Sắc màu cuộc sống: 120 ngày sống trong lòng biển
Ở độ sâu 11 mét dưới mặt biển Caribe, kỹ sư hàng không vũ trụ người Đức Rudiger Koch đã phá vỡ kỷ lục thế giới khi sống 120 ngày liên tục trong một cabin chìm, không cần giảm áp.
Cuộc phiêu lưu đầy thách thức này không chỉ khẳng định sức bền phi thường của con người mà còn mở ra những viễn cảnh mới về việc sinh sống dưới đại dương.
“Ngôi nhà đặc biệt” của ông Rudiger Koch (59 tuổ.i) là một cabin rộng 30 mét vuông, được trang bị mọi tiện nghi hiện đại. Ảnh: AFP
“Ngôi nhà đặc biệt” của ông Rudiger Koch (59 tuổ.i) là một cabin rộng 30 mét vuông, được trang bị mọi tiện nghi hiện đại: giường, nhà vệ sinh, TV, máy tính, Internet và cả xe đạp tập thể dục. Cabin này được kết nối với mặt biển thông qua một ống dẫn với cầu thang xoắn, giúp vận chuyển thực phẩm và nhu yếu phẩm, cũng như đón các khách tham quan, bao gồm cả bác sĩ kiểm tra sức khỏe.
Nguồn điện của cabin được cung cấp thông qua các tấm pin Mặt Trời trên mặt biển, với hệ thống máy phát dự phòng. Dù đầy đủ tiện nghi, nhưng cabin lại thiếu vòi sen – một thách thức không nhỏ khi sống lâu ngày dưới biển.
Ngày 24/1, ông Rudiger Koch bước ra khỏi cabin trong sự chào đón của Tổ chức Kỷ lục Guinness thế giới. Đại diện của tổ chức này – bà Susana Reyes xác nhận rằng ông đã vượt qua kỷ lục 100 ngày trước đó của ông Joseph Dituri (người Mỹ).
Ông Rudiger Koch chia sẻ: “Kỷ lục này là một cuộc phiêu lưu tuyệt vời. Tôi thực sự tận hưởng thời gian ở đây, và khi điều này kết thúc, tôi cảm thấy có chút tiếc nuối. Khi mọi thứ tĩnh lặng và biển bắt đầu phát sáng trong đêm tối, đó là một vẻ đẹp không thể diễn tả bằng lời. Bạn phải tự mình trải nghiệm mới cảm nhận được”.
Với ông Koch, hành trình này không chỉ là để lập kỷ lục, mà còn mang một thông điệp lớn hơn. Trong một cuộc phỏng vấn giữa hành trình, ông chia sẻ: “Chúng tôi muốn chứng minh rằng đại dương có thể là một môi trường sống khả thi cho con người. Đây là bước đầu để thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về nơi mà con người có thể định cư, thậm chí là lâu dài”.
Hành trình của ông được giám sát 24/7 thông qua 4 camera trong cabin, ghi lại mọi hoạt động, đồng thời kiểm tra sức khỏe tinh thần và thể chất. Bà Susana Reyes giải thích: “Việc giám sát liên tục là điều kiện bắt buộc để đảm bảo tính minh bạch và xác thực của kỷ lục”.
Video đang HOT
Mong muốn của Trung Quốc nhìn từ Triển lãm Hàng không Chu Hải 2024
Triển lãm Hàng không Chu Hải 2024 cho thấy những bước tiến của Trung Quốc trong công nghệ quân sự và hàng không vũ trụ, khẳng định tham vọng trở thành cường quốc hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực quốc phòng, vũ trụ và công nghiệp thế kỷ 21.
Một góc trưng bày tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2024. Ảnh: THX
Tiến sĩ, Thiếu tướng quân đội đã nghỉ hưu Yacov Bengo, hiện nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu An ninh Quốc gia (INSS) và Tiến sĩ Ori Sela, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Chính sách Israel-Trung Quốc tại INSS có trụ sở tại Israel ngày 25/12 cho rằng, Triển lãm hàng không Chu Hải 2024, sự kiện hàng không và vũ trụ quốc tế hàng đầu, đóng vai trò là nền tảng nổi bật để giới thiệu năng lực quân sự và công nghệ của Trung Quốc.
