Sắc xanh thanh niên trên mỗi cung đường
Hưởng ứng phong trào Tết trồng cây làm theo lời Bác, nâng cao ATGT đường bộ, hoạt động trồng cây xanh bảo vệ hành lang ATGT đường bộ được Đoàn TNCS Hô Chi Minh Bộ GTVT (Đoan Bô) phát động va thưc hiên trong nhiều năm trở lại đây.
Giải pháp hữu hiệu
Kể từ khi Đoan Bô phát động phong trao trồng cây bảo vệ hành lang ATGT đường bộ đến nay, các cơ sở đoàn ngành GTVT luôn chú trọng, quan tâm xây dựng kế hoạch thực hiện, đặc biệt là Đoàn Thanh niên Tổng cục ĐBVN. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Ban lãnh đạo và Đảng ủy Tổng cục, tính đến ngày 12/02/2019, các đơn vị trên toàn quốc đã tiến hành trồng 13.500 cây xanh ven hành lang các tuyến quốc lộ. Số cây xanh này được trồng với mục đích đảm bảo môi trường xanh – sạch – đẹp, bên cạnh đó còn có tác dụng giảm thiểu nguy cơ TNGT và giữ hành lang ATGT đường bộ.
Được biết, để đảm bảo an toàn cho các phương tiện khi tham gia giao thông, ở các tuyến đường lớn có mật độ xe cộ đông đúc như quốc lộ, tỉnh lộ, ngành chức năng đều bố trí hành lang ATGT. Hành lang này sẽ mở rộng tầm nhìn cho người tham gia giao thông, tạo độ thoáng cần thiết và cũng là vị trí tránh nạn tạm thời trong trường hợp cần xử lý gấp khi đang tham gia giao thông… Tuy nhiên thời gian qua, cùng với quá trình đô thị hóa, tình trạng lấn chiếm, xây dựng các công trình trái phép trên đất đường bộ và đất hành lang ATGT đường bộ xảy ra khá phổ biến, tập trung nhiều nhất trên các tuyến tỉnh lộ, quốc lộ.
Mặc dù lực lượng chức năng đã sử dụng nhiều biện pháp để giải tỏa, lấy lại hành lang ATGT, tuy nhiên nhiều nơi tình trạng tái lấn chiếm vẫn xảy ra. Chính vì vậy, việc trồng cây xanh là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp giữ đất, bảo vệ hành lang ATGT đường bộ.
Ngoài ra, việc trồng cây không chỉ ngăn chặn việc lấn chiếm, sử dụng trái phép hành lang ATGT đường bộ mà còn tạo cảnh quan môi trường, dần hình thành những con đường xanh, cải thiện môi trường. Cây xanh hai bên đường sẽ làm giảm đáng kể nhiệt độ tác động lên mặt đường vào mùa hè, góp phần làm chậm quá trình xuống cấp mặt đường, kéo dài tuổi thọ cho những con đường. Đồng thời, bóng mát cũng sẽ tạo ra trạng thái tâm lý tỉnh táo cho người tham gia giao thông, góp phần giảm thiểu TNGT.
Cần nhân rông mô hinh
Video đang HOT
Theo lanh đao Tổng cục ĐBVN, trồng cây bảo vệ hành lang ATGT là hoạt động thiết thực cần tiếp tục được nhân rộng. Chia sẻ kinh nghiệm triển khai hoạt động, đại diện Đoàn Thanh niên Tổng cục ĐBVN cho biết, để có những hàng cây đạt chuẩn, đúng yêu cầu, đảm bảo an toàn thì cây phải được trồng trên mái ta-luy âm nền đường, trồng cách vai đường 02m trở xuống đến mép sông, suối nếu điều kiện đất đai cho phép; mật độ cây trồng 01 – 02m/cây. Đồng thời, các đơn vị đoàn nên ưu tiên trồng các loại cây sẵn có tại địa phương, dễ thích nghi và phát triển, có thể trồng keo tai tượng cho nhanh lớn, kết hợp trồng xen tre hay các loại cây cảnh quan khác như lát, thông… Trường hợp đối với các vị trí ta-luy dương có đá lăn, xói lở mà đất đai, địa hình cho phép thì khuyến khích trồng tre tại chân, các loại cây bụi chống xói.
Đối với đường làng, đường thôn xóm hay đường phố khuyến khích trồng cây trên lề, hè đường để tạo cảnh quan môi trường và bóng mát cho người đi bộ, tuy nhiên khi đó phải lựa chọn loại cây cao, thẳng và phải có các qui định về cắt tỉa, chăm sóc thường xuyên.
