Sắc màu xứ Huế trong những bát chè
Ở Huế, chè không chỉ đơn thuần là một món ăn, mà từ lâu, đã trở thành nét văn hóa, văn hóa ẩm thực mang sắc màu xứ Huế…
Từ xưa, người Huế đã biết chế biến nhiều loại chè: chè đậu xanh, đậu ván, bông cau, hạt sen, hạt nhãn… Nếu tính đầy đủ phải đến gần 20 loại, mỗi loại đều có cách nấu và hương vị riêng biệt.
Với người Huế, thứ nguyên liệu được ưa chuộng chọn để nấu chè là đậu xanh, từ đậu xanh có thể biến thành 2-3 loại chè hấp dẫn. Đậu ngự, đậu ván, đậu quyên cũng là những loại nguyên liệu thích hợp cho món chè Huế. Tuy nhiên, mỗi loại đậu lại có một cách chế biến riêng, khá cầu kỳ. Ví như, muốn nấu một nồi chè đậu ván, người ta phải đánh một chậu nước lạnh với một chén tro, lấy nước tro này luộc đậu cho đến khi chín bóc được vỏ, trút sang cái rá, chà cho sạch mày đậu, để cho ráo nước, xé lá dừa lót vào các ngăn xửng, đổ đậu lên hấp, chờ đậu chín mềm và nở thì lấy ra nấu cùng với nước đường, xên cho đường thấm vào từng mãnh đậu mới nhắc xuống.
Từ xưa, người Huế đã biết chế biến nhiều loại chè: chè đậu xanh, đậu ván, bông cau, hạt sen, hạt nhãn… Ảnh: internet
Chè bột lọc với những viên tròn nho nhỏ, đôi lát gừng, sóng sánh trong chén nước đường trong suốt, nhìn rất bắt mắt. Bột lọc với đậu phụng rang là cách nấu có từ ngày trước, qua thời gian biến đổi bây giờ người ta dùng dừa để bọc. Khó có thể nói bột lọc bọc dừa hay bọc đậu phụng rang cái nào ngon hơn, chỉ tùy theo sở thích mà người ta nấu theo khẩu vị của mình. Còn một dạng chè nữa lấy nguyên liệu từ khoai tía, khai mài, môn sáp vàng nấu thành những món chè hấp dẫn, với màu sắc sinh động có vị thơm bùi rất riêng của nó.
Nói đến chè Huế không thể không nói đến chè bắp, chè hạt sen, bởi đây là món chè đặc trưng của người Huế, có địa danh, lịch sử gắn liền. Chè bắp phải lấy bắp non, còn gọi là bắp sữa ở Cồn Hến mới ngon, khi nấu đem nạo bắp cho tơi nhỏ, đun với bột lọc và đường trắng cho đến khi đặc quánh lại, chè sẽ thơm lừng mùi bắp rất dân dã. Chè hạt sen muốn ngon phải phải dùng sen ở Tịnh Tâm, sen ở đây vừa mẩy vừa thơm, từ lâu đã nổi tiếng là sen Ngự, thường dành cho các bậc vua chúa và quan lại ăn. Chính yếu tố lịch sử đó đã tạo nên nét tâm lý cho người dân khi ăn chè hạt sen.
Món chè bột lọc Huế nổi tiếng. Ảnh: internet
Theo nhà nghiên cứu Huế Hồ Tấn Phan, ngày xưa, ông cha ta nấu chè theo kiểu chè tinh, nghĩa là chè loại nào ra loại đó, để tạo từng hương vị riêng biệt của mỗi loại. Ngay cả phụ gia nấu kết hợp cũng được chọn hết sức tinh tế, mang đặc tính thiên nhiên như lá dứa, lá dừa, gừng… tạo ra một hương vị nội thân của nó. Khi ăn thì dùng thìa nhỏ, ăn từng thìa để vị ngọt của chè thấm vào lưỡi, cảm nhận từ từ. Người ta ăn chè như là một cách hưởng thụ văn hóa.