Được tổ chức trong tháng 11 năm nay tại miền Nam Trung Quốc, triển lãm năm nay đã lập kỷ lục về số lượng người tham gia, với sự góp mặt của hơn 1.000 công ty từ 49 quốc gia, nhấn mạnh tham vọng toàn cầu của Trung Quốc. Ngoài các hệ thống vũ khí tiên tiến, chẳng hạn như vũ khí năng lượng định hướng, robot tự động và máy bay chiến đấu tàng hình, sự kiện này còn nêu bật những tiến bộ đáng kể của Trung Quốc trong lĩnh vực hàng không dân dụng và hàng không vũ trụ, bao gồm máy bay chở khách C919 và các chương trình nghiên cứu không gian đầy tham vọng.
Triển lãm hàng không này nhấn mạnh vào quá trình hiện đại hóa nhanh chóng của quân đội Trung Quốc và chiến lược tích hợp các nỗ lực dân sự và quân sự như một mô hình quốc gia hiệu quả. Trung Quốc tiếp tục định vị mình không chỉ là một cường quốc quân sự tiên tiến về công nghệ mà còn là một nền kinh tế hàng đầu thế giới. Thông qua sự kiện trên, Trung Quốc đặt mục tiêu định hình lại nhận thức toàn cầu và chứng minh sự độc lập về công nghệ của mình với phương Tây. Triển lãm minh họa rõ ràng tham vọng của Trung Quốc trong việc dẫn đầu các lĩnh vực quân sự, không gian vũ trụ và công nghiệp trong thế kỷ 21.
Triển lãm Hàng không và Vũ trụ Quốc tế Trung Quốc, là sự kiện diễn ra hai năm một lần kể từ năm 1996 và là sự kiện thường niên trong những năm gần đây, được tổ chức vào năm nay tại thành phố Chu Hải ở miền Nam Trung Quốc. Là sự kiện duy nhất được chính quyền trung ương Trung Quốc chấp thuận, triển lãm này được hưởng lợi từ sự hỗ trợ mạnh mẽ từ ngành công nghiệp vũ trụ và quốc phòng của nước này.
Kể từ khi thành lập, triển lãm đã phát triển thành một nền tảng toàn cầu để giới thiệu các công nghệ tiên tiến và thúc đẩy các liên doanh hợp tác quốc tế. Triển lãm phản ánh tham vọng của Trung Quốc trên trường quốc tế và chứng minh sự thống trị ngày càng tăng của nước này trong lĩnh vực hàng không vũ trụ và quốc phòng.
Triển lãm đã giới thiệu những tiến bộ của Trung Quốc về năng lực quân sự, công nghệ và hàng không vũ trụ, cũng như các ứng dụng dân sự sáng tạo, đồng thời giải quyết các vấn đề chiến lược liên quan đến an ninh và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Tiến bộ quân sự của Trung Quốc
Triển lãm nhấn mạnh sự trỗi dậy đáng kể của Trung Quốc như một cường quốc quân sự hiện đại. Các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp và đại diện chính phủ Trung Quốc đã giới thiệu những đột phá trong các hệ thống không người lái, vũ khí năng lượng định hướng và công nghệ tàng hình thế hệ tiếp theo. Tiến bộ này phản ánh nỗ lực chung nhằm thích ứng với xu hướng toàn cầu trong chiến tranh hiện đại trong khi vẫn duy trì cách tiếp cận độc đáo của Trung Quốc đối với đổi mới quân sự và tham vọng đảm nhận vai trò dẫn đầu trong lĩnh vực này.