Các đơn vị đoàn không nên trồng cây trên lề đường tại các trục đường giao thông chính vì sẽ ảnh hưởng đến ATGT và ổn định công trình như: Gây ra tình trạng ẩm thấp trơn trượt, âm u mặt đường dưới tán cây; ảnh hưởng tầm nhìn hay mất ổn định do mưa bão hay tình trạng trú nắng trú mưa, lều quán dọc đường…; không nên trồng cây ảnh hưởng đến tầm nhìn giao thông như tại các bụng đường cong, tại các nút giao thông, đồng thời không gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp canh tác liền kề.
Đánh giá về hoạt động này, ông Khuất Việt Hùng – Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, trong những năm qua Ủy ban ATGT Quốc gia luôn đề nghị các đơn vị quản lý đường bộ và các địa phương trong cả nước thực hiện nhiều giải pháp đảm bảo TTATGT và giữ gìn hành lang ATGT đường bộ. Có thể nói, việc trồng cây để bảo vệ hành lang ATGT đường bộ là việc làm rất thiết thực và mang lại hiệu quả. Bởi lẽ khi cây lớn lên, nó không chỉ giúp giảm thiểu thiệt hại do các vụ TNGT mang lại mà còn trở thành một tài sản trên đất hành lang đường bộ, giúp ngăn chặn các hành vi sử dụng trái phép hành lang ATGT đường bộ vào mục đích khác.
“Hiện nay, một số tuyến đường tỉnh và đường giao thông nông thôn có “môi trường giao thông” chưa đảm bảo, nhất là thiếu hộ lan hai bên đường. Điều này sẽ khiến phương tiện và người tham gia giao thông khi gặp nạn có khả năng cao bị lao xuống ruộng, mương…, làm tăng nguy cơ thương vong. Việc trồng cây hai bên đường là một sáng tạo, cần huy động lực lượng thanh niên chung tay góp sức và nhân rộng triển khai trên phạm vi cả nước”, ông Hùng nhấn mạnh.
THÙY DƯƠNG
Theo Tạp chí GTVT
Tai nạn giao thông tăng cao trên địa bàn ngoài đô thị trong dịp Tết
Theo Ủy ban ATGT Quốc gia, TNGT dịp Tết giảm cả 3 tiêu chí nhưng tăng cao trên địa bàn ngoài đô thị.
Giao thông trên các tuyến đường Hà Nội chịu sức ép phương tiện ngay từ đầu giờ chiều ngày 10/2 (Ảnh Nam Khánh)
Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia đánh giá tình hình TTATGT trong 9 ngày tết Nguyên đán Kỷ Hợi trên toàn quốc được duy trì ổn định, bình quân TNGT/ngày giảm cả 3 tiêu chí so với kỳ nghỉ Tết Mậu Tuất 2018, không xảy ra TNGT đường thủy, hạn chế ùn tắc giao thông kéo dài trên các tuyến trục chính ra vào Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và tại các đầu mối giao thông chính.
Theo đó, trong 9 ngày nghỉ Tết Kỷ Hợi, toàn quốc xảy ra 276 vụ TNGT làm chết 183 người, bị thương 241 người. Đường bộ xảy ra 274 vụ TNGT làm chết 181 người, bị thương 241 người; đường sắt xảy ra 2 vụ TNGT làm chết 2 người và xảy ra 01 vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng ngày 08/2; đường thủy không xảy ra TNGT.
So sánh với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, do kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 nhiều hơn kỳ nghỉ Tết Mậu Tuất 02 ngày, vì vậy, sau 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 (tính từ ngày 28 Tết đến mồng 4 Tết), cả nước đã xảy ra 214 vụ TNGT, làm chết 135 người, bị thương 189 người. So sánh với 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán 2018 (tính từ ngày 29 Tết đến mồng 5 Tết) giảm 46 vụ (giảm 17,7%), giảm 60 người chết (giảm 30,7%), giảm 31 người bị thương (giảm 14,01%).
Bình quân số người chết trong 09 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 là 20 người/ngày, giảm 8 người chết/ngày (giảm 28 %) so với bình quân số người chết trong 07 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.
Chỉ tính riêng ngày 10/02 (ngày mùng 6 tết) toàn quốc xảy ra 28 vụ, làm chết 22 người, bị thương 19 người, đều là TNGT đường bộ (đường sắt, đường thủy nội địa không xảy ra TNGT).
Tuy nhiên, ông Hùng cho biết trong những ngày từ mồng 2 Tết đến ngày 4 Tết, tình hình TTATGT đã diễn biến phức tạp, đặc biệt trong ngày 08/2 (mồng 4 Tết Kỷ Hợi) đã xảy ra vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng trên QL1A, đoạn qua xã Hoằng Quỳ, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa giữa ô tô khách BKS 98B-022.66 và ô tô con BKS 36B-2286 làm 3 người thiệt mạng, 5 người bị thương.
