Sai lầm của phi công khiến Mỹ mất máy bay liên lạc chiến trường
Phi công thao tác sai sau sự cố động cơ khiến một trong 4 máy bay E-11A, khí tài quan trọng và rất khan hiếm của Mỹ, rơi ở Afghanistan.
Không quân Mỹ hồi đầu tuần công bố kết quả điều tra vụ máy bay E-11A số hiệu 11-9358 gặp nạn ở tỉnh Ghazni, phía tây Afghanistan hôm 27/1/2020, khiến hai thành viên tổ bay thiệt mạng. Đây là đòn giáng nặng nề vào khả năng liên lạc trên chiến trường của quân đội Mỹ, khi họ chỉ có vỏn vẹn 4 chiếc E-11A, loại máy bay được mệnh danh là “nút kết nối thông tin chiến trường” (BACN).
“Máy bay cất cánh từ sân bay Kandahar lúc 11h05. Nhiệm vụ diễn ra bình thường cho đến khi động cơ bên trái gặp sự cố lúc 12h50, một giờ 45 phút sau khi xuất phát. Một lá cánh turbine bị gãy và văng ra ngoài, khiến động cơ này ngừng hoạt động”, báo cáo của Ủy ban Điều tra Tai nạn (AIB) thuộc không quân Mỹ có đoạn viết.
Xác máy bay E-11A gặp nạn hôm 27/1/2020. Video: Twitter/FJ .
Tuy nhiên, phi công lại nhận định sai tình huống và cho rằng động cơ bên phải đã gặp sự cố, dù đây là động cơ đang hoạt động bình thường. Chỉ 24 giây sau, họ tắt động cơ bên phải và dẫn tới tình huống máy bay mất cả hai động cơ.
Các chuyên gia cho rằng tổ lái E-11A nhận định sai do tiếng nổ lớn và rung lắc mạnh trong những giây sau khi lá cánh turbine văng ra, tương tự tình huống trên một máy bay Bombardier Global Express, nền tảng phát triển dòng E-11A, hồi năm 2006. Trong sự việc này, tổ lái cũng không thể xác định động cơ gặp sự cố và mất 1-2 phút theo dõi tham số máy bay, trước khi ra quyết định tắt động cơ trái và cứu được phi cơ.
Chủ tịch AIB xác định nguyên nhân tai nạn là lỗi phi công, chủ yếu là sai lầm khi phân tích động cơ gặp sự cố, dẫn tới tắt nhầm động cơ còn hoạt động và làm máy bay không còn lực đẩy. Bên cạnh đó, việc phi công không thể khởi động lại động cơ cũng như quyết định bay về căn cứ Kandahar của họ cũng góp phần dẫn tới tai nạn.
Vào thời điểm hỏng động cơ, chiếc E-11A ở vị trí cách sân bay quân sự Bagram khoảng 70 km, cách sân bay quốc tế Kabul hơn 31 km, cách căn cứ tiền phương Shank khoảng 52 km. Điều kiện khí tượng tại những địa điểm này đều bảo đảm hạ cánh an toàn, nhưng tổ lái lại quyết định quay về căn cứ Kandahar cách đó tới hơn 425 km.
“Đáng tiếc là họ không thể tái khởi động động cơ trên không, khiến phi cơ không đủ khả năng lượn về Kandahar. Không còn nhiều lựa chọn, tổ lái chuyển hướng đến căn cứ tiền phương Sharana, nhưng không đủ độ cao và tốc độ. Họ tìm cách đáp xuống cánh đồng cách căn cứ Sharana gần 40 km nhưng không thành công. Máy bay hư hại nặng khi tiếp đất và dừng hẳn cách đó 340 m”, báo cáo có đoạn.
Cả hai phi công trên máy bay đều thiệt mạng trong sự cố.
Xác chiếc E-11A rơi tại tỉnh Ghazni hôm 27/1/2020. Ảnh: AP .