Ngày nay, mặc dù chè Huế đã ít nhiều nhạt phai hương sắc xưa và đã pha tạp hương vị chè từ các địa phương khác. Nhưng trong đời sống của người dân, nét Huế trong món chè vẫn còn được lưu giữ. Bởi với Huế, chè là món ăn mang ý nghĩa tinh thần cao, có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống. Chúng ta thường thấy vào những ngày lễ tết, cúng giỗ, có gia đình nào không nấu món chè thắp hương cho ông bà?
Với Huế, chè là món ăn mang ý nghĩa tinh thần cao, có vai trò hết sức quan trọng trong cuộc sống. Ảnh: internet
Chè là một yếu tố không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực vốn nổi tiếng ở Huế. Vì lẽ đó, chúng ta cần tạo nên một sắc thái riêng, khác biệt so với các địa phương khác như một cách để thu hút khách du lịch đến với đất Cố đô. Đơn giản bởi chẳng ai đến Huế để thưởng thức món chè mà ở Sài Gòn hay Hà Nội đều có. Giữ gìn sắc hương chè Huế chính là đã tạo ra một thế mạnh về văn hóa – du lịch.
Lệ Thủy
Mâm cơm 4 món đủ dinh dưỡng cho người mới ốm dậy
Nếu trong nhà có người vừa ốm dậy, bạn có thể tham khảo gợi ý mâm cơm 4 món dưới đây không quá đắt lại đủ dinh dưỡng, giúp phục hồi sức khỏe.
Đậu ván xào ngô ngọt
Nguyên liệu chuẩn bị
200g đậu ván
2 bắp ngô ngọt
Video đang HOT
2 tép tỏi băm nhỏ
Muối, dầu ăn
Đậu ván xào ngô ngọt (Ảnh: Trí thức trẻ)
Cách xào đậu ván ngô ngọt
Bước 1: Đậu ván tước bỏ xơ rồi rửa sạch, ngô ngọt tách lấy hạt. Đun sôi một nồi nước với chút muối và dầu ăn sau đó cho đậu ván vào luộc khoảng 2 phút rồi vớt ra. Đổ ngô ngọt vào luộc trong 3 phút sau đó vớt ra. Đổ một ít dầu ăn vào chảo đun nóng, cho tỏi băm vào xào thơm rồi thêm đậu ván vào đảo đều.
Bước 2: Thêm ngô ngọt vào đảo chung sau đó nêm thêm chút muối cho vừa ăn rồi xào các nguyên liệu chín tới thì tắt bếp.
Cá phi lê chiên xù
Nguyên liệu chuẩn bị
Cá phi lê: 400 gram. Bạn có thể chọn phi lê cá basa, cá rô phi hoặc cá lóc.
Tương ớt
Các loại gia vị: đường, muối, tiêu xay
2 thìa rượu vang trắng
Bột mì, bột chiên giòn
1 quả trứng gà
Cá phi lê chiên xù (Ảnh: Monngon)
Cách làm cá phi lê chiên xù
Bước 1: Chuẩn bị sơ chế cá phi lê
Sau khi mua cá phi lê, bạn rửa sơ qua với nước cho sạch rồi để ráo bằng cách dùng khăn giấy thấm lên bề mặt miếng cá thật nhẹ.
Cắt cá thành từng miếng nhỏ tầm1 ngón tay cho vào tô lớn. Sau đó, bạn nêm gia vị: 1 thìa đường, 2 thìa muối, 1 thìa cà phê tiêu, rượu vang vào và trộn đều. Thời gian ướp cá trong 10 phút là đủ để gia vị thấm vào thịt cá để ăn thật ngon.