Và TNGT tăng cao trên địa bàn ngoài đô thị (trên các quốc lộ, đường tỉnh và khu vực nông thôn), chủ yếu liên quan đến mô tô, xe máy; tai nạn xảy ra ở các đoạn đường ngoài đô thị.
Trong đó, nguyên nhân trực tiếp của tai nạn giao thông là do hành vi vi phạm quy định pháp luật về TTATGT của một bộ phận người tham gia giao thông đường bộ, đặc biệt là ở khu vực ngoài đô thị và nông thôn, chủ yếu là: lái xe trong tình trạng vi phạm nồng độ cồn; vi phạm quy định về tốc độ, phần đường, làn đường; chở quá số người quy định; chuyển hướng không báo hiệu; người đi mô tô, xe máy, xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm.
Đồng thời còn có hạn chế về hiệu lực trong chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực thi công tác bảo đảm TTATGT trên địa bàn ngoài đô thị, đặc biệt là hạn chế về lực lượng, phương tiện tuần tra kiểm soát; hạn chế về năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải công cộng, dịch vụ vận tải hợp đồng.
"Trong kỳ nghỉ, lực lượng chức năng vẫn còn tâm lý nể nang trong ngày Tết, đặc biệt là ở khu vực nông thôn trong việc xử lý những hành vi vi phạm quy định pháp luật của người điều khiển phương tiện", ông Hùng cho biết.
Ngoài ra, còn xảy ra một số vụ ùn tắc giao thông kéo dài tại khu vực cửa ngõ TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh ngày đầu và ngày cuối đợt nghỉ Tết; tình trạng ùn ứ xảy ra tại các tuyến đường xung quanh các khu đền, chùa, các khu tổ chức lễ hội, điểm bắn pháo hoa, tại một số trạm thu phí, nút giao lớn trên đường cao tốc và quốc lộ, trên các trục đường chính ra, vào các thành phố lớn như thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyên nhân là do nhu cầu giao thông tăng cao, số lượng ô tô tham gia giao thông tập trung cao, đặc biệt khi xảy ra sự cố phương tiện hoặc tai nạn giao thông.
Về vận tải, còn xảy ra tình trạng chở quá số người quy định, tăng giá vé ô tô quá mức quy định ở một số nhà xe; hiện tượng đón, trả khách dọc đường, không đúng nơi quy định diễn ra khá phổ biến trên hầu hết các tuyến giao thông có mật độ xe ô tô chở khách cao, đặc biệt là trên quốc lộ 1; nhu cầu đi lại bằng xe chở khách hợp đồng tăng cao tại khu vực nông thôn, trong khi chất lượng phương tiện và người lái còn hạn chế.
Nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của một bộ phận chủ xe, lái xe cố tình vi phạm để kiếm lời, mặt khác do một bộ phận hành khách có thói quen vẫy xe trên đường, không chịu đến bến xe, điểm đón trả khách theo quy định; đồng thời, công tác kiểm tra, kiểm soát vẫn chưa giám sát hết được các hành vi vi phạm.
Để bảo đảm TTATGT trong các ngày sau Tết nguyên đán và mùa Lễ hội xuân 2019 (hết tháng 2/2019), Ủy ban ATGT Quốc gia đề nghị các đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện quyết liệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân 2019. Lực lượng thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông đẩy mạnh tuần tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm TTATGT. Các địa phương tăng cường quản lý siết chặt hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, kiểm tra chặt chẽ phương tiện và người lái về các điều kiện an toàn trước khi khởi hành, tăng cường hướng dẫn thông tin đi lại dịp Lễ hội xuân,; tập trung kiểm soát hoạt động vận tải khách bằng ô tô, vận tải thủy nội địa theo hợp đồng, nhất là tuyến Bắc - Nam và hoạt động vận tải đến khu vực Lễ hội...
Theo Tạp chí GTVT
Bác sỹ, bệnh nhân "mất Tết" vì tai nạn giao thông Năm nào cũng vậy, cứ vào dịp Tết Nguyên đán là số vụ tai nạn và số người chết do tai nạn giao thông cả nước lại tăng lên. Nhiều người dang dở Tết... Bác sĩ "mất nghỉ Tết" vì tai nạn giao thông tăng vọt Chiều mùng 4 Tết Kỷ Hợi (8/2/2019), đoàn công tác của Uỷ ban ATGT Quốc gia đã...