Sài Gòn, Hà Nội và những người yêu xa: Cách nhau 2h bay và gần 2000 cây số toàn thương với nhớ
Với những người yêu xa, tình yêu từ bao giờ đã trở thành niềm thương nỗi nhớ dành cho một thành phố cách mình hàng nghìn km.
Có ai đó từng nói, cách nhanh nhất để yêu một thành phố chính là “phải lòng” ai đó sống ở thành phố này. Thế là, từng con đường, từng quán quen, từng món ăn ở một nơi cách bạn hàng nghìn cây số và rất nhiều giờ bay bỗng trở thành thứ gì đó vô cùng thân thuộc và ấm áp.
Sài Gòn và Hà Nội trong lòng của những người yêu xa vì thế mà đẹp hơn, thơ hơn, đôi khi là buồn hơn vì nơi đó có người mà ta thương mến.
Sài Gòn là nơi ta gặp nhau sau 2h bay với rất nhiều nỗi nhớ rồi đơn giản là đèo nhau đi ăn một đĩa cơm tấm. Hà Nội là những ngày ta phải hẹn nhau vì đây đang là những ngày mùa thu đẹp nhất trong năm. 2 thành phố này, cũng có thể chỉ là tiếng thì thầm qua màn hình điện thoại: “Bên anh mưa rồi nhỉ, bên em thì vẫn chưa…”.
Sài Gòn, Hà Nội và những người yêu xa đôi khi là những điều giản đơn vậy thôi!
Chỉ 2h bay thôi nhưng sao nỗi nhớ lại dài đến thế?
Những cái ôm hay nụ hôn vội ở sân bay bao giờ cũng có trong đó cả niềm vui, nỗi buồn, chút tủi hờn và cả tiếc nuối.
Nỗi nhớ, đôi khi được định nghĩa đơn giản là rất nhiều đồ ăn vậy thôi!
Khoảnh cách chưa bao giờ làm người ta thôi yêu thương và hi vọng vào một cái kết đẹp cho những nỗ lực vun đắp của mình.
Chỉ muốn người kia mặc ấm trong ngày lạnh hay mang ô trong ngày mưa. Ta học cách yêu người kia và cả thành phố của họ từ những điều nhỏ nhặt như vậy.
Khoảnh cách xa thế, thành phố thì rộng, ai mà chẳng sợ một ngày ta lạc mất nhau.
Anh cũng đã yêu thành phố này, chỉ vì nơi đó có em.
Ở cùng một thành phố với người mình yêu – hạnh phúc đôi khi đơn giản là vậy.
Tháng ngày có dài bao nhiêu cũng không bao giờ dài bằng nỗi nhớ. Bên nhau ngắn ngủi lại càng thấy ta cần và muốn ở cạnh nhau.
Sài Gòn và Hà Nội đôi khi một ngày sẽ đồng nghĩa với nỗi buồn về những kí ức đã lùi xa. Nhưng mà, điều đó cũng không ngăn được việc ta phải lòng một người ở cách mình 2h bay và gần 2000 cây số.
Video đang HOT
Với những người yêu xa, tình yêu từ bao giờ đã trở thành niềm thương nỗi nhớ dành cho một thành phố cách mình hàng nghìn km.
Sau Tết, hình ảnh một Đà Lạt ngập rác khiến những người yêu thành phố ngàn hoa xót xa Nhờ dân mạng soi vết lạ trên cổ bạn gái, chàng trai yêu xa 10.000km biết mình có rổ sừng trên đầu
Có ai đó từng nói, cách nhanh nhất để yêu một thành phố chính là “phải lòng” ai đó sống ở thành phố này. Thế là, từng con đường, từng quán quen, từng món ăn ở một nơi cách bạn hàng nghìn cây số và rất nhiều giờ bay bỗng trở thành thứ gì đó vô cùng thân thuộc và ấm áp.
Sài Gòn và Hà Nội trong lòng của những người yêu xa vì thế mà đẹp hơn, thơ hơn, đôi khi là buồn hơn vì nơi đó có người mà ta thương mến.
