S-Fone đến hồi kết, sim bị “thổi giá” bất thường
Những chiếc sim tứ quý, lộc phát đầu 095 bỗng nhiên có giá đắt gấp đôi bình thường, sau khi S-Fone chấm dứt hợp đồng với nhân viên và chưa thể công bố rõ ràng lộ trình chuyển đổi công nghệ từ CDMA lên 3G WCDMA.
“Đại gia xuống, thiếu gia lên”
Cho đến thời điểm hiện tại, số phận S-Fone vẫn được rất nhiều người quan tâm. Bởi đây là nhà mạng đầu tiên xuất hiện phá thế độc quyền của Vinaphone và Mobifone trên thị trường viễn thông Việt Nam và cũng là nhà mạng duy nhất sử dụng công nghệ CDMA tại Việt Nam cho đến thời điểm này.
Mặc dù vậy, sau gần 10 năm hoạt động, số lượng người dùng của S-Fone bị tuột dốc và hiện tại ước tính chỉ còn vài trăm nghìn thuê bao hoạt động, thậm chí là sử dụng theo dạng “sim phụ”, khi số chính của họ là thuê bao của một trong 3 nhà mạng lớn Vinaphone, Mobifone và Viettel.
Trên các diễn đàn Sim số, Sim S-Fone bất ngờ được thổi giá tương tự như sim EVN trước khi về tay Viettel trong một vài tháng.
Lê Tuấn Anh – một tay buôn sim khẳng định: “Xét về mặt cơ sở hạ tầng, S-Fone có thể không được các hãng khác mặn mà, nhưng tài nguyên đầu số và tần số nhà mạng này sở hữu là thứ đánh giá. Cho dù S-Fone phá sản thì điều chắc chắn là khách hàng của S-Fone sẽ được chuyển sang nhà mạng khác, chứ không có chuyện là S-Fone đền cho khách 65.000 đồng giá trị tiền Sim và… huề cả làng”.
Video đang HOT
Thị trường Sim di động sau thương vụ EVN về tay Viettel và sự xuất hiện của Vietnamobile cũng như Beeline (Gtel hiện nay) nói chung là xuống dốc. Sim dạng đẹp như tứ quý 6, 8, 9 đều bị giảm khoảng 20 – 30% giá rao và giao dịch cũng bị sụt. Một chiếc Sim đầu 10 số đuôi tứ quý 8 nếu trước đây được rao thẳng tắp với giá khoảng 45 – 50 triệu đồng thì hiện tại chỉ còn 30 – 35 triệu đồng/Sim.
Thế nhưng, bất chấp giá “chợ đen” Sim đẹp của các nhà mạng lao dốc thì Sim của S-Fone lại đắt bất thường trong vòng 3 tháng trở lại đây.
Một chiếc Sim S-Fone tứ quý 6 giá trung bình khoảng 4 triệu đồng/sim hiện tại đang được rao với giá khoảng 10 – 12 triệu/Sim, Sim tứ 8 và tứ 9 thì cộng thêm 4 triệu đồng. Khi phóng viên liên hệ với một người tên Dũng rao Sim S-Fone trên mạng để mặc cả xuống còn 8 triệu/Sim Tứ 6 hoặc 12 triệu/ Sim tứ 8 thì người này rất chắc giá và quả quyết: “S-Fone sắp chuyển mạng rồi, họ vừa chấm dứt hợp đồng với nhân viên, nếu S-Fone về tay VNPT là lại có giá, anh cứ yên tâm mua bây giờ còn được chứ vài tháng nữa giá lên là không được đâu”.
Mập mờ số phận S-Fone
Nhiều khách hàng, trong đó có anh Lê Nhật Thắng (Hà Nội) phản ánh lên số tổng đài 0959058888 về sự cố mất sóng do khách hàng phản ánh thì câu trả lời quen thuộc là: “bên em đang chuyển đổi mô hình nên mất sóng ở vài nơi, sẽ khắc phục trong thời gian tới, mong khách hàng thông cảm”.
