Sắc lệnh cấm ứng dụng đào hố ngăn cách công nghệ Mỹ – Trung
Sắc lệnh cấm giao dịch với ByteDance và Tencent của chính quyền Trump càng khiến sự chia rẽ giữa hai cường quốc Internet trở nên rộng hơn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 6/8 ký sắc lệnh cấm mọi cá nhân, tổ chức tại Mỹ giao dịch với ByteDance và Tencent, chủ sở hữu của TikTok và WeChat, sau 45 ngày nữa. Ông chủ Nhà Trắng tuyên bố các ứng dụng của Trung Quốc là mối đe dọa đối với “an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và kinh tế” của Mỹ, khẳng định nước này cần hành động quyết liệt để bảo vệ an ninh quốc gia.
Sắc lệnh có thể khiến các nền tảng này phải ngừng hoạt động tại Mỹ, cho thấy chính quyền Trump đang mở rộng đòn công kích tới những tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc.
Các nhà phân tích cho rằng động thái nhằm vào WeChat của Mỹ có thể khiến Trung Quốc phản ứng mạnh, dù ứng dụng này có số lượng người dùng tại Mỹ thấp hơn nhiều so với TikTok. Phần lớn 1,2 tỷ người dùng WeChat đang sinh sống tại Trung Quốc, số còn lại dựa vào nó để liên lạc với người thân và bạn bè ở quê hương. Một cách tự nhiên, ứng dụng trở thành nền tảng truyền thông hiệu quả của chính quyền Trung Quốc.
Sắc lệnh của Tổng thống Trump sẽ có hiệu lực sau 45 ngày. Trong thời gian này, Bộ trưởng Tài chính Mỹ,Wilbur Ross, sẽ có nhiệm vụ định nghĩa những giao dịch bị cấm là gì, điều này có thể khiến người dùng và doanh nghiệp phải gấp rút đánh giá mức độ ảnh hưởng của sắc lệnh với họ.
Video đang HOT
Sắc lệnh có thể khiến WeChat phải ngừng hoạt động ở Mỹ. Ảnh: Reuters.
Lệnh cấm được áp dụng rộng rãi và triệt để sẽ gây hại cho nhiều doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc. Những thương hiệu như Starbucks và Walmart đều quảng cáo sản phẩm và nhận thanh toán trên WeChat.
“Nếu sắc lệnh cấm niêm yết và phân phối WeChat, TikTok cũng như chặn quảng cáo trên hai nền tảng này, chúng sẽ phải bị xóa khỏi hệ thống App Store và Google Play, cũng như không được phép quảng cáo những sản phẩm của Mỹ. Danh sách cấm càng dài, lệnh cấm càng gây nhiều tác hại”, Weiheng Chen, thành viên công ty luật Wilson Sonsini, nhận định.
Sắc lệnh nằm trong chiến dịch của chính quyền Trump nhằm cấm “các ứng dụng Trung Quốc không đáng tin cậy” trên cửa hàng ứng dụng của các nhà mạng và hãng sản xuất điện thoại di động tại nước này. Giới chức Mỹ thường xuyên bày tỏ quan ngại khả năng các ứng dụng mạng xã hội bị Trung Quốc tận dụng để thu thập dữ liệu người dùng và phục vụ mục đích bất chính.
“Đó là bước đi lớn hướng tới chia rẽ mạng Internet toàn cầu. Chúng ta đang chứng kiến một cuộc Chiến tranh Lạnh về công nghệ”, Ian Bremmer, Chủ tịch tập đoàn tư vấn chính trị Eurasia Group, nhận xét.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Mỹ “thao túng và đàn áp chính trị” sau khi Trump ký sắc lệnh. “Mỹ thường xuyên lạm dụng quyền lực quốc gia và đàn áp một cách vô cớ các công ty không thuộc Mỹ”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Uông Văn Bân, nói tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 7/8.
TikTok khẳng định sắc lệnh được thông qua mà không tuân thủ quy định pháp luật. TikTok cho biết họ “cảm thấy sốc” và có thể ra tòa án Mỹ để đảm bảo được đối xử công bằng. Nhiều người dùng WeChat tại Trung Quốc và Mỹ đang thảo luận về những hệ lụy từ lệnh cấm và phương án thay thế ứng dụng này.
“Tôi và vợ đang rất lo lắng. Ban hành lệnh cấm nhằm vào một kênh liên lạc chủ chốt kết nối hai quốc gia là ý tưởng thảm họa. Nếu có bằng chứng cho thấy WeChat không tuân thủ luật pháp địa phương, hãy buộc họ sửa đổi và thực thi điều đó”, Greg Pilarowski, người sáng lập công ty luật Pillar Legal có trụ sở tại San Francisco, cho hay. Anh và vợ dùng WeChat hàng này để liên lạc với gia đình, bạn bè và khách hàng tại Trung Quốc.
Trường hợp xấu nhất với Tencent là các công ty Mỹ bị cấm cung cấp chip và thiết bị phần cứng cho máy chủ vận hành WeChat, cũng như ứng dụng Weixin và nhiều mảng kinh doanh khác. “Tình thế khi đó sẽ giống Huawei hiện nay”, David Dai, nhà phân tích cấp cao tại công ty nghiên cứu Bernstein C. Sanford, nhận xét.