Sài Gòn là nơi ta gặp nhau sau 2h bay với rất nhiều nỗi nhớ rồi đơn giản là đèo nhau đi ăn một đĩa cơm tấm. Hà Nội là những ngày ta phải hẹn nhau vì đây đang là những ngày mùa thu đẹp nhất trong năm. 2 thành phố này, cũng có thể chỉ là tiếng thì thầm qua màn hình điện thoại: “Bên anh mưa rồi nhỉ, bên em thì vẫn chưa…”.
Sài Gòn, Hà Nội và những người yêu xa đôi khi là những điều giản đơn vậy thôi!
Chỉ 2h bay thôi nhưng sao nỗi nhớ lại dài đến thế?
Những cái ôm hay nụ hôn vội ở sân bay bao giờ cũng có trong đó cả niềm vui, nỗi buồn, chút tủi hờn và cả tiếc nuối.
Nỗi nhớ, đôi khi được định nghĩa đơn giản là rất nhiều đồ ăn vậy thôi!
Khoảnh cách chưa bao giờ làm người ta thôi yêu thương và hi vọng vào một cái kết đẹp cho những nỗ lực vun đắp của mình.
Chỉ muốn người kia mặc ấm trong ngày lạnh hay mang ô trong ngày mưa. Ta học cách yêu người kia và cả thành phố của họ từ những điều nhỏ nhặt như vậy.
Khoảnh cách xa thế, thành phố thì rộng, ai mà chẳng sợ một ngày ta lạc mất nhau.
Anh cũng đã yêu thành phố này, chỉ vì nơi đó có em.
Ở cùng một thành phố với người mình yêu – hạnh phúc đôi khi đơn giản là vậy.
Tháng ngày có dài bao nhiêu cũng không bao giờ dài bằng nỗi nhớ. Bên nhau ngắn ngủi lại càng thấy ta cần và muốn ở cạnh nhau.
Sài Gòn và Hà Nội đôi khi một ngày sẽ đồng nghĩa với nỗi buồn về những kí ức đã lùi xa. Nhưng mà, điều đó cũng không ngăn được việc ta phải lòng một người ở cách mình 2h bay và gần 2000 cây số.
Theo Helino
Hành trình từ cô gái khuyết tật sinh ra nơi miền "gió Lào cát trắng" trở thành nữ nhà văn khiến nhiều người cảm phục
Chứng kiến nỗ lực vươn lên của nữ nhà văn Trần Trà My, bất cứ ai cũng phải cảm phục. Từ một cô gái sinh ra nơi mảnh đất nghèo miền Trung, với "vốn liếng" là đôi chân bị liệt và bàn tay chỉ cử động được 1 ngón, Trà My đã làm nên điều phi thường.
Từng tìm đến cái chết vì mặc cảm khuyết tật và sự trỗi dậy nhờ nghị lực bất tận
Nữ nhà văn Trần Trà My sinh năm 1986 tại Quảng Trị. Vốn sinh ra khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác, thế nhưng bất hạnh bất ngờ ập đến căn nhà nhỏ của Trà My tại Đông Hà - khi My chỉ mới 3 tháng tuổi.
Khi ấy, trên cơ thể Trà My bắt đầu nổi những chấm li ti và ngày một nặng hơn. Phải nhập viện phẫu thuật, từ ấy, đôi bàn chân của chị không thể đi lại bình thường, đôi tay cũng chỉ còn một ngón cử động được.
Bất kỳ ai lớn lên trong một cơ thể khiếm khuyết như Trà My cũng không tránh khỏi suy sụp, thất vọng. Không được đến trường, không thể tham gia các hoạt động khác như mọi người...
Trà My từng muốn từ bỏ cuộc sống này vì nỗi mặc cảm khuyết tật giày vò.
Thuở thiếu thời, Trà My từng muốn tìm đến cái chết để chấm dứt nỗi đau. Những tưởng cuộc sống sẽ chôn vùi trong bốn bức tường của ngôi nhà nhỏ, nhưng rồi, mọi chuyện bắt đầu đổi thay khi cô gái Quảng Trị tìm thấy niềm vui từ những con chữ.
"Tôi bắt đầu tập viết chữ, có hôm mẹ đi làm về đứng ngoài cửa thấy tôi cặm cụi viết, bà chỉ biết lén quay đi lau nước mắt.
Tôi càng quyết tâm nhiều hơn, từ tập viết chữ cho ngay ngắn, thẳng hàng rồi tiến lên viết những câu văn đầu tiên chia sẻ về cảm xúc của mình.
