Sạc thiết bị di động thế nào tốt nhất
Sạc bằng bộ nguồn đi kèm sẽ tiết kiệm thời gian và đảm bảo an toàn cho thiết bị hơn. Ngoài ra, người dùng cũng nên cân nhắc trước khi sử dụng sạc của những thiết bị khác hay nạp điện qua cổng USB máy tính.
Thử nghiệm thực tế
Nhằm tìm ra cách nhanh nhất để nạp năng lượng cho smartphone và máy tính bảng, PCWorld Mỹ đã thực hiện một cuộc thử nghiệm để xem thời gian sạc thiết bị mất bao lâu. 4 thiết bị được thử nghiệm gồm điện thoại iPhone 5 và Samsung Galaxy S III; máy tính bảng iPad 4 và Samsung Galaxy Note 10.1.
Thử nghiệm đã sử dụng bộ sạc gốc của mỗi điện thoại, máy tính bảng và các cổng USB (của máy tính Mac và máy tính xách tay dùng Windows 7) bên cạnh việc dùng bộ sạc gốc của điện thoại này cho điện thoại kia, bộ sạc gốc của máy tính bảng này cho máy tính bảng kia.
Kết quả thu được
Nhìn chung, thời gian nạp điện nhanh nhất là khi sử dụng bộ sạc gốc (thiết bị nạp điện được bán kèm cùng với điện thoại, máy tính bảng).Đối với 3 trong số 4 thiết bị thử nghiệm, bộ sạc gốc nạp điện nhanh nhất cho thiết bị “đồng hành” của nó. Ngoại lệ duy nhất là Samsung Galaxy S III, có thời gian nạp năng lượng với sạc nguyên bản lâu hơn chút đỉnh.
Bộ sạc gốc là loại được bán kèm với điện thoại, máy tính bảng. Bộ sạc khác là thiết bị nạp điện thích hợp của nhà sản xuất khác.
Kết quả trên khiến bạn sẽ hơi ngạc nhiên khi thấy một số thiết bị được nạp điện bằng bộ nguồn không phải của nó lại lâu đến vậy. Theo nhóm thử nghiệm, tất cả điện thoại hay máy tính bảng này đều chứa mạch phát hiện thiết bị có được cắm nguồn hay không. Nếu thấy bộ sạc không phải loại dành riêng của mình, chúng sẽ làm giảm dòng điện để tránh làm cho thiết bị nóng quá. Sự thận trọng này có lẽ là nguyên nhân khiến thời gian nạp đầy pin lại lâu đến vậy.
Tóm lại, nếu bạn đi du lịch hoặc công tác mà không mang theo các bộ sạc gốc, thì sẽ phải chờ rất lâu để thiết bị của mình được nạp đủ điện.
Đừng dùng bộ sạc điện thoại cho máy tính bảng
Thử nghiệm này cũng đã thử sử dụng những bộ nạp điện được thiết kế cho điện thoại trên các máy tính bảng, và ngược lại. Kết quả cho thấy điện thoạikhông gặpvấn đề gì khi dùng bộ sạc máy tính bảng, nhưng máy tính bảng thì không đáp ứng tốt với bộ sạc điện thoại.
Kết quả nạp điện cho dòng thiết bị này bằng bộ sạc của dòng thiết bị khác.
Ở đây, Samsung Note 10.1 là tệ nhất khi phải mất 15 giờ 29 phút để nạp điện đầy khi sử dụng bộ sạc của Samsung Galaxy S III. Tuy nhiên, iPad cũng chẳng tốt hơn nhiều khi mất hơn 10 giờ để nạp đầy điện bằng bộ sạc iPhone 5.
Nguyên nhân là trong khi bộ sạc iPad cung cấp dòng điện 2.100 mA thì bộ sạc iPhone chỉ có dòng điện 1.000 mA. Điều này khiến việc nạp điện cho pin lớn của iPad bằng bộ sạc iPhone giống như việc dùng máy bơm gia đình bơm nước cho cả khu chung cư vậy. Mặc dù nó vẫn hoạt động, nhưng đòi hỏi rất nhiều thời gian.
Video đang HOT
Sạc qua cổng USB – không phải tất cả các cổng đều như nhau
Khi nói đến việc nạp điện cho điện thoại hay máy tính bảng từ cổng USB thì bạn nên nhớ rằng, không phải tất cả các cổng USB đều thực hiện tốt như nhau.