E-11A BACN được quân đội Mỹ phát triển từ máy bay chở doanh nhân tầm xa Bombardier Global 6000. Chỉ có 4 chiếc được xuất xưởng, tất cả đều biên chế cho Phi đoàn tác chiến điện tử viễn chinh số 430 và chỉ hoạt động tại căn cứ không quân Kandahar ở Afghanistan.
Số lượng máy bay E-11A trong biên chế ít đến mức Lầu Năm Góc không có phi cơ để huấn luyện trên lãnh thổ Mỹ, lần đầu các phi công được lái E-11A là khi họ được triển khai chiến đấu tại Kandahar.
BACN được coi là giải pháp hữu hiệu, giúp các khí tài khác nhau của Mỹ “hòa mạng” làm một và giúp kết nối binh sĩ dưới mặt đất với kiểm soát không lưu tiền phương (FAC) hoặc kiểm soát không kích liên quân (JTAC), nhất là trong địa hình phức tạp, gây ảnh hưởng tới việc truyền tín hiệu liên lạc. Binh sĩ có thể kết nối với máy bay đồng minh qua BACN mà không cần di chuyển tới vị trí lộ liễu, dễ bị đối phương tấn công liên lạc bằng sóng vô tuyến.
Gập ghềnh nỗ lực phục hồi ngành hàng không của Indonesia
Chuyến bay SJ 182 của hãng hàng không Sriwijaya Air gặp nạn ngày 9/1 vừa qua được coi là một khởi đầu tồi tệ, đặc biệt đối với ngành hàng không của Indonesia trong năm 2021.
Tàu nghiên cứu của Hàn Quốc tới vùng biển gần thủ đô Jakarta, Indonesia, ngày 11/1/2021 để hỗ trợ công tác tìm kiếm các nạn nhân trong vụ rơi máy bay của hãng hàng không Indonesia Sriwijaya Air. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Khi đại dịch COVID-19 "quét sạch" những "chú chim sắt" trên bầu trời Indonesia, Cơ trưởng Afwan - một phi công Boeing 737 dày dặn kinh nghiệm của Sriwijaya Air, đã phải dành thời gian để cầu nguyện và chờ đợi được bay trở lại. Ông Afwan từng là phi công của lực lượng Không quân Indonesia, được nhiều người ngưỡng mộ và có tới hơn 30 năm kinh nghiệm bay. Do dịch COVID-19 bùng phát, ông đã dành phần lớn thời gian của mình để tham gia các buổi huấn luyện mô phỏng nhằm đảm bảo các phi công có thể hoàn thành số giờ bay tối thiểu để giữ bằng lái.
Thế nhưng, ngày 9/1, chuyến bay mang số hiệu SJ 182, do Cơ trưởng Afwan phụ trách, đã không may gặp nạn, rơi xuống biển Java chỉ vài phút sau khi cất cánh trong cơn mưa lớn. Máy bay chở khách dòng Boeing 737-500 chở 62 người, trong đó có 12 thành viên phi hành đoàn.
Đến chiều 10/1, các thợ lặn đã trục vớt được các vật dụng từ máy bay ở vùng biển phía Tây Bắc thủ đô Jakarta của Indonesia, trong đó có các mảnh thân máy bay, bánh máy bay và quần áo. Việc tìm thấy những vật dụng này đồng nghĩa những hy vọng về khả năng có người sống sót trở nên mong manh hơn.
Hiện chưa rõ nguyên nhân của vụ tai nạn, sau khi máy bay rơi từ độ cao hơn 3.000 m xuống biển chỉ trong vòng 1 phút. Các nhà điều tra Indonesia đã xác định được vị trí các hộp đen tại hiện trường vụ tai nạn - ở khu vực Thousand Islands, đồng thời hy vọng sẽ sớm vớt được cả hai hộp đen này. Có thể phải mất nhiều tháng để thu thập các dữ liệu liên quan, từ yếu tố thời tiết đến việc bảo dưỡng cũng như quyết định xử lý tình huống của phi hành đoàn trong vụ tai nạn này.