Năm 2004, khi S-Fone mới được ra mắt thì những cửa hàng của hãng rất bắt mắt với vị trí nằm trên phố lớn và nhân viên mặc đồng phục tươi xinh, rạng rỡ, nhưng bây giờ nhìn thấy Trung tâm CSKH duy nhất còn lại của S-Fone tại Hà Nội ở địa chỉ 38 Nguyễn Du, không ai không cảm thấy… chạnh lòng.
Vẫn nằm trên phố lớn, nhưng giờ đây cửa hàng của S-Fone nằm chung với một cửa hàng… thời trang và luôn có quần áo được treo trên móc ở trước cửa trông rất luộm thuộm. Trong khi ở trong chỉ có 2 – 3 nhân viên với chiếc máy tính cũ kĩ. Khi được hỏi thì nhân viên nói rằng đang “trụ” vì chậm lương và hi vọng tương lai mọi thứ sẽ… khá hơn.
Theo khảo sát của chúng tôi tại Hà Nội, một loạt phố chuyên bán Sim thẻ như Giảng Võ, Nguyễn Thái Học… Sim và thẻ S-Fone đã không còn xuất hiện. Hiếm hoi lắm mới “túm được một cửa hàng bán thẻ S-Fone tại 55 Tôn Đức Thắng. Chủ cửa hàng cho biết:”"tuần cũng bán được vài cái, mệnh giá thẻ này thấp nhất là 50.000, còn các loại khác (Viettel, MobiFone, VinaPhone) thì 20.000 cũng có”.
Trao đổi với một số lãnh đạo của 3 nhà mạng lớn là Viettel, MobiFone và VinaPhone đều nhận được câu trả lời là họ chưa nhận được thông tin gì về việc nhà mạng của mình có ý định mua lại S-Fone. Trong khi thị trường viễn thông Việt Nam đang bước vào giai đoạn khốc liệt khi Vietnamobile của Hanoi Telecom và Hutchison đang “kêu cứu” vì giá thuê cột BTS của các nhà mạng lớn tăng đến 300%, trong khi Beeline rút khỏi Việt Nam và thương hiệu này cũng sẽ sớm đổi tên trong thời gian tới.
Theo vietbao
Doanh nghiệp viễn thông "nhòm ngó" băng tần của S-Fone
Trong bộn bề gian khó, S-Fone vẫn gồng mình tìm hướng đi cho cuộc chiến trụ hạng trên thị trường di động Việt Nam. Thế nhưng, đã có doanh nghiệp viễn thông nhòm ngó đến băng tần đẹp mà S-Fone đang nắm trong tay.
Cuối cùng, năm 2010 SK Telecom cũng đã tuyên bố rút khỏi dự án S-Fone và đặt SPT vào cảnh lặn lội đi tìm đối tác mới để chống lưng cho mạng S-Fone. SK Telecom tuyên bố rút lui khỏi hợp đồng hợp tác kinh doanh với SPT trong bối cảnh hàng loạt mạng di động ở Việt Nam và thế giới cũng tuyên bố khai tử công nghệ này. Trên thực tế, thiết bị đầu cuối là vấn đề đau đầu nhất cho các mạng CDMA ở Việt Nam bởi chủng loại ít và giá đắt nên gần như không thể xã hội hóa việc bán máy cho khách hàng.
Sau đó, SaigonTel đã mua cổ phần của SPT và tham gia HĐQT của công ty, đồng thời có nhiệm vụ tìm kiếm đối tác cả trong và ngoài nước để đầu tư vào mạng S-Fone. Thế nhưng, SaigonTel không đủ sức lấp khoảng trống sau khi SK Telecom rút lui khỏi dự án S-Fone. Không thể phủ nhận trong bức tranh kinh tế chung của Việt Nam, SaigonTel là một "đại gia". Nhưng trong viễn thông thì thương hiệu này lại "không có tuổi".