Thử nghiệm trên đã sạc cho 4 thiết bị từ các cổng USB của máy tính xách tay Lenovo ThinkPad Twist S230u (chạy Windows) và MacBook Air. Kết quả cho thấy, chúng nạp điện cho các thiết bị di động khá chậm.
Kết quả sạc qua cổng USB máy tính.
Trong thử nghiệm, để nạp điện thông qua máy tính xách tay, Samsung Galaxy S III mất hơn 5 giờ trong khi iPhone 5 mất từ 2-3 giờ. Đó là bởi vì iPhone 5 có pin với dung lượng 1.400 mAh, nhỏ hơn so với mức 2.100 mAh của Galaxy S III. Cả 2 thiết bị này đã tiêu thụ 500 mA điện năng trong khi sạc.
Trong khi đó, iPad chỉ mất 6 giờ để nạp điện từ cổng USB của MacBook Air, nhưng nó cần tới hơn 25 giờ để sạc đầy khi kết nối vào cổng USB của Lenovo ThinkPad.
Các cổng USB cung cấp lượng điện năng khác nhau, tùy thuộc vào thiết bị kết nối.
Nguyên nhân bởi vì điện thoại và máy tính bảng Apple có thể nạp được nhiều điện năng hơn (tối đa 1.100 mA) từ cổng USB của các thiết bị Apple. Tuy nhiên, chỉ các sản phẩm của Apple mới làm được thế vì Samsung Note 10.1 phải mất hơn 15 giờ để sạc từ cùng những cổng USB đó.
Cổng USB 2.0 trên máy tính xách tay có thể cung cấp 500 mAh (USB 3.0 thì tăng lên đến 900 mAh), nhưng chỉ khi nào thiết bị đang cắm có yêu cầu. Nếu thiết bị không yêu cầu, máy tính xách tay chỉ cung cấp khoảng 100 mAh để tránh quá tải. Tính năng nạp điện nhanh (faster-charging) có sẵn trên một số máy tính đời mới gần đây, thường được đề cập tới như là cổng USB cung cấp dòng điện cao. Nếu bạn vừa mới mua máy tính xách tay thì hãy xem sách hướng dẫn sử dụng để xác định liệu nó có cung cấp tính năng này không và cách dùng như thế nào.
Hãy sử dụng bộ sạc gốc
Thử nghiệm trên cho thấy, bạn sẽ nạp điện nhanh nhất nếu dùng bộ sạc đi kèm với thiết bị của mình. Tuy nhiên, nếu chỉ muốn mang theo một bộ sạc trong chuyến đi để nạp điện cho cả iPhone và iPad, hãy mang bộ sạc iPad thay vì bộ nạp điện của iPhone. Nhưng không nên lạm dụng vì các hãng sản xuất khuyến cáo, không nên dùng sạc máy tính bảng cho điện thoại di động vì nguồn nạp điện cho máy tính bảng lớn hơn điện thoại, nên dễ gây chai pin điện thoại.
Đối với các thiết bị khác, hãy sử dụng bộ sạc mà nhà sản xuất đã thử nghiệm dành riêng cho từng loại tương ứng. Hầu hết các nhà sản xuất bộ nạp điện đều có danh sách tương thích cho những sản phẩm của họ.
Một số công nghệ mới sắp ra đời có thể sẽ tăng tốc độ sạc lên nhanh hơn. Ví dụ, gần đây Qualcomm công bố chuẩn Quick Charge 2.0 mới mà sẽ cho phép bộ sạc đạt mức năng lượng 4 Amps (4.000 mA). Tuy nhiên, để sử dụng được thì bạn sẽ phải có bộ sạc đặc biệt và các thiết bị muốn sử dụng phải hỗ trợ chuẩn này.
Theo VNE
So sánh Samsung Galaxy S4 và Sony Xperia Z
Cả hai đều là những "siêu phẩm" trong làng smartphone khi sở hữu cấu hình mạnh mẽ, màn hình 5 inch với độ phân giải Full HD và hàng loạt tính năng cao cấp.
Xperia Z vừa được phát hành chính hãng cuối tháng 3 vừa rồi với giá 16,5 triệu đồng còn Galaxy S4 cũng rục rịch lên kệ cuối tháng 4 này với mức giá dự đoán trên dưới 17 triệu đồng.
