Sách Xanh ngoại giao Nhật Bản 2021 nêu bật chính sách với Mỹ và Trung Quốc
Trong báo cáo thường niên về chính sách và các hoạt động đối ngoại ( Sách Xanh) được công bố ngày 27/4, Chính phủ Nhật Bản nhấn mạnh vai trò của mối quan hệ đồng minh với Mỹ và quan hệ song phương với Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, báo cáo năm 2021 đã trình bày cụ thể kết quả hội nghị thượng đỉnh trực tiếp giữa Thủ tướng Suga Yoshihide và Tổng thống Mỹ Joe Biden diễn ra hồi đầu tháng này. Tuy nhiên báo cáo không đề cập tới tuyên bố chung sau cuộc gặp. Nhật Bản xác định quan hệ đồng minh với Mỹ tiếp tục đóng vai trò là một trụ cột của các chính sách ngoại giao và an ninh của nước này, đặc biệt trong bối cảnh môi trường an ninh khu vực ngày càng nhiều biến động thì tầm quan trọng của mối quan hệ đồng minh này càng lớn hơn.
Về quan hệ với Trung Quốc, Sách Xanh Nhật Bản 2021 tiếp tục khẳng định “đây là một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất”. Trong bối cảnh thời gian gần đây, Trung Quốc được cho là đẩy mạnh các hoạt động trên vùng biển tranh chấp với Nhật Bản, quanh quần đảo mà Tokyo gọi là Senkaku trong khi Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư, báo cáo có đoạn bày tỏ những hoạt động mở rộng hiện diện quân sự thiếu minh bạch và đơn phương của Bắc Kinh nhằm thay đổi nguyên trạng trên Biển Hoa Đông và Biển Đông gây quan ngại cho khu vực và cộng đồng quốc tế.
Video đang HOT
Sách Xanh cũng đề cập nhóm bộ tứ Quad gồm Nhật Bản, Mỹ, Australia và Ấn Độ được thành lập nhằm bảo đảm quyền tự do hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, với tầm nhìn là huy động sự ủng hộ quốc tế. Ngoài các quốc gia này, Nhật Bản sẽ tiếp tục hợp tác với các nước khác thông qua đối thoại song phương và đa phương.
Báo cáo trên được Bộ trưởng Ngoại giao Toshimitsu Motegi đệ trình lên chính phủ Nhật Bản.
Mỹ và Nhật Bản khẳng định quan hệ đồng minh, hợp tác trong nhiều vấn đề khu vực và toàn cầu
Rạng sáng 17/4 (giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã tiến hành hội đàm tại Nhà Trắng.
Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide (phải) và Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của hai nhà lãnh đạo và là lần đầu tiên Tổng thống Biden tiếp một nhà lãnh đạo nước ngoài kể từ khi ông nhậm chức. Cuộc gặp được kỳ vọng sẽ đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ Nhật-Mỹ sau thời gian lạnh nhạt dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump. Hai nhà lãnh đạo đã khẳng định củng cố quan hệ đồng minh, hợp tác trong nhiều vấn đề khu vực và toàn cầu
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, phát biểu tại buổi họp báo chung sau cuộc hội đàm, Tổng thống Biden cho biết Mỹ và Nhật Bản sẽ cùng đầu tư vào các lĩnh vực như mạng 5G, trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử, gene và chuỗi cung ứng chất bán dẫn. Ông nhấn mạnh: "Nhật Bản và Mỹ đều đầu tư mạnh vào đổi mới và hướng tới tương lai. Chính sách này bao gồm việc đảm bảo rằng chúng tôi đầu tư và bảo vệ những công nghệ sẽ duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh của chúng tôi".
Lãnh đạo hai nước có kế hoạch đẩy mạnh hợp tác song phương để tạo ra một chuỗi cung ứng an toàn chất bán dẫn nhằm giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc về các sản phẩm cần thiết đối với hàng hóa công nghệ cao, đồng thời thúc đẩy mạng 5G đáng tin cậy.
Hai nhà lãnh đạo cũng đề cập tới các vấn đề an ninh khu vực như hoạt động của Trung Quốc gây leo thang căng thẳng tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, tình hình trên Bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Biden tái khẳng định cam kết của Mỹ bảo vệ quần đảo Senkaku của Nhật Bản tại Biển Hoa Đông mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền vào gọi là Điếu Ngư.
Tại buổi họp báo chung sau hội đàm, Thủ tướng Suga nêu rõ: "Chúng tôi nhất trí phản đối mọi nỗ lực làm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc hành vi cưỡng ép tại Biển Đông và Biển Hoa Đông".
Với Bán đảo Triều Tiên, hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí hợp tác thúc đẩy tiến trình phi hạt nhân hóa hoàn toàn, sau khi Bình Nhưỡng nối lại vụ thử tên lửa mà Washington và Tolyo cho là tên lửa đạn đạo vào tháng trước. Ngoài ra, hai nước cũng sẽ tìm kiếm một giải pháp ngay lập tức đối với vấn đề Bình Nhưỡng bắt cóc công dân Nhật Bản trước đây.
Đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Tổng thống Biden cho biết hai bên nhấn mạnh tăng cường hợp tác, góp phần đảm bảo sự thịnh vượng trong tương lai. Trong khi đó, Thủ tướng Suga khẳng định mối quan hệ đồng minh Nhật - Mỹ nằm trong khuôn khổ các giá trị phổ quát như pháp trị và mối quan hệ song phương đó ngày càng trở nên quan trọng.
Trước thềm hội nghị thượng đỉnh về khí hậu theo hình thức trực tuyến, dự kiến diễn ra vào tuần sau và do Tổng thống Biden chủ trì, Tổng thống Biden tuyên bố sẽ đưa Mỹ trở lại vị trí dẫn đầu thế giới trong giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Kể từ khi nhậm chức, ông đã đảo ngược quyết định rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu của người tiền nhiệm Donald Trump và đề nghị tổ chức hội nghị thượng đỉnh về khí hậu nhằm kêu gọi các nền kinh tế lớn nỗ lực hơn nữa trong cuộc chiến kiềm chế tốc độ nóng lên của Trái Đất.
Các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Mỹ đã chia sẻ mục tiêu đạt được trung hòa khí thải carbon vào năm 2050 và trọng tâm là đưa ra mục tiêu giảm phát thải đầy tham vọng vào năm 2030. Thủ tướng Suga khẳng định hai nước sẽ dẫn đầu nỗ lực trung hòa carbon của thế giới.
Tại cuộc hội đàm, Thủ tướng Suga đã khẳng định quyết tâm của Nhật Bản tổ chức Thế vận hội Olympic Tokyo vào mùa Hè này và Tổng thống Biden đã bày tỏ ủng hộ điều này. Nhật Bản tiếp tục phải đối mặt với những hoài nghi trong và ngoài nước về việc thúc đẩy sự kiện thể thao toàn cầu giữa lúc đại dịch COVID-19 hoành hành.
Nhật Bản sẽ tổ chức lễ tưởng niệm 10 năm thảm họa động đất sóng thần với quy mô nhỏ Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, tại cuộc họp sáng 2/3, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định ngày 11/3 tới tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa động đất sóng thần xảy ra 10 năm trước đây. Lễ tưởng niệm hằng này này lần đầu đầu tiên bị hủy bỏ năm ngoái do dịch COVID-19. Thủ...