Sạc dự phòng dùng nước để hoạt động
Sạc JAQ sử dụng một tấm thẻ điện có chứa nước mặn, cắm vào một bộ vỏ để tạo phản ứng hóa học, sản sinh ra điện để sạc cho smartphone.
Mẫu sạc dự phòng mới từ một hãng khởi nghiệp Thụy Điển cho phép bạn sạc điện thoại không cần nguồn điện.
Hãng khởi nghiệp Thụy Điển MyFC vừa giới thiệu công nghệ hoàn toàn mới có tên JAQ trong khuôn khổ triển lãm CES. Thiết bị có kích thước nhỏ gọn này là một bộ sạc pin nhiên liệu, có thể nhét vừa túi quần người dùng. Nó sử dụng nước mặn và và oxy để chuyển đổi hóa năng thành điện năng. Điện này sau đó được dùng để sạc smartphone.
Bộ sạc này bao gồm một tấm “thẻ điện” hình dạng giống thẻ tín dụng và một cổng rỗng có kích thước tương đương smartphone. Thẻ điện có chứa nước mặn, nhiên liệu để tạo phản ứng hóa học sản sinh ra điện khi cắm vào phần cổng rỗng. Để sạc pin, người dùng chỉ cần cắm điện thoại vào cổng kết nối bằng sợi cáp tiêu chuẩn.
Một thẻ điện do JAQ sản xuất có thể sản sinh 1.800 miliampere/giờ (mAh), đủ sạc một chiếc iPhone 6S. Nó cũng có thể sạc các thiết bị lớn hơn, như tablet nhưng cần nhiều thẻ điện hơn. Mỗi thẻ điện chỉ có thể sử dụng một lần. Sau đó, nó không thể tạo phản ứng hóa học sản sinh điện năng.
JAQ hiện chưa có mặt trên thị trường nhưng đơn vị sản xuất cho biết, nó sẽ lên kệ vào cuối năm. Khi bán ra, MyFC kỳ vọng sẽ phát triển nó như một dịch vụ thuê bao. Chẳng hạn, khách hàng sẽ đăng ký để nhận được một số lượng thẻ điện nhất định hàng tháng. Những chiếc thẻ riêng lẻ cũng sẽ được bán với giá khoảng 1,5 USD.
Đức Nam
Video đang HOT
Theo Zing
Những sản phẩm gây nhầm lẫn tại CES 2016
Giống với những kỳ triển lãm trước, CES 2016 cũng chứng kiến nhiều sản phẩm có thiết kế ảnh hưởng từ Apple, thậm chí nhái cả giao diện lẫn tính năng, giá rẻ hơn gấp nhiều lần.
Sự kiện diễn ra tại Las Vegas đầu 2016 không chỉ là nơi trình diễn các công nghệ mới nhất, ẩn sau các gian hàng lớn, người xem còn có thể bắt gặp các thiết bị lạ, đến từ nhiều quốc gia. Trong đó, nhiều sản phẩm từ Trung Quốc có kiểu dáng giống các model thời thượng trên thị trường.
Smart Watch nhái Apple Watch
"Smart Watch" là sản phẩm gây ngạc nhiên tại CES 2015 vì quá giống Apple Watch, nhưng giá chỉ 30 USD (khoảng 666.000 đồng). Chiếc đồng hồ này có mặt vuông, giao diện được thiết kế tương tự watchOS với những biểu tượng tròn nhỏ xếp xen kẽ nhau, bên hông của Smart Watch cũng có một núm xoay nhỏ, làm nhiệm vụ điều hướng giống như Digital Crown trên Apple Watch.
"Apple Watch" từ Trung Quốc giá chỉ 660.000 đồng. Ảnh: Mashable.
Về tính năng, Smart Watch không thể so được với Apple Watch nhưng cũng có thể nhận được cuộc gọi, tin nhắn, theo dõi các chỉ số sức khoẻ,.. Hãng Hyperdon đến từ Thâm Quyến, Trung Quốc còn trang bị cho Smart Watch tính năng chống trộm, nếu chiếc smartphone kết nối với đồng hồ nằm ngoài phạm vi của sóng Bluetooth.
Laptop LG giống MacBook 12
Có kích thước 15 inch và đến từ thương hiệu lớn, nhưng mẫu Gram 15 của LG cũng bị cho là giống MacBook 12 của Apple. Tuy thiết kế tương đồng, nhưng Gram 15 không phải hàng chất lượng thấp như các sản phẩm nhái đến từ Trung Quốc, mà là một model cao cấp thực thụ.
LG Gram 15 có kích thước siêu mỏng và kiểu dáng giống MacBook 12 của Apple. Ảnh: LG.
Gram 15 có độ dày 15 mm, dày hơn 2 mm so với MacBook 12, nhưng cũng thuộc top những chiếc laptop mỏng nhất thế giới. Model này có màn hình Full HD, trang bị chip Intel Core i5 hoặc i7 thế hệ 6, có kết nối USB-C, có màu Gold giống Macbook 12 nhưng chạy Windows 10 thay vì Mac OS X.
Khi trải nghiệm sản phẩm này, người dùng sẽ cảm thấy quen thuộc với touch pad, khe vát mở màn hình, kiểu dáng phím,... bởi những chi tiết này từng là điểm nhấn trên các mẫu Macbook của Apple. Hiện LG vẫn chưa đưa ra mức giá cụ thể và ngày bán của Gram 15.
Kính thông minh nhái Google Glass
Google Glass không phải là một thiết bị mới mẻ và cũng chưa thành công khi thương mại hoá, nhưng sản phẩm này cũng có hàng nhái. Mẫu kính mang tên "VU:T", một cách gọi khác của "View tomorrow".
Kính nhái Google Glass tại CES 2016. Ảnh: DailyDot.
Tuy nhiên, chiếc kính này gây thất vọng vì sử dụng kết nối có dây, chất lượng quang học thấp và thiết kế chưa thuận tiện cho người dùng.
Ván trượt tự cân bằng nhái OneWheel
Một hãng công nghệ Trung Quốc bị cảnh sát tư pháp Mỹ lập biên bản ngay tại CES vì trưng bày sản phẩm nhái. Công ty này giới thiệu một loại ván trượt tự cân bằng với giá 550 USD, nhưng thực chất nhái 100% so với sản phẩm Onewheel của hãng Future Motion có mặt tại CES năm 2014.
Xe tự cân bằng Onewheel nổi tiếng của hãng Future Motion bị làm nhái. Ảnh: Mashable.
Theo Mashable, trước khi cảnh sát ghé thăm gian hàng của công ty Trung Quốc nói trên, Future Motion đã gửi thư cho công ty này để yêu cầu dừng bán sản phẩm nhái nhưng không nhận được phản hồi. Sau khi lập biên bản, cảnh sát Mỹ đã tịch thu toàn bộ hàng hoá tại gian hàng này.
Duy Nguyễn
Theo Zing
Tương lai màn hình LG là cuộn, trong suốt và siêu mỏng Tại gian hàng riêng trong thời gian diễn ra triển lãm CES (Mỹ) vào tuần trước, LG đã háo hức giới thiệu màn hình thế hệ tiếp theo của mình với những thiết kế tuyệt vời, theo PCWorld. Màn hình TV của LG gây chú ý tại triển lãm CES 2016 - Ảnh: Reuters Màn hình OLED trong suốt Bản demo màn hình...