Sắc hồng Cao nguyên đá
Đến hẹn, du khách muôn nơi lại tìm về Cao nguyên đá Đồng Văn ( Hà Giang) để ngắm vẻ đẹp tinh khôi của loài hoa tam giác mạch.
Những ngày này, những mảnh ruộng, vạt đồi tam giác mạch đang khoe sắc. Đây cũng chính là thời điểm Lễ hội Hoa Tam giác mạch được tỉnh Hà Giang khai mạc…
1. Người dân Hà Giang kể rằng, hoa tam giác mạch (Chez) có nguồn gốc lâu đời và gắn bó với đời sống của người Mông nhiều thế hệ. Trước đây, khi còn thiếu cái ăn, sau khi đã tìm khắp nơi, người Mông thấy ở khe núi có một loài hoa mọc nhiều vô kể, với những cái lá có hình tam giác ẩn nấp dưới hoa. Khi kết hạt ăn thử, người ta thấy ngon như ngô, gạo. Từ đó, người dân sử dụng như một loại lương thực cùng với ngô, gạo. Tam giác mạch cùng họ với lúa, nảy lên từ mày lúa, mày ngô nên được gọi là mạch, lá có hình tam giác, kết hợp lại gọi là tam giác mạch. Trước kia, người dân ở đây thường lấy bột của quả tam giác mạch làm bánh hoặc trộn với ngô để nấu rượu tạo nên nhiều hương vị đặc biệt. Từ đó, tam giác mạch gắn bó với thế hệ người dân vùng cao Hà Giang…
Những năm gần đây, nhận thấy vẻ đẹp của loài hoa này có thế góp phần thu hút du khách, phát triển ngành du lịch nên tỉnh Hà Giang đã tuyên truyền, vận động bà con người Mông cùng tham gia trồng hoa tam giác mạch. Đồng thời, hàng năm tổ chức Lễ hội Hoa Tam giác mạch để thu hút du khách.
Đến nay, Lễ hội Hoa Tam giác mạch đã trải qua 4 mùa với những nét đặc sắc riêng của từng mùa Tam giác mạch. Và năm nay Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ V, năm 2019 mang chủ đề “Sắc hồng Cao nguyên đá” nhằm tôn vinh giá trị di sản và sức sống mãnh liệt của đồng bào các dân tộc trên Cao nguyên đá Đồng Văn, cũng như khẳng định thương hiệu du lịch của tỉnh Hà Giang gắn với loài hoa Tam giác mạch. Đồng thời giới thiệu tới các đại biểu và du khách những sản phẩm đặc trưng, giá trị văn hóa đặc sắc, di sản địa chất độc đáo, môi trường, cảnh quan, sinh thái tự nhiên gắn với Công viên Địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn.
Lễ hội năm nay với những hoạt động được trải dài từ tháng 10 cho đến hết tháng 12 trên khắp vùng Cao nguyên đá, cùng với các sự kiện quan trọng của tỉnh như: Hội thảo liên kết vùng trong chiến lược phát triển du lịch tỉnh Hà Giang với các tỉnh Đông – Tây Bắc; khánh thành nhà máy bơm nước công nghệ PAT không điện mang nguồn nước sạch tới đồng bào vùng cao; hội chợ cam và giới thiệu các sản phẩm nông sản địa phương; hội nghị xúc tiến cung – cầu Hà Giang… hứa hẹn sẽ mở ra nhiều cơ hội cho Hà Giang liên kết – phát triển và đem đến cho du khách những trải nghiệm thực tế.
Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ V đã khai mạc tối 16/11 với chương trình nghệ thuật gồm những tiết mục văn nghệ đặc sắc, mang bản sắc văn hóa tỉnh Hà Giang đã để lại ấn tượng sâu lắng trong lòng du khách.
