Sabeco sẽ thoát “gọng kìm”?
Ban Lãnh đạo Sabeco kỳ vọng sẽ có sự hồi phục mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2020 và có khả năng vượt kế hoạch đặt ra.
Ảnh: TL.
Có thể nói, 2020 là năm khó khăn đối với ngành rượu, bia khi bị kẹp giữa 2 gọng kìm lớn. Nghị định 100 về xử lý vi phạm đối với người tham gia giao thông có sử dụng rượu bia đã phần nào làm giảm lượng tiêu thụ rượu bia trong những tháng đầu năm 2020. Bên cạnh đó, việc bùng phát đại dịch COVID-19 cũng là ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động chung của ngành.
Đối với Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB), nửa đầu năm 2020 là giai đoạn đầy thách thức với Công ty. Dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh, các biện pháp giãn cách xã hội, việc thi hành Nghị định 100 và những tin tức giả mạo về Công ty và sản phẩm của Công ty.
Đầu năm 2020, ngành bia rượu bị kẹp giữa 2 gọng kìm lớn là Nghị định 100 và COVID-19. Ảnh minh họa: SAB.
Trong bối cảnh đó, Sabeco đã phải thực hiện nhiều biện pháp để giảm thiểu tác động của những thách thức lên kết quả kinh doanh của Công ty.
Sabeco đã tạm thời đóng cửa một số nhà máy bia và đóng cửa một phần một số nhà máy khác trong giai đoạn nhu cầu sụt giảm. Giảm tiêu thụ điện, nước và ưu tiên việc bảo trì, bảo dưỡng trong giai đoạn nhu cầu giảm sút.
Thêm vào đó, Công ty cũng hoãn dự án mở rộng công suất tại Củ Chi và Sóc Trăng và tạm dừng các hoạt động đầu tư không quan trọng khác. Đồng thời Sabeco cũng thực hiện thuyên chuyển nhân viên từ kênh bán hàng tại chỗ sang kênh bán hàng mang về đồng thời tăng cường bán hàng qua kênh mang về (tạp hóa, siêu thị).
Video đang HOT
Nhiều khả năng sẽ vượt kế hoạch đặt ra
Trong buổi họp Đại hội cổ đông thường niên năm 2020 được tổ chức vào ngày 30.6 vừa qua, Ban Lãnh đạo kỳ vọng kết quả kinh doanh của Công ty sẽ hồi phục mạnh trong nửa cuối năm 2020. Với giả định không có làn sóng thứ 2 của dịch COVID-19, Ban Lãnh đạo Sabeco kỳ vọng Công ty sẽ vượt kế hoạch đề ra trong năm 2020.
Cụ thể, trong năm 2020, Sabeco đặt kế hoạch doanh thu thuần là 23.800 tỉ đồng (giảm 37,2%) và lợi nhuận thuần là 3.252 tỉ đồng (giảm 39,4%).
Theo như chia sẻ, kế hoạch kinh doanh được xây dựng từ cuối tháng 3 và được Hội đồng Quản trị thông qua vào giữa tháng 4, tại thời điểm đó triển vọng kinh doanh chưa có gì rõ ràng và chắc chắn.
Theo đánh giá của Ban Lãnh đạo Sabeco, tình trạng dịch COVID-19 là tình huống chưa bao giờ có tiền lệ xảy ra, có rất nhiều công ty gặp khó khăn trong việc dự báo kế hoạch. “Chúng tôi không quá tập trung vào chỉ tiêu kế hoạch mà tập trung nhiều hơn vào việc triển khai thực hiện để có thể vượt chỉ tiêu kế hoạch đặt ra, sau đó mới tới việc phục hồi doanh số”, Ban Lãnh đạo Sabeco cho hay.
Nói về triển vọng tương lai, Ban Lãnh đạo cho biết đang nhìn thấy sự phục hồi của Sabeco đi cùng với sự phục hồi của nền kinh tế. Đối với nửa cuối năm 2020 có thể có nhiều biến động. Ban Lãnh đạo kỳ vọng làn sóng COVID-19 thứ 2 sẽ không lan đến Việt Nam. Đến cuối năm, du lịch sẽ được hồi phục, các cuộc họp, hội nghị sẽ được tổ chức.
Từ đó, Sabeco kỳ vọng mọi thứ sẽ được phục hồi hoàn toàn trước cuối năm 2020. “Một điều tôi có thể đảm bảo với tất cả cổ đông, rằng chúng tôi sẽ cố gắng hoàn thành, thậm chí vượt kế hoạch đã đề ra”, ông Neo Gim Siong Bennett, Tổng Giám đốc Sabeco chia sẻ.