Sony Xperia Z và Samsung Galaxy S4, hai smartphone 5 inch Full HD.
Thiết kế
Xperia Z là chiếc smartphone có ngoại hình bắt mắt, quyến rũ hơn với thiết kế nguyên khối, sử dụng hai mặt kính chống xước phẳng và lớn ép chặt vào mặt trước và mặt lưng của điện thoại. Điều này khiến cho chiếc smartphone của Sony trông bóng bẩy, hấp dẫn.
Xperia Z có ba phiên bản khác nhau, ngoài hai màu truyền thống đen và trắng còn có thêm phiên bản màu tím. Tuy nhiên, điểm thú vị nhất ở thiết kế của Z là việc sở hữu khả năng chống nước và chống bụi theo tiêu chuẩn IP57. Nếu có lỡ tay đánh rơi điện thoại vào nước hay khi cần phải sử dụng ngoài trời mưa, Xperia Z vẫn không gặp vấn đề gì.
Trong khi đó, Samsung Galaxy S4 lại không được nhiều người đánh giá cao về thiết kế ngay từ khi ra mắt. Vẫn giữ kiểu vỏ rời có thể tháo nắp lưng, các đường nét bo tròn theo phong cách như S III hay Note II khiến cho chiếc smartphone mới chưa thật hấp dẫn trong mắt người sử dụng. Bên cạnh đó, chất liệu vỏ nhựa cũng khiến cho máy mất nhiều giá trị, phần nắp lưng với các hoa văn dạng chấm không mấy tinh tế.
Nhưng so với Galaxy S III, khi nhìn thực tế thay vì thông qua các bức ảnh, Galaxy S4 trông đẹp, cho cảm giác mỏng và nhẹ nhưng lại chắc chắn hơn khi cầm. Đường viền làm từ kim loại được đánh bóng và trông nổi bật hơn ở mặt trước khiến cho S4 trông sang trọng hơn phiên bản tiền nhiệm.
Đứng cạnh Xperia Z, Galaxy S4 không đẹp và quyến rũ bằng nhưng lại cho cảm giác sử dụng tốt hơn, máy cầm khá chắc và gọn trong tay. Trong khi model của Sony lại gây cảm giắc rằng máy khá lớn khi bị cần vì các đường vát vuông vắt của thân máy và độ mỏng chỉ 7,9 mm.
Màn hình
Kế thừa nhiều tính năng và công nghệ hình ảnh nổi tiếng từ các dòng TV Bravia của Sony, nhưng điều này không mang tới cho Xperia Z chất lượng hiển thị vượt trội so với các điện thoại Full HD khác cũng như chính Galaxy S4.
Màn hình của Z sáng nhưng có góc nhìn khá hẹp, độ tương phản chưa cao, khả năng thể hiện màu đen chưa thật dù thể màu tươi tắn, nịnh mắt và màn hình có độ nét cao (441 ppi). Nếu đặt cạnh Galaxy S4, màn hình của Xperia Z lại không cuốn hút bằng khi độ tương phản, góc nhìn đều thấp hơn. Lợi thế sử dụng tấm nền AMOLED nên màn hình của Galaxy S4 cho độ rực rỡ, sống động cao hơn.
Màn hình của S4 thể hiện hình ảnh tốt hơn Xperia Z.
Không giống như S III năm ngoái, smartphone cao cấp Galaxy mới nhất của Samsung đã có độ phân giải Full HD thay vì HD, mật độ điểm ảnh cũng cao tới 441 ppi (tương đương Xperia Z) với cùng kích thước 5 inch. Vì vậy, màn hình của S4 cho độ sắc nét và mịn màng rất cao, loại bỏ hiện tượng rỗ như trên S II hay Note đời đầu.
Một trong những thay đổi đáng ghi nhận trên Galaxy S4 là việc Samsung cho phép người dùng có thể thay đổi tới 4 chế độ màu khác nhau, ngoài chế độ thông thường người dùng có thể điều chỉnh cho màu trung thực và bớt rực hơn bằng cách kích hoạt chế độ Movies hay Adobe RGB. Trong khi đó, Xperia Z chỉ có lựa chọn tắt hay mở chế độ tinh chỉnh hình ảnh Mobile Bravia Engine.
