Sắc xanh bao trùm cổ phiếu ngành chứng khoán
Phiên giao dịch 18.12, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có một phiên tăng điểm mạnh mẽ.
Nhiều cổ phiếu thuộc ngành chứng khoán tăng mạnh phiên 18.12. Ảnh: NL.
Sau khi lùi về mốc 1.051 điểm ở phiên giao dịch 17.12, thị trường chứng khoán Việt Nam đã “như được tiếp sức” và bứt phá mạnh mẽ trong phiên giao dịch 18.12.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng hơn 15,6 điểm, và đóng cửa ở mức 1.067 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua với 301 mã tăng và 129 mã giảm điểm. Trong đó, nhóm cổ phiếu VN30 bứt phá mạnh mẽ khi chỉ số VN30-Index tăng hơn 19,7 điểm với 25 mã tăng giá.
Thanh khoản trên thị trường tiếp tục duy trì ở mức cao, đạt hơn 11.600 tỉ đồng giá trị giao dịch trên sàn HOSE.
Phân bổ dòng tiền trên sàn HOSE phiên 18.12. Ảnh: FireAnt.
Lũy kế từ đầu tháng 12 đến nay, chỉ số VN-Index đã tăng hơn 64 điểm với sự tăng trưởng mạnh mẽ của các cổ phiếu trên thị trường, đặc biệt là các cổ phiếu vốn hóa lớn.
Đáng chú ý, phiên giao dịch 18.12, nhóm cổ phiếu thuộc ngành chứng khoán đã tăng giá mạnh mẽ, thậm chí có nhiều mã tăng trần thuộc nhóm này. Có thể kể đến như cổ phiếu SSI, VND, VCI và VIX khi tăng kịch trần. Các cổ phiếu còn lại cũng đạt mức tăng từ 2-6% trong phiên 18.12.
Sau giai đoạn trầm lặng ở nửa đầu năm 2020, tình hình kinh doanh của các công ty chứng khoán bắt đầu cải thiện mạnh mẽ. Hồi cuối quý III/2020, nhiều công ty chứng khoán đồng loạt báo lãi lớn trong kỳ.
Có thể lấy ví dụ từ công ty chứng khoán top đầu thị phần, Công ty Chứng khoán SSI. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, SSI đạt hơn 3.320 tỉ đồng tổng doanh thu, là mức doanh thu 9 tháng cao nhất trong lịch sử hoạt động của SSI. Trong 9 tháng đầu năm 2020, SSI ước đạt hơn 1.076 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt 24% kế hoạch kinh doanh năm 2020.
Video đang HOT
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC, mã VDS) cũng lãi gấp 4 lần trong quý III/2020. Hay Chứng khoán FPT (FPTS) cũng đạt mức tăng trưởng 125,6% về lãi sau thuế trong quý III/2020, tương ứng đạt hơn 47,38 tỉ đồng.
Cổ phiếu ngành chứng khoán tăng mạnh mẽ phiên giao dịch 18.12. Ảnh: Bảng giá SSI.
Doanh thu của các công ty chứng khoán đến từ 3 nguồn chính: Doanh thu từ hoạt động môi giới, cho vay ký quỹ và tự doanh.
Khi thị trường chứng khoán ở giai đoạn tăng giá, nhiều nhà đầu tư có xu hướng “lướt sóng” để tìm kiếm khoản lợi nhuận trong ngắn hạn. Có thể thấy thanh khoản ở thị trường luôn ở mức cao trong những tháng gần đây. Những phiên giao dịch ở tuần thứ 2 của tháng 12, giá trị giao dịch khớp lệnh trên sàn HOSE đều duy trì ở mức trên 10.000 tỉ đồng mỗi phiên. Hoạt động mua bán của nhà đầu tư diễn ra sôi động tác động tích cực đến doanh thu môi giới của các công ty chứng khoán.
Về hoạt động cho vay margin cũng ghi nhận những tín hiệu rất tích cực. Cụ thể, tại thời điểm cuối quý III/2020, số liệu thống kê của FiinGroup cho thấy dư nợ margin của Top 26 công ty chứng khoán nội có vốn hóa lớn nhất đạt 41.350 tỉ đồng, tăng 19,2% so với quý trước.
Đối với hoạt động tự doanh, sự thăng hoa của thị trường cũng là trợ lực lớn đối với doanh thu của mảng này.