Những thông điệp chính tại sự kiện này nhấn mạnh vai trò kép của quân đội Trung Quốc. Sức mạnh của quân đội không chỉ được sử dụng cho quốc phòng mà còn cho phúc lợi xã hội và duy trì trật tự trong nước. Trong thời điểm xảy ra thiên tai, khủng hoảng nhân đạo hoặc các vụ khủn.g b.ố, quân đội Trung Quốc đóng vai trò là lực lượng ứng phó ban đầu - một vai trò đã thu hút được thiện chí của công chúng. Sự tích hợp các nguồn lực quân sự và dân sự, đặc biệt là trong các dịch vụ y tế và hậu cần, cũng như trong phát triển công nghệ, được mô tả như một mô hình về hiệu quả và trách nhiệm xã hội.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng sử dụng triển lãm như một diễn đàn để giải quyết sự hoài nghi của phương Tây về ý định của mình. Triển lãm nhấn mạnh hình ảnh của nước này như một quốc gia hòa bình được thúc đẩy bởi sự đổi mới trong một trật tự thế giới phức tạp, đồng thời cũng làm nổi bật mối quan hệ của Trung Quốc với Nam toàn cầu, bao gồm cả hợp tác quân sự tiềm năng.
Ảnh hưởng kinh tế của ngành hàng không vũ trụ Trung Quốc là một chủ đề quan trọng khác. Với các khoản đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, lĩnh vực này đã trở thành động lực tăng trưởng quốc gia và là nơi trưng bày năng lực công nghệ của Trung Quốc. Sự phát triển này, phản ánh khát vọng của Trung Quốc trong việc thách thức các gã khổng lồ hàng không phương Tây như Boeing và Airbus, đán.h dấu một cột mốc quan trọng trong tiến trình công nghiệp của Bắc Kinh.
Khách tham quan tại Triển lãm Chu Hải 2024. Ảnh: THX
Các hệ thống quân sự nổi bật được trưng bày
Hệ thống vũ khí năng lượng định hướng: Hệ thống HPM 3000, dựa trên bức xạ vi sóng cường độ cao, có thể gây nhiễu thiết bị bay không người lái (UAV), hệ thống thông tin liên lạc và radar. Công nghệ này mang lại cho Trung Quốc một lợi thế đáng kể trong chiến tranh điện tử, cho phép nước này vô hiệu hóa hiệu quả các mối đ.e dọ.a trên không. Ngoài ra còn có hệ thống FK-4000 có phạm vi hoạt động lên đến 3 km, được thiết kế chủ yếu để chống lại UAV, bao gồm cả loại nhiều cánh quạt. Các nước phương Tây đang phát triển các hệ thống tương tự, nhưng Trung Quốc đã cho thấy những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực này.
Hệ thống tự động: Robot tự động "sói", được trang bị nhiều cảm biến, camera nhiệt và hệ thống vũ khí tiên tiến, có thể tự thực hiện các nhiệm vụ tuần tra, tấ.n côn.g và tiê.u diệ.t. Robot này minh họa cho sự tích hợp của trí tuệ nhân tạo, robot và hệ thống vũ khí, đưa Trung Quốc lên vị trí tiên phong trong phát triển hệ thống vũ khí tự động. Triển lãm cũng giới thiệu các hệ thống hải quân và không quân tự động, bao gồm UAV trên không và trên biển có thể tự động phóng và mang theo các vũ khí nhỏ hơn. Các nước phương Tây đang phát triển các hệ thống tương tự, nhưng Trung Quốc đã chứng minh được khả năng tiên tiến trong lĩnh vực này.
UAV tiên tiến: UAV tấ.n côn.g cảm tử tầm xa có khả năng mang tải trọng lớn đại diện cho sự thay đổi khái niệm trong chiến tranh hiện đại, dựa trên lực lượng không quân nhỏ hơn, linh hoạt hơn. Những UAV này có thể tấ.n côn.g các mục tiêu cụ thể với độ chính xác cao, gây ra mối đ.e dọ.a đáng kể cho các hệ thống phòng không. Trong khi nhiều quốc gia đang phát triển các máy bay không người lái tương tự, Trung Quốc đã giới thiệu một loạt các nền tảng và vũ khí được tích hợp vào chúng.