Bước 2: Pha bột chiên cá
Bạn cho khoảng 2 thìa canh bột mì vào 1 cái tô rồi đập 1 quả trứng gà, dùng cả lòng đỏ và lòng trắng cho vào. Sau đó, bạn cho thêm 3 thìa nước lọc, thìa muối ăn, thìa đường, 1 thìa cà phê tiêu trộn đều. Để bột được mịn, bạn dùng 1 cái rây có tấm lưới lọc qua. Bột chiên giòn thì được để riêng qua 1 cái đĩa lớn làm lớp bột chần bên ngoài.
Bước 3: Lăn cá qua bột
Sau khi chuẩn bị bột để chiên thì vừa lúc cá đã ngấm đều gia vị. Bạn hãy lấy từng miếng cá cho qua hỗn hợp bột mì với trứng gà rồi lăn sơ trong lớp bột chiên.
Bước 4: Rán cá phi lê
Bạn cho dầu ăn lên chảo với lượng vừa đủ trải trên bề mặt chảo. Sau đó, cho thêm 1 thìa muối để cá không dính vào đáy chảo. Nếu bạn muốn cá giòn lâu hơn thì vắt trái chanh vào.
Khi dầu sôi, bạn cho từng miếng cá xếp đều trong chảo, để lửa nhỏ và trở đều các mặt cá. Khi cá bắt đầu chín thì bạn cần trở nhanh tay một xíu để không bị cháy.
Đậu hũ xốt tứ xuyên
Nguyên liệu chuẩn bị
Đậu phụ trắng
Thịt nạc
Hành tây, cà rốt
Nấm hương, hành, tỏi khô, gừng
Bột ớt Tứ Xuyên, sa tế, bột bắp
Dầu ăn, đường, muối, tiêu, dầu hào, xì dầu
Đậu hũ xốt tứ xuyên
Cách làm đậu hũ xốt tứ xuyên
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đậu phụ luộc chín, cắt miếng vuông.Thịt băm nhỏ. Nấm ngâm nước, rửa sạch, thái hạt lựu.
Hành tây, cà rốt thái hạt lựu. Băm nhỏ hành, tỏi, gừng, ớt.
Bước 2: Cách chế biến
Bạn phi thơm hỗn hợp hành, tỏi, gừng rồi cho nấm hương vào xào khoảng 1 phút.
Tiếp tục bạn cho thịt băm, cà rốt, hành tây vào xào sơ.
Khi thịt đã chín, bạn nêm dầu hào, xì dầu, sa tế, tiêu, muối, đường cho vừa ăn và đảo đều để gia vị hòa quyện.
Đổ 200ml nước lọc và nấu cho đến khi sôi. Cho đậu trắng và bột ớt vào, đun liu riu 3 phút và đảo nhẹ nhàng để đậu không bị nát. Cuối cùng bạn đổ phần bột bắp hòa tan với nước vào chảo và đun nhỏ lửa đến khi hỗn hợp sánh mịn. Rắc hành lá lên và thưởng thức.
Salad măng tây
Nguyên liệu chuẩn bị
12 con tôm
150g măng tây
2 quả chanh leo
Một ít mật ong
Sốt mayonnaise
Salad măng tây
Cách làm salad măng tây
Măng tây rửa sạch luộc chín rồi vớt ra cắt khúc. Tôm rửa sạch, luộc chín sau đó bóc bỏ vỏ. Chanh leo lấy phần ruột cho vào bát, thêm chút mật ong vào trộn đều.
Cho măng tây, tôm ra đĩa sau đó thêm xốt mayonnaise và xốt chanh leo vừa trộn vào. Khi ăn trộn đều lên là được.
Cách làm chè đậu xanh ăn nóng hay lạnh đều ngon Chè đậu xanh là món ăn giải nhiệt được rất nhiều người yêu thích kể cả là mùa đông hay mùa hè. Tuy nhiên, cách làm chè đậu xanh thì không phải ai cũng biết. Cách làm chè đậu xanh đang được rất nhiều người quan tâm Nguyên liệu làm chè đậu xanh - 250 gr đậu xanh không vỏ - 150 gr...