Sạc năng lượng mặt trời trên pin dự phòng có thật sự hiệu quả?
Có mặt từ rất sớm, sạc năng lượng mặt trời gắn trên pin dự phòng vẫn đang được bày bán với lời quảng cáo giúp giảm phụ thuộc vào nguồn điện lưới.
Đối với thời tiết nhiều nắng tại Việt Nam, năng lượng mặt trời là nguồn điện lý tưởng. Các dự án điện mặt trời nhanh chóng được mọc lên với lợi thế có thể triển khai ở những khu vực mà việc phủ lưới điện sẽ tốn nhiều chi phí hơn.
Khi những viên pin dự phòng đầu tiên xuất hiện trên thị trường, những tấm sạc năng lượng mặt trời cũng đã được gắn trên một số model pin với lời quảng cáo hứa hẹn sẽ giúp hồi lại phần lớn năng lượng cho thiết bị, chỉ cần phơi viên pin ở dưới điều kiện ánh nắng đầy đủ.
Vì vậy, trên các trang thương mại điện tử, có rất nhiều cửa hàng trong cũng như nước ngoài bán các viên pin dự phòng với tấm panel nhỏ gắn ngay trên thân pin với số lượng bán rất nhiều.
Với loại pin có tấm năng lượng này, chỉ cần để ra ngoài trời nắng là thiết bị sẽ chớp đèn báo trạng thái đang sạc. Tuy vậy để sạc đầy thì gần như là rất khó.
Hiệu quả sạc thiết bị có tốt?
Trao đổi với Thanh Niên, anh Dương Cầm – thành viên sáng lập startup iPower – cho biết hiệu quả của pin sạc dùng panel năng lượng mặt trời là không cao.
Video đang HOT
Anh nói: “Startup của tôi từ những năm 2014 đã nghiên cứu về pin dự phòng và có thử nghiệm nhiều mẫu panel năng lượng mặt trời nhằm hồi pin. Tuy nhiên hiệu quả thực sự của panel này là không cao. Trung bình thử nghiệm với viên pin 5.000 mAh để sạc đầy, cần phải phơi liên tục dưới trời nắng khoảng gần 49 tiếng, tương đương với 2 tuần nắng. Trong khi với củ sạc đang bán trên thị trường thì chỉ tốn gần 2 giờ”.
Với những viên pin dự phòng có diện tích nhỏ, panel cũng không thể cung cấp dòng sạc quá lớn, nhiều nhất cũng chỉ là 0,3 – 0,4 Ampe. Vì vậy trên thị trường hiện cũng có nhiều tấm năng lượng mặt trời xếp gọn với diện tích lớn hơn 5 – 6 lần diện tích panel trên viên pin dự phòng. Những tấm năng lượng như vậy dưới trời nắng gắt nhất cũng chỉ cho dòng ra 2 – 3 Ampe.
Một model pin dự phòng có thiết kế chống chịu va đập cùng khả năng sạc năng lượng mặt trời
Vấn đề nhiệt độ cũng là một sự rủi ro khi để viên pin dưới trời nắng. Với đặc tính màu đen, tấm năng lượng mặt trời cũng là một chiếc bẫy nhiệt, đồng thời làm cho pin nóng lên.
Theo nghiên cứu từ ResearchGate, nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến điện áp và tuổi thọ pin. Nhiệt độ cao làm tăng điện áp nhưng cũng giảm tuổi thọ chu kỳ. Đối với các viên pin Li-ion và Li-Po, các nhà sản xuất khuyến cáo mức nhiệt độ pin chỉ ở trong khoảng từ 25 – 45 độ C để giữ viên pin được bền. Cả nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao nằm ngoài vùng này sẽ dẫn đến sự suy giảm hiệu suất và hư hỏng không thể phục hồi, chẳng hạn như lớp mạ lithium.
Anh Cầm cho rằng người dùng chỉ cần tìm những viên pin dự phòng có dung lượng phù hợp cho quá trình hồi pin, đừng chú trọng tìm các sản phẩm có tích hợp tấm sạc năng lượng trên pin vì tính hiệu quả thực sự không đáng kể.
Mảng smartphone khó khăn, Huawei chuyển sang năng lượng tái tạo
Gặp khó khăn ở mảng điện thoại thông minh, Huawei chuyển sang các dự án năng lượng mặt trời và lưu trữ năng lượng.
Hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh của Huawei bị tác động nặng nề bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ. Chính điều này đã thúc đẩy nhà cung cấp phần cứng viễn thông Trung Quốc chuyển hướng sang các dự án năng lượng mặt trời và lưu trữ năng lượng. Theo Nikkei Asia, đây là tín hiệu tốt nhưng khả năng tăng trưởng trở lại của công ty vẫn là một điều chưa chắc chắn.