Ông Nurcahyo Utomo, điều tra viên của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Indonesia, cho biết bán kính mảnh vỡ văng ra tương đối hẹp trong đoạn băng video hé lộ khả năng máy bay có thể bị vỡ khi lao xuống nước, chứ không phải phát nổ trong không trung.
Ông Koko Indra Perdana - một phi công của Lion Air, từng làm việc cho hãng Sriwijaya, khẳng định rất tin tưởng vào kỹ năng và chuyên môn của Cơ trưởng Afwan.
Máy bay Boeing mà cơ trưởng Afwan điều khiển thuộc dòng 737-500 và đã được kiểm tra mà không có lỗi hệ thống. Tuy nhiên, máy bay gặp nạn đã hoạt động 27 năm, cần được bảo dưỡng thường xuyên để giữ cho máy bay ở trạng thái bay tốt nhất. Yếu tố thời tiết cũng cần được tính đến khi những trận mưa như trút nước đã khiến cơ trưởng lùi giờ cất cánh 30 phút.
Có một thực tế là dịch COVID-19 khiến lượng hành khách bị sụt giảm, các phi công đều chia sẻ họ đã phải nỗ lực để duy trì chuyên môn, ngay cả khi các hãng hàng không cung cấp các khóa huấn luyện dựa trên máy bay mô phỏng. Hãng hàng không Sriwijaya có 2 thiết bị mô phỏng cho các mẫu Boeing 737 cũ hơn.
Cơ trưởng Rama Noya, Chủ tịch Hiệp hội Phi công Indonesia, cũng là phi công của Sriwijaya Air, chia sẻ sau một tháng tạm dừng bay, ông cảm thấy như mình "được hoạt động trở lại". Cảm giác này có lẽ không chỉ của các phi công của những hàng hàng không Indonesia. Theo ông Gerry Soejatman - một chuyên gia hàng không Indonesia, đây là mối quan ngại của phi công tại các nước vào thời điểm này.
Theo ông, hoàn toàn dễ hiểu khi xuất hiện những quan ngại về chuyên môn của phi hành đoàn khi giờ bay hằng tháng của họ đều giảm. Trên thực tế, trước đại dịch, các phi công Indonesia, đặc biệt là những hãng hàng không giá rẻ như Lion Air, đều chia sẻ họ cảm thấy áp lực khi phải làm việc quá sức và trả lương thấp.
Trên thực tế, chỉ 1/4 đội bay của hãng hàng không Sriwijaya hoạt động trong thời gian đại dịch. Các cơ quan chức năng đã khuyến cáo cần kiểm tra một số mẫu máy bay Boeing 737 về nguy cơ van khí bị ăn mòn nếu không bay hằng tuần.
Dù chưa rõ nguyên nhân dẫn tới vụ tai nạn của máy bay hãng Sriwijaya Air, song đây chắc chắn là một đòn giáng mạnh vào ngành hàng không của Indonesia, nhất là khi nó chỉ vừa chập chững khôi phục hoạt động sau "cú đánh" mang tên COVID-19.
Sriwijaya Air được thành lập vào năm 2003 trong thời kỳ bùng nổ của ngành hàng không Indonesia. Hãng hàng không này đã nợ nần chồng chất ngay cả trước khi đại dịch xảy ra. Một thỏa thuận trước đó nhằm khôi phục lại hoạt động của hãng thông qua việc liên kết với một tập đoàn hàng không khác đã thất bại, ngay cả khi Sriwijaya chưa bao giờ gặp vụ tai nạn gây thương vong nào.
Tiêm kích F-16 Mỹ rơi khi bay đêm Chiếc F-16 rơi khi cất cánh tham gia huấn luyện bay đêm, chưa rõ tình trạng của phi công và nguyên nhân tai nạn. "Một tiêm kích F-16 thuộc biên chế không đoàn tiêm kích số 115 của Vệ binh Quốc gia Wisconsin, đóng tại căn cứ Truax Field, rơi tại khu vực Bán đảo Thượng Michigan vào khoảng 20h ngày 8/12 (8h...