Sa thải CEO dùng ma túy khi làm việc
Người bị đuổi việc cho rằng mình chỉ dùng liều lượng ma túy nhỏ để tăng sự tập trung.
Iterable, startup về công nghệ và marketing có trụ sở tại San Francisco (Mỹ) đã đuổi việc đồng sáng lập, CEO Justin Zhu do vi phạm quy định công ty.
Theo đó, Zhu bị sa thải do sử dụng LSD trước một cuộc họp vào năm 2019. Đây là loại ma túy tổng hợp có thể gây ảo giác, bị coi là bất hợp pháp ở Mỹ.
Justin Zhu, CEO của Iterable bị sa thải do dùng ma túy trước cuộc họp.
Nói với Bloomberg , Zhu cho biết anh sử dụng liều lượng LSD rất ít để tăng sự tập trung trong cuộc họp.
Video đang HOT
Trong email gửi đến nhân viên, Andrew Boni, đồng sáng lập Iterable nói rằng Zhu bị sa thải do vi phạm quy tắc về “chính sách và giá trị của Iterable”. Hội đồng quản trị công ty đã bầu Boni làm CEO thay cho Zhu.
“Hành vi của Zhu làm suy yếu niềm tin của hội đồng quản trị về khả năng dẫn dắt công ty trong tương lai của anh ta”, Boni chia sẻ. Dù vậy, anh vẫn ca ngợi Zhu là người có “tư tưởng đổi mới và sáng tạo tầm thế giới”.
Sử dụng các loại ma túy như LSD khi làm việc là chủ đề gây tranh cãi ở Mỹ, tuy nhiên một số loại vẫn được chấp nhận ở Thung lũng Silicon và vài trường hợp y tế.
Iterable được thành lập vào năm 2013, là một trong những startup về marketing tăng trưởng nhanh tại Thung lũng Silicon. Theo PitchBook , công ty này đang được định giá 2 tỷ USD.
Căng thẳng nhân sự ở Google AI
Margaret Mitchell, trưởng nhóm "đạo đức AI" vừa bị Google sa thải, đây là lần thứ hai liên tiếp trong vòng hai tháng lãnh đạo nhóm này bị đuổi việc.
"Tôi bị sa thải", Margaret Mitchell thông báo ngắn gọn trên Twitter. Thông tin lập tức trở thành tâm điểm của mạng xã hội, vì chỉ mới hai tháng trước, Timnit Gebru, đồng lãnh đạo nhóm Ethical AI cũng bị Google sa thải vì từ chối rút khỏi bài nghiên cứu về bất bình đẳng trong các thuật toán nhận dạng khuôn mặt của AI giữa người da trắng và da màu.
Wired dẫn lời phát ngôn viên của Google cho biết, Mitchell bị sa thải vì đã chia sẻ "tài liệu mật và dữ liệu riêng tư của nhân viên". Công ty đã khóa tài khoản nhân viên của cô sau khi phát hiện hành vi đáng ngờ. Cựu lãnh đạo Ethical AI được cho là đã tìm những tài liệu liên quan đến thời gian Timnit Gebru tại nhiệm và chia sẻ ra bên ngoài.
Margaret Mitchell vừa bị Google sa thải khỏi vị trí trưởng nhóm Ethical AI. Ảnh: Linkedin .
Gebru và Mitchell có nhiều đóng góp nổi bật trong mảng nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo của Google. Họ cùng nhóm Ethical AI giúp công ty khắc phục nhiều mặt trái của AI. Nhóm này cũng kêu gọi loại bỏ một số dịch vụ liên quan đến phân biệt giới tính.
Theo The Verge , việc liên tục sa thải hai lãnh đạo về mảng đạo đức AI cho thấy Google đang thay đổi các chính sách liên quan đến nghiên cứu và tính đa dạng sau khi hoàn thành cuộc điều tra nội bộ.
Mặc dù Google không tiết lộ chi tiết về kết quả điều tra nhưng giới phân tích đánh giá, động thái sa thải Mitchell đã làm gia tăng căng thẳng trong bộ phận AI. Sau khi Gebru bị sa thải vào tháng 12/2020, tinh thần làm việc của nhóm nghiên cứu cũng bị sa sút. Tháng trước, hơn 1.400 nhân viên của Google đã ký đơn trực tuyến kêu gọi lãnh đạo công ty giải thích việc sa thải Gebru cùng với lý do yêu cầu cô rút lại nghiên cứu của mình.
Nhóm Ethical từng gửi thư yêu cầu công ty đưa Bebru quay về vị trí lãnh đạo nhưng không được đáp ứng. Margaret Mitchell tiếp tục đảm nhiệm việc lãnh đạo nhóm rồi bị sa thải sau hai tháng.
Ngày 18/2, Google thông báo sẽ đưa phó chủ tịch kỹ thuật là Marian Croak vào vị trí này. Bà Croak hi vọng mọi người sẽ có thái độ ôn hòa hơn sau cuộc khủng hoảng nhân sự. Đạo đức trong AI là lĩnh vực mới, kêu gọi mọi người cùng hợp tác vì những bất đồng, xung đột hiện tại có thể gây phân cực trong nội bộ ngành.
Trong một cuộc phỏng vấn với VnExpress , Jeff Dean, Giám đốc Google AI khẳng định: "Đạo đức sẽ là vấn đề đặc biệt quan trọng với tương lai AI khi ngày càng nhiều lĩnh vực áp dụng trí tuệ nhân tạo vào giải quyết vấn đề xã hội. Đạo đức AI còn liên quan đến thiên vị, phân biệt giới tính, chủng tộc".
Ông cho biết, ở Google khi phát triển bất kỳ một công nghệ AI nào, các kỹ sư phải trả lời những câu hỏi: Chúng có phù hợp với các nguyên tắc chung không? Chúng giúp con người bằng cách nào? Làm sao để áp dụng những kỹ thuật này? Chúng có giúp thúc đẩy nhân loại phát triển theo hướng tốt không.
Đối với cuộc khủng hoảng nhân sự trong nhóm đạo đức AI, Jeff Dean nói: "Chúng tôi lẽ ra phải xử lý tình huống đó một cách khéo léo hơn. Tôi xin lỗi".
Trong một email nội bộ, Dean cho biết công ty sẽ xem xét lại quy trình xuất bản các nghiên cứu, yêu cầu ban lãnh đạo phải cải thiện tính đa dạng trong nhân viên. Ông cũng thừa nhận việc Gebru rời đi có thể khiến những nhà nghiên cứu, kỹ sư nữ và những người trong cộng đồng da màu lo lắng về tương lai của mình và tạo rào cản cho một số người đang theo đuổi lĩnh vực này.
Elon Musk phải xóa tweet từ 3 năm trước Ủy ban Quan hệ Lao động quốc gia Mỹ cho rằng Tesla vi phạm luật lao động khi đuổi việc một nhà hoạt động liên đoàn, đồng thời buộc CEO Elon Musk xóa tweet gây tranh cãi năm 2018. Ủy ban Quan hệ Lao động quốc gia Mỹ (NLRB) chỉ đạo Tesla thông báo Musk xóa tweet năm 2018 có nội dung: "Không...