Kinh doanh smartphone khó khăn, Huawei chuyển sang năng lượng tái tạo
Phát biểu trực tuyến tại triển lãm công nghệ di động MWC Barcelona, ông Guo Ping, Phó chủ tịch Huawei, cho rằng: "Số hóa và trung tính carbon (trạng thái không phát thải carbon dioxide) là hai trong số những chủ đề nóng nhất trên thế giới". Đồng thời nhấn mạnh đã đến lúc phải cẩn trọng xem xét "chiều hướng mới" trong việc giảm thiểu carbon.
Gian hàng của Huawei tại triển lãm giới thiệu công nghệ mạng giúp giảm lượng khí thải carbon. Richard Jin, Chủ tịch dòng sản phẩm kinh doanh quang học của Huawei, cho biết việc sử dụng hệ thống của họ sẽ góp phần vào quá trình khử cacbon trong ngành công nghiệp.
Huawei đã có nhiều bước tiến ở các thị trường. Điển hình tại Trung Đông, công ty đã thắng thầu từ chính quyền Dubai (UAE) để xây dựng một trung tâm dữ liệu sử dụng năng lượng mặt trời. Theo truyền thông Trung Quốc, cơ sở ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), dự kiến được đưa lên mạng vào tháng 5 tới đây, sẽ là một trong những trung tâm dữ liệu carbon thấp lớn nhất khu vực.
Bên cạnh đó, Huawei đã nhận được một đơn đặt hàng tại Ả Rập Xê Út vào tháng 10 năm ngoái cho một dự án lưu trữ năng lượng được giới thiệu là lớn nhất thế giới. Đây là một phần trong kế hoạch của chính phủ Ả Rập Xê Út về một thành phố không phát thải trên bờ Biển Đỏ, được cung cấp hoàn toàn bằng năng lượng tái tạo.
Với một loạt các dự án lớn đang trong quá trình triển khai, Huawei sẽ mở rộng quy mô trong các lĩnh vực như R&D (nghiên cứu và phát triển). Tại Thâm Quyến (Trung Quốc), nơi Huawei đặt trụ sở chính, công ty đã có kế hoạch chi 4 tỉ nhân dân tệ (630 triệu USD) cho một trung tâm R&D mới và văn phòng chính cho hoạt động kinh doanh Digital Power (năng lượng số) của mình, tập trung vào việc nâng cao hiệu quả của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và mạng. Trong đó, công nghệ giám sát tiêu thụ năng lượng trực tuyến sẽ là một trong những lĩnh vực nghiên cứu được công ty đặt mối quan tâm hàng đầu.
Huawei đã có chuyên môn trong lĩnh vực này, kiểm soát thị phần lớn nhất của ngành trong lĩnh vực biến tần năng lượng mặt trời, một thành phần cốt lõi của các mô-đun năng lượng mặt trời. Bên cạnh đó, công ty cũng nắm giữ nhiều bằng sáng chế 5G. Bằng cách kết hợp công nghệ năng lượng và viễn thông, Huawei nhận thấy các cơ hội kinh doanh để hỗ trợ việc chuyển hướng sang quá trình khử cacbon.
Bị cấm vận đã mở ra con đường kinh doanh mới cho Huawei
Theo quan sát từ giới chuyên gia, việc Mỹ đặt ra các lệnh trừng phạt lên Huawei đã có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh smartphone của công ty này. Huawei từng đứng đầu ngành về các lô hàng smartphone, cho đến khi các hạn chế bị áp đặt thì họ đã rời khỏi top 5, kể từ 2021. Thế nhưng, chính điều này đã thôi thúc Huawei thực hiện một cuộc đại tu mô hình kinh doanh.
Ban đầu, Huawei chuyển sự chú ý từ các sản phẩm tiêu dùng sang ô tô điện. Tuy nhiên, việc kinh doanh có thể sẽ mất khá nhiều thời gian để thu được lợi nhuận, do đó công ty tiếp tục chuyển tập trung sang khu vực doanh nghiệp, bao gồm cả hoạt động kinh doanh carbon thấp, như một nguồn thu nhập mới.
Kể cả như vậy, việc chuyển hướng sang hoạt động kinh doanh của Huawei dự kiến sẽ không tăng trưởng nhanh chóng ngay lập tức. Họ sẽ phải tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong thời gian tới.
Alena trình làng bộ nguồn di động F300 và P500 Alena Energy - thương hiệu công nghệ năng lượng mặt trời uy tín tại Việt Nam - vừa mới cho ra mắt hai sản phẩm nguồn điện di động thông minh là F300 và P500 với thiết kế nhỏ gọn. Bộ đôi nguồn điện di động thông minh là F300 và P500 có thiết kế như một chiếc loa nghe nhạc thông thường...