Phát biểu khai mạc lễ hội, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn cho biết: Hà Giang là vùng đất giàu tiềm năng du lịch, có Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn với nhiều địa danh nổi tiếng như Cột cờ Quốc gia Lũng Cú, Dinh thự họ Vương, Phố cổ Đồng Văn, chợ Phong lưu Khâu Vai, Mê cung đá, đèo Mã Pì Lèng… Đặc biệt là nơi hội tụ tinh hoa bản sắc văn hóa 19 dân tộc anh em. Từ những lợi thế trên, Hà Giang đã tập trung phát triển du lịch xanh, bền vững; các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, hấp dẫn; trong đó hoa Tam giác mạch đã trở thành điểm nhấn, thu hút du khách trong nước và quốc tế đến Hà Giang. Ngoài chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của hoa Tam giác mạch mọc lên từ những khe đá du khách còn cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn, ý chí của người dân Hà Giang mộc mạc, giản dị nhưng cũng kiên cường, mạnh mẽ. Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang mong muốn qua lễ hội, du khách sẽ có trải nghiệm thú vị, đa dạng và sâu sắc khi đến với Hà Giang và Cao nguyên đá.
Video đang HOT
Ngay sau Lễ khai mạc là chương trình trải nghiệm các nét văn hóa truyền thống các dân tộc trên vùng Cao nguyên đá như văn hóa dân tộc Lô Lô, Giấy, Mông với các bộ trang phục truyền thống, điệu khèn, bài trống, trò chơi dân gian… Bên cạnh đó, tại Lễ hội Hoa Tam giác mạch lần thứ V còn có nhiều hoạt động như: hội thi bò đẹp; tái hiện cuộc sống sinh hoạt hàng ngày tại khu di tích Nhà Vương; giới thiệu sản phẩm bánh tam giác mạch; tổ chức con đường hoa tại phố cổ Đồng Văn và các hoạt động du lịch trải nghiệm.
Tái hiện múa trống đặc sắc của người Giáy huyện Mèo Vạc.
2. Du lịch Hà Giang những năm qua cho thấy có sự phát triển, khởi sắc mạnh mẽ. Cụ thể, từ năm 2010 đến nay, tỉ lệ du khách tăng và doanh thu hàng năm đều đạt trên 10%/năm. Năm 2018, lượng khách du lịch đến với Hà Giang đạt trên 1,13 triệu lượt, năm 2019 ước chạm mốc 1,3 triệu lượt khách. Hà Giang đặt mục tiêu đến năm 2025 thu hút trên 2,5 triệu lượt khách/năm, trong đó 25% là khách quốc tế. Tăng trưởng hàng năm đạt 15 – 20%.
Có được điều đó là sự chung tay của các ban, ngành của tỉnh cũng như người dân nơi mảnh đất địa đầu Tổ quốc. Đơn cử như để tổ chức Lễ hội Hoa Tam giác mạch năm nay, ngay từ cuối tháng 8, UBND huyện Mèo Vạc đã ban hành các văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, như: Tăng cường tuyên truyền về đất và người Mèo Vạc cũng như các điểm đến, sự kiện sẽ diễn ra; sửa chữa, thay thế các biển báo, chỉ dẫn, cảnh báo ở các điểm tham quan; thiết kế sân khấu chợ đêm tạo điểm nhấn cho du khách; lựa chọn và tạo hình tại các điểm trồng cây Tam giác mạch; xây dựng kế hoạch tổ chức đua thuyền Kayak trên lòng hồ Thủy điện Nho Quế; khánh thành gian trưng bày, giới thiệu và bán các sản phẩm địa phương; ra quân cao điểm phòng, chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn giao thông…
Huyện Mèo Vạc đã trồng gần 100 ha cây tam giác mạch tại 8 xã, thị trấn nhằm để du khách đến cao nguyên đá từ nay đến cuối năm đều có thể dễ dàng ngắm vẻ đẹp của loài hoa miền sơn cước..
Bên cạnh đó, tại chợ đêm Mèo Vạc vào các tối thứ 6, thứ 7 hàng tuần trong tháng 11 tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ giữa các nghệ nhân, diễn viên quần chúng và du khách; ngoài ra, du khách có thể đến các điểm tham quan, trải nghiệm nổi tiếng như đèo Mã Pì Lèng, ngắm hẻm vực Tu Sản trên trên lòng hồ Thủy điện Nho Quế, đi bộ dưới chân vách đá trắng, thăm Tượng đài Thanh niên xung phong mở đường Hạnh phúc…
Nhóm PV
Theo daidoanket.vn
Vẻ đẹp đèo Mã Pì Lèng bên sông Nho Quế
Đèo dài 20 km, nằm cheo leo bên sườn núi cùng dòng Nho Quế uốn lượn chảy quanh tạo nên bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ.