Tencent là một trong những người khổng lồ công nghệ Trung Quốc với giá trị khoảng 650 tỷ USD, đồng thời duy trì liên hệ thân cận với chính phủ. CEO Pony Ma từng là đại biểu quốc hội từ năm 2013 và từng tháp tùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Mỹ cách đây 5 năm.
WeChat được Tencent phát hành năm 2011 với vai trò là ứng dụng nhắn tin, nhưng đã trở thành “siêu ứng dụng” cho phép người dùng gửi tin nhắn, hình ảnh và video, nhận tin tức và dữ liệu, mua vé tàu và máy bay, cũng như thanh toán trong nhiều cửa hàng. Tuy nhiên, nó cũng bị nhiều tổ chức nghiên cứu phương Tây cáo buộc là công cụ tuyên truyền của Trung Quốc và phải chịu sự giám sát, kiểm duyệt chặt chẽ về nội dung.
Dù vậy, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng sắc lệnh của Trump là quá mức và có thể dẫn tới phản ứng đáp trả của Trung Quốc. “Có mối đe dọa thật sự về an ninh và quyền riêng tư với người dùng WeChat, nhưng lệnh cấm triệt để là quá cực đoan, mang tầm nhìn ngắn hạn và dễ phản tác dụng”, Giám đốc phòng nghiên cứu Citizen Lab, Ronald Deibert, nêu quan điểm.
TikTok giả lan rộng khắp Ấn Độ
Lệnh cấm TikTok của Ấn Độ đang tạo ra cơ hội như nhau cho các nhà phát triển ứng dụng trong nước và cả những kẻ lừa đảo.
Ảnh: Bloomberg
Không lâu sau khi chính phủ Ấn Độ ra lệnh cấm ứng dụng chia sẻ video ngắn của công ty công nghệ đa quốc gia ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh, một ứng dụng mới có tên TikTok Pro bắt đầu lưu hành trong cả nước thông qua tin nhắn SMS mời người dùng tải xuống, theo South China Morning Post.
Tuy nhiên, thật không may cho người dùng Ấn Độ vì ứng dụng nêu trên không liên quan gì đến bản gốc TikTok thuộc sở hữu của ByteDance. Mặc dù có cùng tên và logo, nhưng TikTok Pro không cung cấp quyền truy cập vào bất kỳ video nào từ nền tảng TikTok và không cho phép người dùng tự sáng tạo nội dung. Thay vào đó, úng dụng giả làm phiền người dùng bằng quảng cáo và các liên kết để tải xuống những ứng dụng khác. Không những thế, TikTok Pro còn yêu cầu quyền truy cập vào thông tin riêng tư của người dùng, bao gồm ảnh, tệp tin, danh bạ, vị trí, tin nhắn và nhiều thứ khác gây lo ngại về khả năng rò rỉ dữ liệu riêng tư, cũng như khiến người dùng vô tình tiếp xúc với phần mềm độc hại và phần mềm gián điệp. Các phương tiện truyền thông địa phương tại Ấn Độ đã khuyên người dùng không nên tải TikTok Pro vì lý do an toàn.
Người dùng Ấn Độ báo cáo trên các phương tiện truyền thông xã hội rằng họ đã nhận được nhiều tin nhắn SMS có liên kết URL đến ứng dụng giả. TikTok Pro sẽ tự động được tải xuống khi người dùng chạm vào liên kết được gửi đến. Riêng người dùng Android sau khi tải xuống ứng dụng giả sẽ nhận được yêu cầu thay đổi cài đặt nhằm cho phép cài đặt ứng dụng từ các nguồn không xác định. Hiện chưa rõ có bao nhiêu người dùng đã bị lừa và cũng chưa thống kê được tất cả các nguồn ứng dụng giả xuất hiện.
Sau cuộc đụng độ chết người giữa quân đội Trung Quốc và Ấn Độ tại một khu vực biên giới tranh chấp ở dãy Himalaya, chính phủ Ấn Độ đã nhanh chóng cấm TikTok và 58 ứng dụng khác của Trung Quốc. Điều này không chỉ tạo ra thời cơ cho những kẻ lừa đảo, mà còn là cơ hội để các nhà phát triển ứng dụng trong nước cũng như quốc tế hành động để chiếm lấy vị trí của TikTok.
Theo Business Insider, Instagram đã bắt đầu âm thầm thử nghiệm tính năng video ngắn tương tự TikTok có tên là Reels ở Ấn Độ. Các ứng dụng địa phương bao gồm Chingari và Roposo cũng nhận thấy sự gia tăng về lượt tải xuống. Trong khi đó, YouTube được cho là đang làm việc với Short, đối thủ của TikTok, để tìm cách đánh bại những người chơi khác trong cùng lĩnh vực, theo The Information.
Ứng dụng Ấn Độ hưởng lợi từ lệnh cấm TikTok Các hãng giải trí và công nghệ Ấn Độ đang tìm cách khai thác cơ hội bất ngờ từ lệnh cấm ứng dụng Trung Quốc của chính phủ, trong đó có TikTok. Ảnh: Reuters Tuần này, Ấn Độ ban lệnh cấm 59 ứng dụng của Trung Quốc, bao gồm TikTok và WeChat. Quyết định được đưa ra sau vụ xung đột tại biên...