Bài tản văn đầu tiên của tôi được phát trên Đài tỉnh, giây phút ấy, trong tôi như bừng sáng niềm hy vọng. Tôi đã tìm thấy rồi, niềm vui từ văn chương" - Nhà văn Trà My tâm sự.
Từ đó, Trà My bắt đầu chìm đắm trong thế giới văn chương với những câu chuyện thấm đẫm tính nhân văn...
Cô gái khuyết tật và những điều phi thường
Những điều Trà My làm được khiến người ta đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Chứng kiến hành trình 11 năm nỗ lực trở thành nhà văn được nhiều người biết đến của cô, chỉ có thể thốt lên: phi thường!
"Tôi sợ hãi khi nghĩ đến cảnh phải lủi thủi nơi góc nhà và nhìn người ta đang sống. Thế nên, tôi quyết định không cam chịu mà phải đứng lên - dù là đứng trên chiếc xe hỗ trợ đi lại, sống cuộc đời kiêu hãnh của mình.
Năm 2007, tôi rời mảnh đất nắng gió, Nam tiến. Tôi sống bằng cách viết văn, viết báo. Không chỉ vậy, tôi còn học thêm nhiều lớp nghiệp vụ về truyền thông để làm thêm mảng này." - Nữ nhà văn bộc bạch.
Dường như người ta vẫn nói, nếu muốn khởi đầu sự nghiệp, Sài Gòn là sự lựa chọn tốt. Sài Gòn bao dung với tất cả mọi người, và cả với những người mang trên mình khiếm khuyến như Trà My.
Từng cuốn sách của tác giả Trà My lần lượt được xuất bản: Giấc mơ đôi chân thiên thần (2009), Chúng ta chính là mùa xuân (2010), Yêu... trên từng ngón tay (2013), và mới đây nhất là cuốn Tin vào điều tử tế do NXB Văn hóa - Văn nghệ ấn hành.
11 năm - từ một cô gái khuyết tật đến từ quê nghèo miền Trung, với "vốn liếng" chỉ là... một ngón tay có thể cử động được để gõ phím, Trà My bây giờ đã trở thành nữ nhà văn năng động, nhiệt huyết và hiện đại.
"Nếu cuộc đời bằng phẳng quá, thì e rằng sẽ không có Trà My ngày hôm nay. Tuyệt vọng, bất lực, chán nản - có chứ, nhưng cũng chỉ là một trạng thái cảm xúc, và nó chỉ đươc phép tồn tại ngay chính tại khoảnh khắc đó mà thôi!
Thú thật, nghề tôi mơ ước không phải là nhà văn mà là bác sỹ tâm lý. Tuy nhiên, từ bé tôi đã mê đọc sách nên văn chương là ngã rẽ tuyệt vời dành cho tôi.
Cuốn sách đầu tay tôi phải mất 2 năm tự đi tìm nhà xuất bản, họ không tin sẽ bán được sách do một cô gái khuyết tật viết.
Cũng chính nhờ sự nghi ngờ ấy, tôi có cơ hội mài giũa ngòi bút, tiết chế cái tôi. Mọi thành quả đều được chứng minh bằng số lượng sách được bán ra thị trường." - Trà My chia sẻ về những thử thách gặp phải trên con đường vượt qua chính bản thân mình.
Nhà văn Trà My trong buổi giới thiệu sách tại thành phố Hồ Chí Minh.
Bên cạnh viết lách, sáng tác, Trà My còn tham gia nhiều hoạt động xã hội có ý nghĩa khác. Chị cùng sáng lập quỹ "Giấc mơ đôi chân thiên thần", giúp đỡ người khuyết tật yêu văn chương, làm đại sứ thiện chí cho nhiều chương trình thiện nguyện.
Dẫu sức khỏe không tốt như người bình thường, luôn phải nhờ vào xe đẩy mới di chuyển được, nhưng Trà My thường xuyên đi từ Bắc vào Nam để tham gia các chương trình của riêng mình cũng như các dự án cộng đồng.
Là một cô gái nhiều mộng mơ, cuộc sống của Trà My luôn có nhiều mảng màu rực rỡ. Cô cũng sống, làm việc, ước mơ và yêu.
