Sai lầm khi chăm sóc trẻ bị cảm cúm khiến bệnh lâu khỏi
Cảm cúm là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ thời điểm giao mùa, mùa thu và mùa đông xuân. Chăm sóc trẻ bị cảm cúm sai cách có thể khiến bệnh tình của trẻ tiến tiển nặng và lâu khỏi hơn.
Cảm cúm là bệnh nhiễm trùng, xuất hiện ở trẻ và nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe của bé.
Một số sai lầm khi chăm sóc trẻ bị cảm cúm dưới đây mà phụ huynh cần lưu ý không phạm phải:
1. Kiêng tắm cho trẻ
Thực tế, nhiều phụ huynh lầm tưởng rằng, khi trẻ bị cảm cúm thì cần phải kiêng tắm cho trẻ. Tuy nhiên, kiêng tắm cho trẻ bị cảm cúm là điều không thật sự cần thiết.
Bác sĩ cho biết rằng vẫn cần tắm rửa cho bé hàng ngày bằng nước ấm. Nên chú ý tắm cho trẻ ở những nơi có phòng kín và lưu ý thời gian tắm cho trẻ không quá lâu để có thể ủ ấm cho trẻ ngay sau đó.
Đặc biệt, trẻ nhỏ dù bị cảm cúm nhưng vẫn sẽ vận động, ra mồ hôi. Do đó, trẻ cần được vệ sinh cơ thể để loại bỏ các tế bào chết và chất bẩn ở trẻ. Việc kiêng tắm cho trẻ khi trẻ bị cảm cúm có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị cảm thấy bức bối, khó chịu và tăng nguy cơ trẻ không được vệ sinh sạch sẽ gây tình trạng viêm nhiễm da.
Trẻ bị cảm cúm vẫn cần được tắm rửa sạch sẽ để loại bỏ bụi bẩn vè khiến trẻ dễ chịu, thoải mái hơn – Ảnh Internet
2. Không giữ gìn vệ sinh môi trường sống của trẻ
Môi trường cũng chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh cảm cúm ở trẻ do virus, vi khuẩn trong môi trường ô nhiễm phát triển mạnh.
Do đó, phụ huynh cần vệ sinh nhà cửa, giường ngủ, thảm trải nhà, đồ chơi của trẻ để tránh các vi khuẩn, bụi bẩn, virus xâm nhập có thể khiến trẻ mắc bệnh cảm cúm.
Không vệ sinh mũi, họng, khoang miệng cho trẻ:
Có rất nhiều cha mẹ không có thói quen vệ sinh khoang miệng, mũi, họng hàng ngày cho trẻ. Chính điều này cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh cảm cúm ở trẻ. Để bảo vệ trẻ khỏi bệnh cảm cúm, mẹ nên rửa mũi và súc họng bằng nước muối sinh lý cho trẻ để mũi, họng và khoang miệng của trẻ sạch sẽ.
Giữ môi trường sống của trẻ sạch sẽ, thoáng mát – Ảnh Internet
Video đang HOT
3. Để trẻ tiếp xúc với người khác gây lây nhiễm bệnh cảm cúm
Bác sĩ đưa ra lời khuyên để phòng bệnh cảm cúm cho trẻ, phụ huynh không nên cho bé tiếp xúc với người bệnh hoặc các yếu tố có thể gây hại tới đường hô hấp của bé như: Bụi, hơi nóng, khí nóng, khí độc,…
Thời tiết chuyển mùa, cha mẹ cần giữ ấm cơ thể cho con và đảm bảo trẻ nhỏ cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Duy trì môi trường sống thoáng mát, tránh tình trạng ẩm thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ.
4. Không tự ý mua thuốc kháng sinh điều trị cảm cúm cho trẻ
Phụ huynh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc kháng sinh để cho trẻ uống nhằm điều trị cảm cúm cho trẻ mà chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh cho trẻ.
