bạn “khủng bố” chàng bằng cách liên tục nhắn tin, gọi điện buộc anh ấy phải trả lời ngay tức khắc thì điều bạn nhận lại chỉ là sự dị ứng của chàng.
Trong trường hợp mối quan hệ của bạn mới bắt đầu, chàng sẽ nghĩ bạn quá phụ thuộc và muốn kiểm soát chàng; còn với mối quan hệ lâu dài, chàng nghĩ bạn quá thiếu tôn trọng người yêu… Và hậu quả xấu hơn là chàng muốn chia tay với bạn chỉ vì bị làm phiền quá nhiều mỗi khi không nhắn tin trả lời.
Đề cập đến những điều quan trọng
Nhiều nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra: trong khi những tin nhắn tình cảm, đong đầy yêu thương giúp các cặp đôi hạnh phúc hơn thì trái lại, những tin nhắn đề cập đến các vấn đề nặng nề, nghiêm trọng lại dễ khiến các đôi xa nhau.
Những vấn đề mang tính quyết định, quan trọng hay cấp thiết với cả hai người, tốt nhất các cặp đôi nên nói chuyện trực tiếp với nhau. Trong trường hợp bất đắc dĩ, bạn cũng nên gọi điện thay vì nhắn tin.
Nếu bạn cứ khiến chàng mất thời gian bằng cách nhắn tin để giải quyết một vấn đề quan trọng, không những vấn đề khó có thể giải quyết mà còn làm chàng rất khó chịu, bực tức. Nguy cơ lớn xảy ra là những tin nhắn không chuyển tải chính xác suy nghĩ của bạn và nội dung vấn đề, nên từ một chuyện nhỏ, hai người yêu nhau có thể gặp phải một rắc rối lớn hoặc vướng phải vấn đề nghiêm trọng khác.
Ngoài ra, những vấn đề hệ trọng như chuyện công việc, tương lai… nếu bạn nói qua tin nhắn, chàng sẽ nghĩ vấn đề đó không được bạn coi trọng. Đó cũng là suy nghĩ không tốt về phía bạn.
Nhắn “Chúng ta cần nói chuyện!”
Với các chàng trai, đây là một trong những tin nhắn tồi tệ nhất mà họ không mong sẽ nhận được. Đặc biệt nếu tin nhắn này được gửi đến từ bạn gái thì họ càng dị ứng.
Chắc chắn chẳng chàng trai nào muốn nhìn thấy những dòng chữ cụt lủn và đầy khó hiểu như trên trong màn hình điện thoại của mình. Bởi lẽ, tin nhắn này sẽ khiến tâm trí họ bị lấp đầy với nỗi sợ hãi, lo lắng đến mức muốn “nổ tung” đầu. Họ vừa tò mò không biết có chuyện gì nghiêm trọng đang diễn ra, vừa sợ rằng mình đã làm việc gì đó không ổn…
Các chàng trai quá sợ tin nhắn này, không phải bởi họ “chột dạ” vì mình đã làm điều gì mờ ám mà bởi con gái thường xuyên nhắn tin như vậy trong khi sự việc không có gì quá quan trọng.
Cánh mày râu coi đó là kiểu nhắn tin “bỏ bom”, nếu một lần có thể khiến họ sợ hãi nhưng lặp lại nhiều lần, họ chỉ muốn bỏ chạy vì cách nhắn tin đó đã để lại những hậu quả mà con gái không lường hết như: gieo vào lòng họ nỗi lo lắng, sợ hãi, hoang mang, mất thời gian, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống của phái mạnh…
Theo VNE
Gia đình cấm yêu vì chê bạn trai tôi nghèo
Em biết hai đứa rất khó khăn và không thể đến được với nhau do 2 gia đình có hoàn cảnh sống, địa vị quá khác nhau, chênh lệch nhau quá nhiều. Nhưng chúng em thật sự yêu nhau.
Em năm nay 22 tuổi, là sinh viên năm cuối Học viện Báo chí và Tuyên truyền ở Hà Nội. Anh 28 tuổi, làm nghề in biển quảng cáo ở quê Ba Vì. Gia cảnh anh nghèo khó, bố mẹ làm nông nghiệp và công chức nay đã nghỉ hưu. Bố mẹ em cũng là công chức, quê gốc Hà Nội. Hai đứa quen và yêu nhau được 9 tháng rồi.
Em cũng biết tình yêu của mình rất khó khăn và không thể đến được với nhau do 2 gia cảnh, hoàn cảnh sống, địa vị quá khác nhau, chênh lệch nhau quá nhiều. Nhưng 2 đứa thật sự yêu nhau. Em hay đến nhà anh chơi, dù cách nhau 60 km. Anh cũng thỉnh thoảng ra Hà Nội nhưng em không dám dẫn về nhà vì sợ bố mẹ chê bai anh, làm anh mặc cảm. Anh cũng hiểu điều đó nên thôi.