Trong bối cảnh đó, S-Fone đã "lặn lội thân cò" đi tìm đối tác đầu tư. Sau khoảng thời gian không hề ngắn, nhưng những thông tin về đối tác nào sẽ đầu tư vào mạng S-Fone xem ra vẫn là câu chuyện khi "trà dư tửu hậu" mà không có một bản hợp tác chính thức được công bố. Khó khăn chồng lên khó khăn vẫn là tình cảnh của S-Fone hiện nay.
S-Fone đang nỗ lực trụ hạng trên thị trường di động.
Hiện S-Fone vẫn miệt mài tìm đường đi cho cuộc chiến trụ hạng trên thị trường di động. Đầu năm 2012, SPT đã xác lập một kế hoạch mang tính cách mạng là "thay máu" công nghệ cho mạng S-Fone. Theo đó, SPT sẽ khai tử công nghệ CDMA để chuyển sang công nghệ HSPA (3G) với băng tần 850 MHz. Tuy nhiên, cuộc thay máu công nghệ sẽ vô cùng tốn kém bởi S-Fone phải thay thế gần như toàn bộ mạng vô tuyến và chỉ tận dụng được một số bộ phận cơ bản như truyền dẫn, nhà trạm... Ngoài việc đầu tư mạng 3G mới, S-Fone còn phải thay máy điện thoại cho khách hàng. Giới chuyên môn nhận định đây là cuộc chơi tiêu tốn tới vài trăm triệu USD và nhanh nhất phải đến năm 2013, S-Fone mới giải quyết xong vấn đề này. Và như vậy, cần có một đối tác hùng mạnh về tài chính để bơm tiền vực dậy mạng S-Fone. Nhưng ngặt nỗi, thị trường di động Việt Nam quá khắc nghiệt. Những tham vọng kiếm tiền từ thị trường Việt Nam nhiều tiềm năng đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều đại đại gia viễn thông hàng đầu thế giới. Vimpelcom đã phải "bỏ của chạy lấy người" khi buộc phải cắn răng bán rẻ cổ phần trong mạng Beeline Việt Nam chỉ lấy có 45 triệu USD. Hutchison và đối tác Hanoi Telecom vận hành mạng Vietnamobile trong nhiều nỗi lo nơm nớp.
Trao đổi với Báo Bưu điện Việt Nam ngày 14/7/2012, đại diện truyền thông của S-Fone dè dặt thông tin rằng S-Fone vẫn đang trong quá trình đàm phán để tìm đối tác. Trong khi giới chuyên môn biết tỏng rằng câu chuyện này quá khó cho S-Fone.
Lãnh đạo một tập đoàn viễn thông lớn của Việt Nam than phiền về khoản nợ cước kết nối mà S-Fone gần như không có khả năng chi trả. "Chúng tôi đã cắt bớt số kênh kết nối theo hợp đồng với mạng S-Fone, nhưng cũng chẳng thấy mạng này phản ứng gì", vị lãnh đạo này nói.
Một nguồn tin cho Báo Bưu điện Việt Nam hay là đã có doanh nghiệp viễn thông đang "nhòm ngó" băng tần mà S-Fone đang có. Cõ lẽ doanh nghiệp này đã tiên liệu trước điều gì đó. Viễn thông vốn dĩ là lĩnh vực của nhiều toan tính. Giới chuyên môn thừa nhận, băng tần của S-Fone được cấp thuộc loại tốt nhất hiện nay và nó sẽ tạo lợi thế cho nhà mạng nào sở hữu nó.
Theo VNE
S-Fone đã gần như ngừng hoạt động Các thuê bao của S-Fone ở khu vực TPHCM và các tỉnh miền Tây đang rơi vào tình trạng mất sóng, bên cạnh đó các cửa hàng cũng lần lượt đóng cửa. S-Fone hứa sẽ đảm bảo quyền lợi của khách hàng khi mạng di động này hoạt động trở lại với công nghệ mới. Thuê bao dần mất sóng Ông Dương Văn...