Phụ huynh tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị cảm cúm để giảm triệu chứng cảm cúm ở trẻ – Ảnh Internet
Đa số, các bệnh viêm đường hô hấp đều do virus gây nên. Trong khi đó, thuốc kháng sinh lại chỉ có tác dụng với vi khuẩn. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của trẻ, phụ huynh tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị cảm cúm cho trẻ mà nên thay vào đó bằng cách sử dụng các dược phẩm thiên nhiên an toàn, nhằm đem lại hiệu quả giảm triệu chứng.
Cha mẹ cần không chủ quan với bệnh cảm cúm ở trẻ nhỏ và không tự ý mua thuốc điều trị vì có thể khiến tình trạng bệnh cảm cúm ở trẻ diễn biến nặng hơn. Chưa kể, có rất nhiều loại thuốc không phù hợp và không đem lại hiệu quả điều trị cảm cúm đối với trẻ dưới tuổi.
Ngoài ra, nếu phụ huynh liên tục cho trẻ sử dụng thuốc điều trị cảm cúm không kê đơn, lợi dụng thuốc làm giảm triệu chứng khó chịu do cảm cúm gây ra cho trẻ có thể gặp phải những tác dụng phụ và gây ảnh hưởng không tốt tới quá trình phát triển thể chất của trẻ nhỏ.
Phác đồ điều trị cảm cúm và những điều cần biết
Bệnh cảm cúm là bệnh rất thường gặp và dễ lây lan, nếu không được điều trị đúng cách thì nó có thể gây nên nhiều biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp,...
Vì thế, việc chẩn đoán, điều trị cảm cúm cần phải được tiến hành sớm để đạt hiệu quả điều trị tốt và hạn chế các biến chứng xảy ra.
Bệnh cảm cúm (hay còn gọi là bệnh cúm), là một bệnh đường hô hấp cấp tính do sự xâm nhập của virus cúm gây nên. Có thể lây dễ dàng từ người sang người thông qua sự tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh chẳng hạn như dịch tiết khi ho, hắt hơi, sổ mũi,... Chính vì thế, cảm cúm là bệnh có khả năng lây lan thành dịch.
Bệnh thường biểu hiện với các triệu chứng đặc trưng như sốt cao đột ngột, đau nhức cơ thể, đau họng, ho, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, hoặc khó thở nếu tình trạng tổn thương đường hô hấp nặng.
Nhìn chung, hầu hết các trường hợp cảm cúm là khá lành tính, thậm chí bệnh còn có khả năng tự khỏi sau từ 7-10 ngày mà không cần điều trị nguyên nhân. Tuy nhiên, do tỷ lệ mắc bệnh cao nên số lượng bệnh nhân tử vong do cảm cúm lại ở mức cao.
Chính vì thế, điều trị cảm cúm đúng là điều kiện cần thiết để hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân và hạn chế lây lan cảm cúm ra cộng đồng.
Bệnh cảm cúm là bệnh rất thường gặp trên thực tế (Ảnh : Internet)
Phác đồ điều trị cảm cúm
1. Nguyên tắc điều trị bệnh cảm cúm
Để đảm bảo điều trị cúm đạt hiệu quả cao nhất, an toàn nhất thì việc điều trị cảm cúm cho bệnh nhân cần phải được tuân thủ một số nguyên tắc nhất định như sau:
- Người bệnh cần phải được cách ly tốt ngay sau khi phát hiện bệnh và trong quá trình điều trị để tránh lây lan cho cộng đồng và cho mọi người xung quanh.
- Điều trị ban đầu chủ yếu cho bệnh nhân cảm cúm hiện nay vẫn là điều trị giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh.
- Trong các trường hợp cần thiết (có nguy cơ biến chứng cao hoặc đã có biến chứng) thì thuốc kháng virus cần được chỉ định ngay nếu có thể được.