Nhìn bức tranh của thị trường chứng khoán hiện tại, có lẽ phần nào đã hình dung được những nét vẽ lợi nhuận của các công ty chứng khoán trong quý cuối năm 2020.
"Sốt vó" với thuế cổ tức mới
Các công ty chứng khoán đang lo sốt vó khi quy định mới về thu thuế với cổ tức trả bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng sắp có hiệu lực.
Giới đầu tư chứng khoán ngao ngán vì khoản thuế bất hợp lý. Ảnh: Dũng Minh.
Ấm ức với quy định hiện hành
Theo quy định hiện hành, cổ tức bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu đều phải nộp 5% thuế thu nhập cá nhân. Thông thường, cổ tức bằng tiền mặt sẽ bị khấu trừ luôn tại nguồn (tức doanh nghiệp chi trả).
Cổ tức bằng cổ phiếu, được coi là thu nhập của nhà đầu tư, nhưng trong nhiều trường hợp nhà đầu tư không được hưởng gì, thậm chí có thể bị mất trắng. Sự thực là khi doanh nghiệp chia cổ tức bằng cổ phiếu, bản thân các chỉ số tài chính của doanh nghiệp như quy mô vốn, tài sản không thay đổi, chỉ có số lượng cổ phiếu lưu hành tăng thêm, nhưng giá trị giảm đi.
Với nhà đầu tư, họ phải chịu nhiều ấm ức. Vào ngày chốt quyền hưởng cổ tức, giá tham chiếu của cổ phiếu trên sàn bị điều chỉnh giảm tương ứng, tức là tài sản của họ về mặt lý thuyết không tăng.
Ông Hoàng Đức, một nhà đầu tư đã có 10 năm bám sàn chứng khoán mô tả, việc chia cổ tức bằng cổ phiếu hoặc chia cổ phiếu thưởng chẳng khác nào việc đổi tiền.
Trong cuộc sống, nếu ta đem 1 tờ 500.000 đồng đổi sang mệnh giá 100.000 đồng thì được 5 tờ và được nhận ngay cả 5 tờ.
Nhưng với thị trường chứng khoán Việt Nam, nhà đầu tư chỉ được nhận 3 tờ ngay sau thời điểm chốt quyền, 2 tờ còn lại (nếu tỷ lệ chia là 40%) sẽ trôi nổi 2 - 3 tháng, thậm chí cả nửa năm sau mới về tài khoản. Khi đó, nếu giá cổ phiếu không tăng, hoặc giảm so với gia tham chiếu tại thời điểm chốt quyền, nhà đầu tư cần tiền bán ra cổ phiếu buộc phải chấp nhận lỗ.
Do cách chia tách như vậy, cộng với hệ thống quản lý chứng khoán của nhà đầu tư trên thị trường chưa đồng nhất (nhà đầu tư chuyển tài khoản chứng khoán, lưu ký mới...) nên các công ty chứng khoán thường không nắm bắt được với cùng một mã chứng khoán trong tài khoản của nhà đầu tư sẽ có bao nhiêu cổ phiếu gốc, bao nhiêu là cổ phiếu thưởng, cổ phiếu trả cổ tức.
Khi nhà đầu tư bán ra cổ phiếu, trường hợp mất trắng như đã đề cập nếu giá cổ phiếu giảm sâu, họ vẫn bị khấu trừ 0,1% số tiền để nộp thuế thu nhập cá nhân.
Ngược lại, trường hợp cổ phiếu tăng giá, nhà đầu tư có thu nhập, nhưng cơ quan thuế không thu được 5% thuế thu nhập từ cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng như áp dụng với cổ tức bằng tiền mặt.
Quy định mới chưa thực hiện đã thấy bất cập
Theo quy định tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế, có hiệu lực thi hành từ ngày 5/12/2020, tổ chức khai thuế thay và nộp thuế thay cho cá nhân nhận cổ tức bằng chứng khoán; cá nhân là cổ đông hiện hữu nhận thưởng bằng chứng khoán; cá nhân được ghi nhận phần vốn tăng thêm do lợi tức ghi tăng vốn; cá nhân góp vốn bằng bất động sản, phần vốn góp, chứng khoán.
Thời điểm khai thuế thay và nộp thuế thay được thực hiện khi cá nhân phát sinh chuyển nhượng chứng khoán cùng loại, chuyển nhượng vốn, rút vốn.
Cụ thể, đối với chứng khoán thông qua hệ thống giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán, tổ chức khai thuế thay và nộp thuế thay là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký, công ty quản lý quỹ nơi cá nhân ủy thác danh mục đầu tư.
