Sa bụng bầu: Dấu hiệu cho biết thời điểm chuyển dạ đang đến gần
Sa bụng bầu là hiện tượng đầu em bé di chuyển xuống dưới xương chậu để sẵn sàng cho quá trình chào đời, diễn ra vào cuối tam cá nguyệt thứ 3.
Quãng thời gian mang thai khiến cơ thể trải qua rất nhiều thay đổi. Một vài tình trạng có thể gây nhầm lẫn và làm mẹ bầu lo lắng, đặc biệt nếu đây là lần mang thai đầu tiên của bạn. Khi kết thúc thai kỳ, cơ thể sẽ bắt đầu chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ và sinh con. Sa bụng bầu là một trong những dấu hiệu cho thấy thời điểm này đang đến rất nhanh.
Vì sao dấu hiệu sa bụng bầu lại xuất hiện?
Khi ai đó đề cập đến hiện tượng sa bụng bầu, bạn có thể cảm thấy lo lắng, hoang mang. Nhưng thực chất, đây lại là một tín hiệu của cơ thể cho biết thời gian chuyển dạ đã đến gần. Trong khoảng thời gian này, em bé sẽ cố gắng di chuyển xuống khung xương chậu để có thể đi qua ngả âm đạo trong lúc sinh một cách dễ dàng. Hiện tượng sa bụng bầu xảy ra có tác dụng giúp kéo căng cơ xương chậu của bạn trước khi chuyển dạ.
Khi nào sa bụng bầu xảy ra?
Sa bụng bầu có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong khoảng 34 đến 36 tuần của thai kỳ trong lần mang thai đầu tiên. Trong những lần mang thai sau, em bé có thể không di chuyển xuống đáy tử cung cho đến khi mẹ bầu thực sự bước vào giai đoạn bắt đầu chuyển dạ. Nếu bạn đang tự hỏi liệu có thể dự đoán trước được thời điểm hiện tượng này xảy ra hay không thì câu trả lời sẽ là khoảng 4 tuần trước so với thời điểm dự sinh.
Dấu hiệu sa bụng bầu
Mẹ bầu có thể nhận biết hiện tượng sa bụng bầu xảy ra thông qua một số dấu hiệu phổ biến sau:
1. Đi tiểu thường xuyên
Cảm giác đè nặng ở phần bụng trên mà bạn luôn cảm nhận thấy trong lúc mang thai có khả năng đã di chuyển xuống dưới. Khi đầu bé hạ thấp xuống vùng đáy chậu sẽ gây áp lực lên bàng quang. Điều này khiến mẹ bầu cảm thấy nhu cầu đi vệ sinh tăng cao.
2. Dễ thở hơn
Khi em bé di chuyển vào xương chậu, áp lực đè nặng lên cơ hoành cũng theo đó mà giảm đi. Cảm giác khó thở khi mang thai mà bạn đã trải qua trước đó sẽ không còn là vấn đề nữa và quá trình hô hấp sẽ sớm trở lại bình thường.
3. Cải thiện khẩu vị
Nếu sa bụng bầu xảy đến, áp lực tác động vào dạ dày cũng giảm bớt đáng kể. Điều này có nghĩa là bạn sẽ có thể ăn nhiều hơn so với lượng thực phẩm đã nạp vào đầu tam cá nguyệt thứ ba.
Video đang HOT
4. Bụng bầu có sự thay đổi
Sau khi đầu thai nhi di chuyển vào xương chậu, mẹ bầu sẽ cảm giác dường như bụng mình đang dài ra hơn. Những lúc ngồi xuống, bạn có thể cảm thấy em bé nhiều hơn.
5. Đau lưng dưới
Khi bé dần phát triển lớn hơn và tiến gần đến khu vực đáy xương chậu, mẹ bầu sẽ bị đau lưng dưới thường xuyên hơn.
Áp lực do thai nhi tạo ra khi mẹ bầu bị sa bụng bầu sẽ khiến cổ tử cung mỏng dần và giãn nở. Điều này sẽ dẫn đến việc các chất nhầy bị đẩy ra khỏi cơ thể một cách dần dần và tăng tần suất tiết dịch âm đạo.