2. Khi nào bệnh nhân cần nhập viện để điều trị cảm cúm?
Trên thực tế, không phải trường hợp bệnh nhân cảm cúm nào cũng cần phải được nhập viện để điều trị cảm cúm. Việc bệnh nhân có nên nhập viện hay không sẽ được quyết định dựa trên mức độ nặng của bệnh và mức độ nguy cơ của bệnh nhân.
- Đối với bệnh nhân cảm cúm mức độ nhẹ: Trong các trường hợp bệnh nhân chỉ mắc cảm cúm mức độ nhẹ (cảm cúm chỉ có các dấu hiệu của hội chứng cúm đơn thuần như sốt đột ngột, ho, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, mệt mỏi, đau nhức cơ thể,...) thì người bệnh có thể chưa cần nhập viện được cho điều trị cúm ngoại trú tại nhà với yêu cầu tuân thủ tốt chỉ định điều trị cảm cúm và thực hiện cách ly tốt để hạn chế nguy cơ lây lan bệnh.
- Đối với các bệnh nhân mắc cúm có nguy cơ biến chứng cao: Đối với những trường hợp bệnh nhân mắc cúm mặc dù chưa có biến chứng xảy ra nhưng lại có các điều kiện thuận lợi để biến chứng xuất hiện chẳng hạn như trẻ em, người già, người mắc bệnh mãn tính, phụ nữ có thai và người có hệ miễn dịch suy giảm (do dùng thuốc hay do mắc phải) thì người bệnh nên được nhập viện để được điều trị cảm cúm.
- Đối với các bệnh nhân đã có biến chứng: Nếu bệnh nhân mắc cúm và đã có các biến chứng xuất hiện như tình trạng suy hô hấp, tổn thương phổi, bội nhiễm hoặc làm nặng hơn các bệnh lý nền vốn có trên người bệnh như hen xuyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,... thì người bệnh cần phải được nhập viện ngay để điều trị thích hợp
Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bệnh nhân sẽ được cho nhập viện hoặc điều trị cảm cúm ngoại trú (Ảnh: Internet)
3. Các loại thuốc sử dụng trong điều trị cảm cúm
Để điều trị cảm cúm, nhiều nhóm thuốc khác nhau có thể được sử dụng bao gồm cả các thuốc điều trị triệu chứng và các thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc điều trị cảm cúm sẽ phải diễn ra trên cơ sở dựa theo các chỉ định của bác sĩ sau khi đã thực hiện đầy đủ các thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng cần thiết.
- Thuốc kháng virus: Thuốc kháng virus có tác dụng ngăn chặn sự nhân lên của virus trong cơ thể bệnh nhân, tạo điều kiện cho cơ thể tiêu diệt mầm bệnh. Tuy nhiên, thuốc kháng virus không phải là một chỉ định thường quy trong điều trị cảm cúm, mà nó chỉ được dùng cho các trường hợp bệnh nhân cúm có nguy cơ biến chứng cao hoặc cúm đã có biến chứng. Những thuốc kháng virus thường dùng hiện nay bao gồm oseltamivir hoặc/và zanamivir.
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh là thuốc chỉ được sử dụng để điều trị cảm cúm cho các bệnh nhân có nguy cơ bội nhiễm cao hoặc đã có bội nhiễm xảy ra trên thực tế. Kháng sinh ban đầu có thể được bác sĩ lựa chọn dựa trên kinh nghiệm và các yếu tố dịch tễ địa phương. Trong trường hợp bội nhiễm không đáp ứng với kháng sinh thì cần làm kháng sinh đồ để lựa chọn thuốc thích hợp.
- Thuốc hạ sốt: Nhóm thuốc hạ sốt sử dụng cho bệnh nhân cảm cúm là paracetamol. Người bệnh chỉ dùng thuốc để hạ sốt cho các trường hợp sốt từ 38,5 độ C trở lên. Đối với các trường hợp sốt nhẹ hơn, người bệnh có thể tiến hành lau mát bằng khăn ấm ở các vị trí trán, nách, bẹn,... để hạ thân nhiệt.