Ban Lãnh đạo của Sabeco cũng chia sẻ thêm, sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 tạo ra một trạng thái bình thường mới. Công ty đã chứng kiến và trải nghiệm qua trạng thái bình thường mới ấy. Do vậy, Sabeco đã tự chuẩn bị và trang bị nhiều kinh nghiệm để ứng phó với những tình huống như vậy.
Nếu COVID-19 có quay trở lại Việt Nam như những quốc gia khác, chúng tôi cũng đã biết được làm thế nào để quản lý tốt chi phí, thậm chí hiệu quả hơn nữa và làm thế nào để có thể quản lý được công việc bán hàng một cách linh hoạt để ứng phó với những tình huống ấy. Chúng tôi sẽ nỗi lực phấn đấu để đạt được hoặc vượt kế hoạch đề ra.
Liên quan đến diễn biến giá cổ phiếu SAB trên thị trường. Ông Teo Hong Keng, Phó Tổng Giám đốc Sabeco chia sẻ: “Chúng tôi hy vọng sẽ có được những cổ đông gắn bó lâu dài với Công ty. Trong tương lai, chúng tôi chưa tập trung xem xét việc mua lại cổ phần, mà quan trọng hơn chúng tôi muốn tập trung vào kinh doanh. Khi công việc kinh doanh phục hồi tốt và tiếp tục phát triển thì giá trị của cổ phiếu cũng sẽ tăng tương ứng. Và như vậy, nó cũng sẽ tạo nên một sự vững chắc lâu dài, một tính bền vững của giá trị cổ phiếu”.
Tăng thêm 10% mức trừ tổng chi phí lãi vay khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Đó là nội dung quan trọng vừa được Chính phủ quy định tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Nghị định có hiệu lực thi hành từ 24/6/2020 và được áp dụng ngay trong kỳ tính thuế năm 2019.
Chính phủ ban hành Nghị định quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Nguồn: Internet.
Cụ thể, Nghị định số 68/2020/NĐ-CP quy định rõ tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết như sau:
Một là, tổng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ (theo Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế).
Hai là, phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a nêu trên được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại Điểm a nêu trên. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.
Ba là, quy định tại điểm a nêu trên không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên và dự án phúc lợi công cộng khác).
Bốn là, người nộp thuế kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 68/2020/NĐ-CP.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định rõ đối với kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017, 2018, các trường hợp thuộc đối tượng áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 thì được áp dụng điểm a khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Nghị định số 68/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Thứ nhất, người nộp thuế được khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017; năm 2018 để xác định chi phí lãi vay, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tương ứng (nếu có) và nộp cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 01/01/2021. Cơ quan thuế quản lý trực tiếp có trách nhiệm thực hiện công tác quản lý thuế, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Trường hợp sau khi khai bổ sung, số thuế thu nhập doanh nghiệp giảm thì sẽ được giảm số tiền chậm nộp tương ứng (nếu có).
Thứ hai, đối với trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền chậm nộp đã nộp ngân sách nhà nước lớn hơn số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền chậm nộp đã xác định lại thì phần chênh lệch được bù trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2020. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2020 không đủ bù trừ hết thì phần còn lại được bù trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong các năm tiếp theo nhưng tối đa không quá 05 năm kể từ năm 2020. Kết thúc thời hạn trên, không xử lý số thuế còn lại chưa bù trừ hết.
Thứ ba, với trường hợp cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã thực hiện thanh tra, kiểm tra và đã có kết luận thanh tra, kiểm tra, quyết định xử lý theo quy định của Luật Quản lý thuế, người nộp thuế đề nghị cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định lại số thuế phải nộp. Căn cứ vào đề nghị của người nộp thuế và các hồ sơ, tài liệu có liên quan, cơ quan thuế xác định lại số thuế phải nộp, tiền chậm nộp tương ứng để thực hiện bù trừ phần chênh lệch theo quy định tại điểm b khoản này.
Việc xác định lại số thuế phải nộp được thực hiện tại trụ sở cơ quan quản lý thuế, không thực hiện thanh tra, kiểm tra lại tại trụ sở người nộp thuế, không thực hiện điều chỉnh lại kết luận và quyết định thanh tra, kiểm tra năm 2017, 2018.
Trường hợp đã xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoặc đang giải quyết theo trình tự khiếu nại thì không điều chỉnh lại số tiền phạt vi phạm hành chính về thuế.
Chịu tác động kép, Sabeco lên kế hoạch giãm lãi tới 39% trong năm 2020 Sabeco vừa công bố kế hoạch kinh doanh khá thận trọng, giảm lãi sau thuế tới 39% so với cùng kỳ năm ngoái trong năm nay do từ khi Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ đầu năm và dịch COVID-19. Công nhân vận chuyển sản phẩm của Sabeco đi tiêu thụ. (Nguồn: TTXVN) Tổng Công ty cổ phần Bia-Rượu-Nước giải khát Sài...