Đối với chứng khoán không thông qua hệ thống giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán, tổ chức khai thuế thay và nộp thuế thay như sau: chứng khoán của công ty đại chúng đã đăng ký chứng khoán tập trung tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán thì tổ chức khai thuế thay và nộp thuế thay là công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại nơi cá nhân mở tài khoản lưu ký chứng khoán; chứng khoán của công ty cổ phần chưa là công ty đại chúng nhưng tổ chức phát hành chứng khoán ủy quyền cho công ty chứng khoán quản lý danh sách cổ đông thì tổ chức khai thuế thay và nộp thuế thay là công ty chứng khoán được ủy quyền quản lý danh sách cổ đông; chứng khoán không thuộc trường hợp quy định nêu tại đoạn này thì tổ chức khai thuế thay và nộp thuế thay là tổ chức phát hành chứng khoán.
Đối với cá nhân được ghi nhận phần vốn tăng thêm do lợi tức ghi tăng vốn thì tổ chức nơi cá nhân có vốn góp có trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn khi cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.
Đối với cá nhân góp vốn bằng bất động sản, phần vốn góp, chứng khoán thì tổ chức nơi cá nhân góp vốn có trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ chuyển nhượng vốn, thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
Từ ngày 5/12/2020, khi nhà đầu tư bán chứng khoán được chia thưởng, được trả cổ tức sẽ bị khấu trừ 5% thuế thu nhập cá nhân.
Như vậy, với quy định trên, từ ngày 5/12/2020, khi nhà đầu tư bán chứng khoán được chia thưởng, được trả cổ tức sẽ bị khấu trừ 5% thuế thu nhập cá nhân.
Theo đó, các công ty chứng khoán sẽ phải điều chỉnh lại hệ thống quản lý tài khoản của nhà đầu tư, tách bạch được đâu là cổ phiếu gốc, cổ phiếu thưởng, cổ phiếu trả cổ tức, để thực hiện khấu trừ khi nhà đầu tư bán chứng khoán.
Tuy nhiên, việc giao hẳn trách nhiệm cho công ty chứng khoán cũng khiến nhiều bất cập nảy sinh như ông Nguyễn Văn Dũng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán FPT dẫn chứng, trường hợp nhà đầu tư chuyển chứng khoán từ Công ty chứng khoán A sang Công ty chứng khoán B, việc ghi nhận sẽ thông qua hệ thống lưu ký của Trung tâm Lưu ký chứng khoán.
Hệ thống của Trung tâm hiện nay chỉ ghi nhận tổng số chứng khoán lưu chuyển chứ không tách từng tiểu phần, vậy làm sao công ty chứng khoán B nắm bắt được đâu là chứng khoán gốc, đâu là chứng khoán thưởng?
Trường hợp nhà đầu tư lưu ký chứng khoán mới cũng tương tự. Bản xác nhận sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chỉ ghi số lượng cổ phiếu nhà đầu tư sở hữu, nếu nhà đầu tư khai đây là cổ phiếu gốc, công ty chứng khoán có cách nào để tra soát được thông tin này có chính xác hay không?
Đó là chưa kể tình huống nhà đầu tư bán chứng khoán nhiều lần, tại nhiều mức giá khác nhau, nhiều thời điểm khác nhau.
Khi họ đặt lệnh bán chứng khoán, làm thế nào để công ty chứng khoán xác định được họ lấy chứng khoán từ ngăn gốc, ngăn thưởng, hay ngăn cổ tức và họ bán bao nhiêu trong số đó?
Những tình huống này đang đặt các công ty chứng khoán vào cảnh "dở khóc" vì rất khó để thiết kế hệ thống, đặc biệt khi hiện nay các quy trình phần lớn được tự động hóa, còn nhà đầu tư thì ngao ngán vì khoản thuế bất hợp lý đối với lượng cổ phiếu không hề làm tăng giá trị tài sản.
Giao dịch chứng khoán sáng 4/8: Nhóm cổ phiếu nhỏ tiếp tục dẫn sóng Trong khi chỉ số VN-Index có dấu hiệu chững lại và gặp khó ở vùng cản 820-830 điểm do các bluechip hết đà, thì dòng tiền chảy mạnh vào thị trường, đặc biệt ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đang là tâm điểm trên bảng điện tử. Phiên giao dịch đầu tiên của tháng 8 hôm qua ghi nhận đà tăng mạnh...