Vẻ đẹp đèo Mã Pì Lèng bên sông Nho Quế
Đèo Mã Pì Lèng nằm ở độ cao 1.200 m, thuộc cao nguyên đá Đồng Văn, địa danh được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu vào năm 2010. Nhìn từ xa, con đèo như một "sợi chỉ" vắt giữa lưng chừng đồi núi tạo nên khung cảnh hùng vĩ của cao nguyên núi đá.
Cung đường đèo này có chiều dài khoảng 20 km, nằm trên con đường Hạnh Phúc nối liền Đồng Văn - Mèo Vạc. Mã Pì Lèng hay Mã Pí Lèng, Mã Pỉ Lèng đều mang nghĩa "sống mũi con ngựa" theo tiếng của dân tộc Mông. Tuy nhiên, cũng có tài liệu nghiên cứu cho rằng tên gọi này ban đầu không được đặt cho đỉnh núi hay con đèo mà là tên của một bản người Mông ở địa phương vào thời con người mới mở đường qua đây.
Trên đường đèo, du khách sẽ bị cuốn hút khi nhìn thấy hẻm Tu Sản nằm dưới khe núi tạo thành sông Nho Quế. Sông Nho Quế chảy vào Việt Nam từ địa phận thôn Séo Lủng, xã Lũng Cú, Đồng Văn, đi qua hẻm núi Tu Sản rồi chạy dọc theo đèo Mã Pì Lèng. Đến Mèo Vạc, dòng nước tách ra chảy theo hướng đông - đông nam vào địa phận Cao Bằng, cuối cùng đổ nước vào sông Gâm.
Nhiều điểm trên cung đường này du khách có thể dừng để ngắm và chụp ảnh. Chị Thu Hà, du khách từ Hà Nội, check-in tại khu vực mỏm đá (năm 2017) ở đèo Mã Pì Lèng, nơi có tầm nhìn toàn cảnh hẻm Tu Sản. Công trình nhà nghỉ, quán cà phê không phép Panorama được xây trên một khúc cua, trước cũng là mỏm đá nhiều khách dừng check-in.
Con thuyền lướt trên dòng Nho Quế, xung quanh là những vách núi đá hùng vĩ của vùng cao Hà Giang. Anh Phạm Hoàng Cương (Hà Nội), tác giả bộ ảnh chia sẻ, anh dành nhiều năm để ghi lại vẻ đẹp hùng vĩ của cung đèo. "Mỗi khi lên đỉnh Mã Pì Lèng ngắm dòng sông Nho Quế màu xanh ngọc cùng những đỉnh núi cao vợi, tôi lại thấy như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh", anh Cương kể.
Một trạm dừng chân trên cung đèo. Các tài liệu lịch sử ghi lại, cung đường đèo được hàng chục nghìn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động. Trong đó, riêng đoạn đèo vượt Mã Pì Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng.
Ngoài chiêm ngưỡng phong cảnh, du khách có thể tìm hiểu và thử trải nghiệm cuộc sống của người dân bản địa trên đèo Mã Pì Lèng. Trong ảnh là một người dân tộc Mông ngồi nghỉ trên đường gùi bó cây ngô khô về nhà.
Ngày 16/11/2009, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp khu vực Mã Pí Lèng là di tích danh lam thắng cảnh quốc gia. Trong đó, đ èo Mã Pí Lèng được coi là khu vực di sản đặc sắc về địa chất và cảnh quan; khu vực đỉnh đèo được đánh giá là một trong những điểm quan sát toàn cảnh vào loại đẹp nhất ở Việt Nam; và hẻm vực sông Nho Quế là một trong những thung lũng kiến tạo độc nhất vô nhị ở Việt Nam.
Theo ivivu
Đặc sắc những phiên chợ Chiang Mai Du lịch Chiang Mai, ngoài cảm giác bình yên khi tham quan và tìm hiểu truyền thống lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng của thành phố này tại rất nhiều ngôi chùa cổ kính, những di tích thành cổ được bảo tồn, bạn cũng có thể cảm nhận cuộc sống thường ngày của người dân nơi đây qua những phiên chợ. Thực phẩm...