Chia sẻ về chuyện tình yêu của mình, Trà My tiết lộ: "Tôi không muốn công khai chuyện tình cảm mà sẽ để dành nó như là một góc riêng thầm kín, bởi tôi không phải kiểu người sẽ đem đời tư để thu hút sự chú ý. Chứ nếu không, chắc hẳn là sẽ rất "hot" đấy!"
"Tin vào điều tử tế"
Đó là tựa đề cuốn sách mới nhất của nhà văn Trà My. "Tin vào điều tử tế" - cô gái nhỏ nhắn với nghị lực phi thường Trà My đã luôn tin yêu và cám ơn cuộc đời vì vẫn còn nhiều điều tốt đẹp, tử tế dành cho mình như thế.
Và bây giờ, cô cũng đang ngày ngày gieo mầm tử tế cho đời, cho người. "Như những hạt mưa bé nhỏ tưới mát những hạt mầm tử tế trong tâm hồn chúng ta".
"Như những hạt mưa bé nhỏ tưới mát những hạt mầm tử tế trong tâm hồn chúng ta" - Đây là lời đề từ của cuốn Tin vào điều tử tế.
Để có được đứa con tinh thần hơn 100 trang sách này, là cả sự thai nghén, ấp ủ, đau đáu của nữ nhà văn trong suốt 4 năm ròng rã.
"Từ năm 2013, tôi bắt đầu hành trình từ Bắc chí Nam, tìm gặp gần 20 mảnh đời có tác động đến chính cuộc sống của mình.
Tôi ra Hải Phòng gặp chị Phạm Thị Huệ, người phụ nữ không may nhiễm HIV từ chồng xuất hiện trên báo đài cách đây gần 20 năm. Gặp, trò chuyện với chị, tôi thấu hiểu một điều: bệnh tật không thể giết chết con người, chỉ có tư duy mới có thể giết chết họ.
Về Cà Mau gặp nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, hai chúng tôi đã có cuộc trò chuyện thú vị, say sưa về cuộc sống. Không lời lẽ hoa mỹ, không lý luận văn chương, tôi đã tích lũy được một "túi khôn" là vốn sống cùng nhiều giá trị nhân sinh đáng quý.
Đi và viết, trong bốn năm, có những bài tôi phải viết đi viết lại từ năm này sang năm khác mới thấy ổn. Có khi loay hoay hơn một năm mới tìm ra bài viết kế tiếp, không thể tránh khỏi có lúc bế tắc đến mức muốn bỏ cuộc.
Rồi cả những trận ốm, những gian nan khi di chuyển đến các nơi, tìm chỗ ở trọ, thiếu thốn trăm bề... Tôi vẫn vượt qua tất cả để hoàn thành hành trình chắt lọc những điều tử tế đưa vào trang sách" - Nữ nhà văn nhớ lại.
Chị Trà My trong chuyến trở về quê hương Quảng Trị, thăm lại mái trường THPT Đông Hà, giới thiệu cuốn sách mới của mình.
Những tưởng quá trình viết sách đã khó khăn, vất vả, nhưng hành trình giới thiệu, tổ chức ra mắt cuốn "Tin vào điều tử tế" đến với độc giả cả nước cũng khiến Trà My phải tất bật ra Bắc, vào Nam đến mức không có thời gian chăm sóc cho bản thân.
Trà My vẫn từng ngày ươm mầm tử tế cho cuộc đời.
Làm được những điều mà đối với người bình thường đã khó, nhưng Trà My chưa bao giờ hài lòng. Chị chia sẻ mong muốn tiếp tục đi học để lĩnh hội tri trức.
Mỗi ngày trôi qua, nữ nhà văn 8x không chỉ làm lan tỏa khát vọng sống phi thường, niềm yêu đời, yêu người mà còn là nhiều những hành động, việc làm tử tế, nhân văn.
Theo Thế giới trẻ
Góc lạc quan: Thanh niên vác loa ra cửa hát "Gọi đò" giữa lúc Sài Gòn chìm trong biển nước Bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Hồng Xương Long có lẽ chưa bao giờ hợp ngữ cảnh với đường phố Sài Gòn hơn lúc này. Tiếng hát át hẳn tiếng mưa, màn trình diễn của thanh niên khiến hàng xóm, láng giềng dù đang bất lực với ngập lụt vẫn phải ôm bụng mà cười thích thú! Bên cạnh những pha chết...