Mặc dù những dấu hiệu của hiện tượng sa bụng bầu cho bạn biết rằng thời điểm sinh nở đang đến gần. Tuy nhiên, đây không phải là một thông điệp rõ ràng và chính xác khi nào quá trình chuyển dạ sẽ bắt đầu. Nếu bạn mới mang thai 35 tuần và đang gặp phải triệu chứng trên thì cũng không cần quá lo lắng về điều này. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cảm thấy có những bất thường xảy đến.
Mẹ bầu nên làm gì nếu gần đến ngày dự sinh mà bụng bầu không có dấu hiệu sa?
Nếu bạn sắp đến ngày dự sinh mà vẫn chưa có dấu hiệu sa bụng bầu thì có một vài điều mà bạn có thể làm để cải thiện. Nhưng những điều này chỉ nên được thực hiện khi mẹ bầu mang thai bước sang mốc tuần 36 thai kỳ và sau khi bạn đã tham khảo ý kiến bác sĩ:
1. Tăng cường hoạt động thể chất
Trong lúc mang thai giai đoạn cuối, mẹ bầu không nên làm bất cứ việc gì quá sức. Tuy nhiên, việc tăng số lần đi bộ mỗi ngày có thể khiến em bé di chuyển và gây áp lực cho cổ tử cung. Mặt khác, bạn nên tìm hiểu cách phân biệt cơn gò Braxton hay còn được gọi là các cơn co thắt chuyển dạ giả. Chúng đôi khi được kích hoạt bằng cách đi bộ.
2. Để ý tư thế ngồi
Mẹ bầu không nên ngồi khoanh chân vì có thể đẩy em bé hướng lên trên, hãy ngồi với tư thế đầu gối mở rộng và hơi nghiêng về phía trước để khuyến khích thai nhi di chuyển xuống khu vực xương chậu.
3. Tập squat
Tập squat khi mang thai có thể giúp mở rộng xương chậu và thúc đẩy em bé hướng xuống dưới đồng thời củng cố sức mạnh cơ chân và hông để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu không có thói quen vận động trong quãng thời gian mang thai thì cũng không nên thực hiện bài tập này.
4. Tránh ngồi quá lâu
Nếu công việc của bạn liên quan đến việc ngồi trên ghế trong một thời gian dài thì hãy cố gắng nghỉ ngơi vào một số thời điểm nhất định. Ngoài ra, nên duỗi chân sau mỗi giờ hoặc mỗi 45 phút để khuyến khích em bé di chuyển xuống đáy xương chậu.
Nếu hiện tượng sa bụng bầu xuất hiện, bạn hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Điều này sẽ giúp điều chỉnh ngày dự sinh sao cho chính xác và đưa ra ước tính dự kiến khi nào quá trình chuyển dạ có thể bắt đầu.
Theo Hellobacsi.
Tác dụng không mong muốn khi đặt vòng tránh thai.
Vòng tránh thai (dụng cụ tử cung) đã được sử dụng từ rất lâu đời. Dụng cụ tử cung có rất nhiều ưu điểm và hiệu quả tránh thai cao. Tuy nhiên việc đặt DCTC không phải ai cũng thích hợp và gặp phải những tác dụng không mong muốn.
Vòng tránh thai (dụng cụ tử cung- DCTC) cũng như các biện pháp tránh thai khác, đều có những tác dụng không mong muốn. Những tác dụng đó có thể là ra máu, đau bụng, tăng tiết dịch âm đạo, rơi DCTC.
Ra máu
Ngay sau khi đặt DCTC, thông thường phụ nữ sẽ ra một chút máu do vòng tránh thai cọ sát hoặc do thủ thuâth tác động vào buồng tử cung làm tổn thương.
- Số lượng máu ra tuỳ thuộc từng loại và kỹ năng của người đặt.