Mấy hôm trước em đưa bác lên nhà anh ấy chơi, bác phản đối kịch liệt. Bố mẹ em cũng biết chuyện và phản đối, bảo em về Ba Vì sẽ khổ lắm, nhất là gia cảnh, địa vị, ngoại hình của anh thấp bé không xứng với em. Khi hỏi về con người anh thì bác em không chê bai gì, còn khen là thật thà, chân chất, bản lĩnh. Thử hỏi em lấy cớ gì để từ bỏ anh, trong khi anh ấy cũng không muốn chia tay em, cũng muốn em tự quyết định. Còn bản thân anh ấy sẽ không lên Hà Nội làm việc, sẽ không bao giờ ở rể.
Em cũng không biết phải làm sao, có lẽ đành chờ thời gian xem tình yêu 2 đứa có đủ lớn để vượt qua tất cả hay không. Bố mẹ thì cho rằng sau này em đi làm thì thiếu gì chàng trai xứng hợp hơn. Anh ấy với em vẫn không ai nói chia tay cả. Nhưng bây giờ anh ấy cũng chẳng lấy gì để chứng minh được với gia đình em là có thể lo cho em về kinh tế nên bảo em đừng vội vàng. Xin hãy cho em lời khuyên. (Nguyễn Thu Trang)
Ảnh minh họa: wp.
Trả lời:
Thu Trang thân mến,
Bao giờ cũng vậy, sự cấm đoán, phản đối từ gia đình luôn là rào cản không dễ bước qua của những cặp tình nhân. Trong những trường hợp tương tự, thật khó để có một cái kết theo kiểu "mười phân vẹn mười" vì người trong cuộc hoặc là phải từ bỏ tình yêu mà làm vui lòng cha mẹ, hoặc bất chấp tất cả miễn sao được ở bên người mình thương. Giải pháp hòa hoãn cũng được nhiều người sử dụng khi muốn có thêm thời gian để thuyết phục gia đình và để chứng tỏ tình yêu của mình.
Những người ở vào hoàn cảnh của Trang thì thường nghĩ rằng cha mẹ không hiểu cho mình. Thậm chí có người còn trách mắng đấng sinh thành vì đã can thiệp quá sâu vào chuyện tình cảm. Thực ra, bố mẹ làm như vậy cũng vì muốn tốt cho em, không muốn em phải khổ về sau này. Lý lẽ của bố mẹ không phải không đúng vì theo họ em còn trẻ, chưa có những trải nghiệm thực tế và nhìn nhận mọi việc theo suy nghĩ và ý muốn chủ quan của mình.
Hiện tại, không nghe lời bố mẹ và bất chấp tất cả để đến với người yêu có lẽ không phải là điều em muốn. Chấm dứt tình cảm với anh để vui lòng bố mẹ thì lại càng không vì theo bạn, anh thật thà, chân chất, bản lĩnh nên không có lý do gì khiến em rời xa anh ấy. Do vậy, em hãy để mọi chuyện tạm lắng xuống, một mặt để tìm những cách thức phù hợp hơn, mặt khác như em nói để xem thời gian có giúp tình yêu ấy đủ lớn để vượt qua tất cả hay không.
Những người trong độ tuổi như em thường nhìn tình yêu bằng lăng kính màu hồng, không coi trọng tiền bạc, vật chất, miễn hai người yêu nhau chân thành là đủ. Đó là tư tưởng tốt nhưng đôi khi em cũng cần lắng nghe ý kiến của người lớn, cũng như thực tế hơn trong suy nghĩ và hành động của mình. Một khi anh không lấy gì để chứng minh là sẽ lo cho em được thì khi đó gia đình em vẫn không muốn em tiến tới trong mối quan hệ này.
Nguyên nhân xảy ra những chuyện như hiện tại cả hai đều quá rõ. Do vậy em và anh nên ngồi lại trao đổi để tìm ra đâu là điều mà em và anh ấy nên làm. Về phía anh, cần nỗ lực thế nào để nhận được sự chấp thuận từ gia đình em. Cũng vậy, bản thân Trang cần cố gắng ra sao trong tình yêu cũng như vấn đề học hành để bố mẹ thấy được lựa chọn của em là đúng đắn.
Bên cạnh đó em có thể tìm đến sự hỗ trợ từ những người ủng hộ mình trong gia đình để làm chỗ dựa tinh thần cho bản thân. Việc trao đổi với bạn trai cũng cần khéo léo để tránh gây thêm áp lực và làm mọi chuyện thêm căng thẳng.
Nếu sau những cố gắng nhưng em vẫn không thay đổi được cái nhìn của gia đình về anh, lúc ấy em buộc phải đưa ra lựa chọn. Khi ở trong tình thế như vậy, Trang cần xác định rõ một điều là dù chọn anh hay gia đình thì đều mang lại cho em những điều không vui trong cuộc sống hiện tại. Do vậy, hãy cố gắng để chứng minh và thuyết phục gia đình để em có thể có được một tình yêu và hạnh phúc trọn vẹn nhé.
Chúc em bình tĩnh, sáng suốt để lựa chọn.
Thân mến.
Theo VNE
Có nên ở trọ nhà người yêu Chúng em quen và yêu nhau được 2 năm, dự định ra Tết em sẽ vào Sài Gòn sinh sống và làm việc. Anh nói khi nào em vào phải tới nhà anh ở trọ, anh sẽ lo công việc, chỗ ở. Tháng 9 năm ngoái gia đình anh chuyển từ Hà Nội vào Sài Gòn sinh sống và bố mẹ có xây...