- Thuốc giảm ho, long đờm: Nếu bệnh nhân có ho nhiều thì có thể chỉ định sử dụng các nhóm thuốc giảm ho, tuy nhiên nếu bệnh nhân có khạc đờm nhiều thì không nên sử dụng thuốc giảm ho để điều trị cảm cúm bởi có thể làm tăng nguy cơ ứ đọng dịch tiết gây bội nhiễm. Trong trường hợp có đờm nhiều và bệnh nhân không thể khạc thì có thể cho sử dụng thuốc long đờm.
- Thuốc xịt giảm nghẹt mũi: Các loại thuốc xịt mũi có thể được sử dụng để làm giảm tình trạng nghẹt mũi cho người bệnh. Tuy nhiên không nên lạm dụng thuốc, bởi thuốc có thể giảm tác dụng nếu sử dụng nhiều, hoặc gây teo niêm mạc mũi, gây tác dụng phụ toàn thân do thuốc ngấm vào tuần hoàn qua niêm mạc.
Bệnh nhân có thể được cho sử dụng nhiều nhóm thuốc khác nhau để điều trị cảm cúm(Ảnh: Internet)
3. Các điều trị hỗ trợ
Bên cạnh các điều trị thuốc thích hợp cho bệnh nhân, một số nội dung điều trị hỗ trợ không đặc hiệu cũng có ý nghĩa lớn trong hỗ trợ sức khỏe bệnh nhân, đẩy nhanh quá trình hồi phục của người bệnh.
- Đảm bảo cân bằng nước và điện giải: Người bệnh cần phải được đảm bảo về cân bằng nước và các chất điện giải qua cơ thể, luôn đảm bảo lượng dịch và điện giải đưa vào cơ thể phải bù đắp được nước và điện giải mất đi qua bài tiết và qua sốt. Có thể sử dụng dung dịch bổ sung điện giải orezol, nước hoa quả, nước cháo loãng pha muối, hoặc truyền dịch.
- Đảm bảo dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng của người bệnh cần phải cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động chuyển hóa cần thiết và tiêu hao do sốt. Thực đơn hằng ngày phải chứa đủ các nhóm chất dinh dưỡng gồm đường bột, chất béo, chất đạm, chất xơ, đặc biệt là các vitamin.
- Chế độ nghỉ ngơi đầy đủ: Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi với chế độ hợp lý trong điều trị cảm cúm, tránh gắng sức, lao động nặng nhọc và stress,...
4. Bệnh nhân điều trị cảm cúm sẽ được ra viện khi nào?
Đối với một bệnh nhân cảm cúm, việc kết thúc điều trị cảm cúm và chỉ định xuất viện cho bệnh nhân cần được tiến hành dựa trên diễn tiến lâm sàng của người bệnh, đó chính là người bệnh đã hết các biểu hiện sốt và triệu chứng hô hấp từ 48 giờ trở lên.
Tuy nhiên sau khi được xuất viện về nhà, người bệnh vẫn phải cần được cách ly và hạn chế tiếp xúc với người xung quanh để tránh nguy cơ lây lan bệnh ra cộng đồng.
Có thể thấy rằng, căn bệnh cảm cúm tưởng chừng có vẻ ít nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị kịp thời thì có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhau. Do vậy, khi bị cúm người bệnh nên thực hiện tự cách ly tốt để tránh lây lan, tuân thủ theo các chỉ định điều trị mà bác sĩ đã đưa ra để đạt hiệu quả điều trị cao nhất.
4 loại đồ uống giúp người bị cảm cúm nhanh hồi phục Uống gì khi bị cảm cúm là một trong số những vấn đề được quan tâm nhất trong thời điểm giao mùa. Việc áp dụng đúng chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp cơ thể nhanh bình phục hơn và giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh. Thông thường người bệnh sẽ được khuyên bổ sung càng nhiều nước càng tốt khi...