- Ra máu thông thường chỉ vài giọt hoặc thấm ướt khăn giấy. Trường hợp ra máu nhiều phải quay trở lại cơ sở y tế để kiểm tra vị trí của DCTC, nếu vòng lệch khỏi vị trí làm tổn thương niêm mạc tử cung nhiều thì cần phải tháo DCTC ra ngay và điều trị bằng các thuốc kháng sinh, tăng co bóp tử cung, thuốc cầm máu.
- Trong 3 tháng đầu, lượng kinh ra nhiều hơn và thời gian ra kinh dài ngày hơn do DCTC cọ sát vào niêm mạc. Sau vài chu kỳ, kinh nguyệt sẽ ổn định trở lại.
Trong trường hợp người phụ nữ sau đặt vòng có lượng máu kinh ra quá nhiều dẫn đến thiếu máu làm ảnh hưởng đến sức khỏe thì cần cân nhắc để tháo vòng và sử dụng một biện tránh thai khác.
Đau bụng
Ảnh minh họa: Nguồn internet
- Sau khi đặt DCTC, tử cung bị kích thích nên sẽ có những cơn co nhẹ, phản ứng tự nhiên để đẩy vòng ra.
- Cảm giác đau sẽ là đau tức vùng hạ vị, đau lâm râm bụng dưới, đôi khi cơn đau rõ ràng.
- Thông thường sau khi đặt vòng trong 2 - 3 chu kỳ kinh đầu người phụ nữ sẽ cảm thấy hiện tượng đau bụng kinh tăng lên nhưng triệu chứng đau này sẽ giảm đi sau vài chu kỳ. Trong những chu kỳ đầu này bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và giảm co bóp tử cung để hạn chế bớt tác dụng phụ này của vòng tránh thai.
Tăng tiết dịch âm đạo
- Do DCTC kích thích niêm mạc tử cung phản ứng làm tăng tiết dịch ở âm đạo. Dấu hiệu này sẽ giảm dần đi sau vài tháng.
- Tuy nhiên nếu dịch âm đạo ra nhiều và có mùi là những biểu hiện của nhiễm khuẩn cần phải đi khám để điều trị.
- Những người phụ nữ đặt vòng tránh thai dễ bị viêm nhiễm phụ khoa hơn do khi đặt vòng dịch tiết âm đạo sẽ tăng lên, nếu vệ sinh không tốt và không kiểm tra phụ khoa định kỳ thường xuyên sẽ dễ dẫn đến những tổn thương ở cổ tử cung.
Rơi DCTC
Ảnh minh họa: Nguồn internet
- Tình trạng này thường xẩy ra do kích thước của vòng không phù hợp với kích thước tử cung.
- DCTC đặt không đúng chỗ nên bị cơ tử cung co bóp đẩy ra ngoài.
- Hiện nay DCTC đã có dây lộ ra ngoài cổ tử cung để kiểm tra, nhưng tuyệt đối không nên sờ vào sâu bên trong âm đạo, sẽ làm cho DCTC tụt dần rồi khi có kinh nguyệt, cổ tử cung hé mở, tử cung co mạnh làm rơi DCTC. Tỉ lệ rơi DCTC xảy ra nhiều trong 3 tháng đầu sau đặt.
Đặt vòng tránh thai là phương pháp tránh thai thuận tiện và có tỉ lệ tránh thai cao. Tuy nhiên biện pháp này cũng rất kén người, do vậy khi gặp những tác không mong muốn, cần theo dõi và báo ngay cho bác sĩ.
Theo NTD
Thường xuyên bị đầy bụng là bệnh gì? Dấu hiệu cảnh báo bệnh phụ khoa không nên xem thường U nang buồng trứng thường xuất hiện một cách âm thầm bên trong cơ thể của bạn, do đó, bạn cần nắm rõ những dấu hiệu nhận biết của căn bệnh này để kịp thời phòng tránh từ sớm. U nang buồng trứng giống như một túi chứa đầy dịch hình thành bên trong buồng trứng. Phần lớn, u nang buồng trứng đều...