Máy bay chiến đấu tiên tiến: Phiên bản hai chỗ ngồi mới của máy bay tàng hình Trung Quốc J-20S đã được tiết lộ, cùng với máy bay tàng hình J-35A, có vẻ như được thiết kế để xuất khẩu (một mẫu khác dành cho tàu sân bay không được trưng bày). J-35, cạnh tranh trực tiếp với F-35 của Mỹ và Su-57 của Nga, có hệ thống điện tử tiên tiến, động cơ mạnh mẽ và khả năng tàng hình. Máy bay này đưa Trung Quốc lên vị trí tiên phong trong phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, cho phép nước này cạnh tranh ở các thị trường trước đây đóng cửa với họ. Các khách hàng tiềm năng ở Trung Đông bao gồm Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất và thậm chí cả Ai Cập.
Công nghệ thử nghiệm: Việc trưng bày máy bay ba tầng cánh quân sự cho thấy một cách tiếp cận mới nhằm phát triển máy bay chiến đấu có khả năng cơ động hơn và khả năng mang tải trọng lớn. Những công nghệ này có khả năng biến đổi chiến tranh trên không trong tương lai và mang lại cho Trung Quốc lợi thế công nghệ đáng kể.
Ngoài các hệ thống quân sự tiên tiến, Triển lãm hàng không Chu Hải 2024 còn giới thiệu khát vọng dân sự và hàng không vũ trụ của Trung Quốc. Các dự án nổi bật được trưng bày tại triển lãm bao gồm:
Máy bay chở khách C919 đán.h dấu một cột mốc quan trọng trong ngành hàng không dân dụng của Trung Quốc. Máy bay này, cạnh tranh trực tiếp với các mẫu do Boeing và Airbus sản xuất, được trang bị các công nghệ và hệ thống điện tử hàng không tiên tiến. Nó báo hiệu mục tiêu của Trung Quốc là giảm sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp phương Tây và trở thành một đối thủ lớn trên thị trường hàng không thương mại toàn cầu, mặc dù máy bay này cũng tích hợp các công nghệ quan trọng từ phương Tây.
Mô hình tàu con thoi được trưng bày tại triển lãm phản ánh khoản đầu tư ngày càng tăng của Trung Quốc vào chương trình tàu vũ trụ có người lái, cùng với tham vọng đạt được những tiến bộ đáng kể trong hoạt động khám phá không gian, chẳng hạn như nâng cấp trạm vũ trụ, xây dựng thêm các trạm phức tạp hơn và thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học ngoài không gian (mà phương Tây tin rằng cũng có thể có ý nghĩa quân sự).
Xe bay: Xe bay do Xpeng phát triển, dựa trên công nghệ pin tiên tiến, động cơ điện và hệ thống dẫn đường tự động, chứng minh tiềm năng của Trung Quốc trong việc tạo ra các giải pháp giao thông sáng tạo và hiệu quả. Trong tương lai gần, những công nghệ này có khả năng biến đổi giao thông đô thị.
Tóm lại, triển lãm hàng không Chu Hải 2024 đã cung cấp một cái nhìn rõ ràng về chiến lược quân sự và công nghệ của Trung Quốc.
Ngoài việc giới thiệu những cải tiến công nghệ, triển lãm còn đóng vai trò là nền tảng để tuyên bố tham vọng toàn cầu và quyết tâm định hình lại trật tự thế giới của Trung Quốc.
Abu Dhabi đưa taxi bay đầu tiên trên thế giới hoạt động vào năm 2025 Abu Dhabi đang đặt mục tiêu trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới triển khai dịch vụ taxi bay, với kế hoạch vận hành vào cuối năm sau. Một chiếc taxi bay Midnight Archer được trưng bày trong Triển lãm hàng không quốc tế Paris tại Sân bay Paris-Le Bourget. Ảnh: Getty images Dự án hợp tác với Archer Aviation, một...