Tính năng
Sony Xperia Z có thiết kế hấp dẫn hơn Samsung Galaxy S4.
Cả Samsung và Sony đều trang bị cho model của mình những phần mềm và công nghệ mới nhất. Galaxy S4 và Xperia Z đều có phiên bản hỗ trợ mạng 4G LTE, bên cạnh kết nối 3G HSPA, tích hợp giao tiếp NFC, hỗ trợ DLNA, chuẩn kết nối không dây Micacast và cho phép trình chiếu, chia sẻ dữ liệu trực tiếp tới TV của các hãng.
Xét về tính năng, Galaxy S4 vẫn có lợi thế hơn khi được hãng điện thoại Hàn Quốc trang bị thêm những tính năng mở rộng, khá thú vị như điều khiển điện thoại không cần chạm, cuộn trang web bằng mắt hay cảm biến nhiệt độ, độ ẩm... Không thật sự hữu dụng và quá cần thiết, nhưng tính năng vẫn là lợi thế khiến cho Galaxy S4 nhỉnh hơn đối thủ của mình.
Riêng về tính năng camera, sở hữu camera có cùng độ phân giải 13 megapixel nhưng Galaxy S4 có nhiều tính năng mở rộng hơn đối thủ từ Sony. Bên cạnh tính năng chụp ảnh nhanh, hỗ trợ quay video HDR, hay khả năng nhận diện khuân mặt... S4 còn có thêm những tính năng mở rộng như chụp ảnh đi kèm với âm thanh, sử dụng đồng thời cả camera trước và sau, chụp ảnh động hay loại bỏ vật thể thừa khỏi khung hình...
Cả hai đều hỗ trợ khe cắm thẻ nhớ microSD mở rộng, tối đa lên tới 64 GB nhưng Xperia Z chỉ có bộ nhớ trong 16 GB còn Galaxy S4 có 3 phiên bản 16, 32 và 64 GB.
Cấu hình
Galaxy S4 phiên bản chính hãng được bán ra ở Việt Nam sử dụng chip Exynos 8 nhân tốc độ 1,6 GHz, với 4 nhân Cortex A15 và 4 nhân Cortex A7, đồ họa PowerVR SGX544MP3. Trong khi đó Xperia Z sử dụng chip 4 nhân tốc độ 1,5 GHz Snapdragon S4 Pro của Qualcomm, RAM 2 GB và đồ họa Adreno 320. Cả hai cấu hình trên đều giúp cho Android 4.2 trên S4 và Android 4.1.2 trên Xperia Z hoạt động mượt mà.
Tuy nhiên, hiệu năng của chip Exynos Octa trên S4 vẫn nhỉnh hơn chip 4 nhân Snapdragon S4 Pro trên Xperia Z. Bên cạnh đó, chip 8 nhân của Samsung cũng cho khả năng hoạt động khá ổn định, bớt nóng và tiết kiệm điện năng tốt hơn chip của Qualcomm trên Xperia Z. Galaxy S4 có pin dung lượng 2.600 mAh còn model tới từ Sony có pin 2.330 mAh.
Điểm hiệu năng của Galaxy S4 (bản dùng chip Exynos) lấn lướt Xperia Z.
Trong khi Galaxy S4 đạt 12.819 điểm qua bài test Quadrant Standard thì Xperia Z đạt hơn 7.800 điểm.
Ở bài đánh giá đồ họa thì GPU tích hợp trong chip Exynos Octa của Galaxy S4 lại thấp hơn một chút GPU Adreno 320 trên Xperia Z.
Xét tổng thể, Galaxy S4 là chiếc smartphone Android nhỉnh hơn so với Xperia Z, có những lợi thế về màn hình, tính năng và cấu hình. Trong khi đó, smartphone của Sony lại được đánh giá cao về thiết kế, cùng khả năng chống nước và chống bụi khá thú vị.
Theo VNE
Máy tính tý hon Raspberry Pi 'cháy hàng' tại Mỹ Sau 2 ngày chính thức bán ra tại thị trường Mỹ, bo mạch chủ tý hon Raspberry Pi giá 25 USD đã nhanh chóng hết hàng và chưa biết bao giờ có thể tái đặt hàng model này. Theo nhà phân phối Allied Electronics, sở dĩ phiên bản bo mạch chủ Raspberry Pi Model A này rơi vào tình trạng "cháy hàng" là...