Sạc pin năng lượng mặt trời: 1 ngày sạc đủ cho 8 tiếng dùng tablet
Chỉ cần đặt chiếc sạc có kích cỡ của smartphone này dưới ánh nắng trong một ngày, nó đã có thể cung cấp đủ năng lượng cho chiếc smartphone hay máy tính bảng của bạn, và cho thời gian đọc sách lên tới tới 8 tiếng. Đây là lời khẳng định của nhà sản xuất sạc năng lượng mặt trời Wakawaka, nằm trong dự án của Kickstarter. Dự án này đã vượt qua mong đợi khi nhận được hơn $232,000 (khoảng 4,8 tỷ VND) đầu tư chỉ trong 8 ngày, vượt qua chỉ tiêu $50,000 (khoảng 1,04 tỷ VND) ban đầu.
Ảnh: Sạc pin dùng năng lượng mặt trời Kawakawa
Wakawaka đã có một thành tích ấn tượng khi đèn năng lượng mặt trời Wakawaka được sử dụng trên 50 quốc gia dù mới ra mắt trong năm vừa qua. Sản phẩm đang được nghiên cứu phát triển tại Hà Lan, và sản xuất tại Trung Quốc. Wakawaka tự hào gọi đây là “bóng đèn năng lượng mặt trời tốt nhất thế giới”.
Sản phẩm mới này sử dụng công nghệ chiếu sáng thông thường, tuy nhiên thuộc tính tốt nhất của nó nằm ở chiếc sạc năng lượng mặt trời nhỏ gọn nhưng hiệu quả hơn nhiều so với những chiếc sạc thông thường. Wakawaka khẳng định sau khi hấp thụ ánh sáng mặt trời trong một ngày, thiết bị này có thể sạc đầy chiếc smartphone và máy tính bảng đang hết pin của bạn.
Wakawaka còn có dự định sản xuất các bộ phận của bộ sạc năng lượng mặt trời tại Haiti nếu công ty hoàn thành mục tiêu $250,000 (5,2 tỷ VND). Sau trận động đất nặng nề 3 năm trước, 370,000 người dân Haiti vẫn đang trong tình trạng thiếu ánh sáng. Theo dự kiến, với mỗi sạc năng lượng Wakawaka được bán ra, công ty sẽ quyên tặng một bóng đèn năng lượng mặt trời tới Haiti.
Với một khoản từ $49 (khoảng hơn 1 triệu đồng) trở lên, các nhà đầu tư đã có thể nhận được một chiếc sạc năng lượng Wakawaka màu đen hoặc vàng. Sản phẩm ước tính được giao đi vào tháng 5, 2013. Thiết bị này được cho là thành công khi vượt qua mốc $100,000. Công ty đã quyết định cung cấp thêm 25% công suất pin cho mỗi khách hàng mua sản phẩm.
Theo Genk
Trong tương lai sẽ có pin được làm từ... rễ cây?
Từ rất nhiều năm nay, các nhà khoa học trên khắp thế giới đã phát triển được nhiều công nghệ cho phép sạc pin theo một cách thân thiện với môi trường, ví dụ như sạc pin bằng sự thay đổi nhiệt độ hay độc đáo hơn là cách sạc pin từ sự lo lắng bồn chồn của chính người dùng. Tuy nhiên, có lẽ những phương pháp đó vẫn chưa thực sự tốt bằng việc phát triển một loại pin hoàn toàn mới, sử dụng những nguồn nguyên liệu xanh thay vì các loại quặng kim loại hữu hạn như cobalt - nguyên liệu sản xuất hầu hết các loại pin hiện nay. Và đó chính là điều mà nhóm những nhà khoa học tài năng đến từ Đại học Thành phố New York, Đại học Rice và phòng thí nghiệm quân đội Mỹ đã làm được. Họ đã thành công trong việc sản xuất một loại pin Li-ion mới bằng một chất nhuộm màu đỏ chiết xuất từ rễ cây thiên thảo.
Được gọi là rose madder hay purpurin, loại chất nhuộm này trước đây được những người cổ đại dùng để nhuộm vải sang màu cam, đỏ và hồng. Một điều may mắn cho tương lai ngành công nghiệp sản xuất pin chính là những phân tử màu này chứa các nhóm carbonyl và hydroxyl để có thể trở thành một điện cực. Một yếu tố không kém quan trọng là quá trình xử lý chất nhuộm purpurin dễ dàng hơn nhiều so với các loại nguyên liệu hữu cơ khác. Giáo sư Geogre John của Đại học thành phố New York cho biết: "Các nhóm carbonyl và hydroxyl này là các phân tử giàu electron rất dễ dàng kết hợp với lithium trong pin Li-ion". Sẽ phải mất hàng năm trời nữa mới có thể đưa sản phẩm này vào sản xuất hàng loạt nhưng chắc chắn trong tương lai, sẽ đến lúc chúng ta có thể nói rằng pin thực sự "mọc ở trên cây". Trong thời đại các loại quặng tự nhiên ngày càng khan hiếm, loại pin thân thiện với môi trường này sẽ là một hứa hẹn cho ngành sản xuất pin toàn thế giới.
Theo Genk
Công nghệ lắc điện thoại để sạc pin Công nghệ lắc để sạc điện thoại đã trở thành hiện thực. Trước đây, khi một người đưa ra ý tưởng sạc điện thoại bằng cách lắc thiết bị trong một vài phút nghe có vẻ viển vông nhưng hiện tại, các nhà khoa học đã biến điều này thành hiện thực. Theo đó, bằng cách sử dụng các vật liệu áp điện,...