S-100: ‘Máy bay không người lái phổ biến nhất thế giới’
Theo Sputnik News (Nga), nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ và Trung Quốc, đang sử dụng trực thăng không người lái được sản xuất ở Úc S-100 Camcopter. Đây “có thể là loại máy không người lái phổ biến nhất thế giới”.
Trực thăng S-100 này được Biệt đội SEAL Team 6 vận hành. Bộ điều khiển nhìn đêm và cảm biến điện từ của quân đội Mỹ và Tổ chức tháo gỡ thiết bị gây nổ đều sử dụng nó để định vị các quả bom bên lề đường.
Tuy nhiên, theo trang web Phase Zero, S-100 không được đề cập trong hồ sơ ngân sách quốc phòng Mỹ từ 10 năm qua.
Loại trực thăng không người lái này có thể thực hiện các phi vụ được lập trình hoàn toàn tự động. Khả năng cất cánh và hạ cánh theo phương thẳng đứng của loại trực thăng này có thể khắc phục được yêu cầu cần có đường băng và nó có thể được sử dụng cả trên đất liền lẫn dưới biển.
Ngoài Mỹ và Trung Quốc sử dụng loại trực thăng này, nhà sản xuất S-100 Schiebel còn xuất khẩu loại máy bay này sang các nước Ý, Brazil, Pakistan, Ấn Độ, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất, Ai Cập, Pháp, Đức và Tây Ban Nha, biến nó trở thành “loại máy bay không người lái được sử dụng rộng rãi nhất thế giới”, theo Phase Zero.
Máy bay không người lái S-100
Video đang HOT
Trực thăng Camcopter có thể bay hơn 6 giờ đồng hồ trong một lần bay và có tải trọng trên 45kg. Nó cũng có thể được trang bị với một loạt thiết bị đặc biệt, trong đó có cả bộ phận cảm biến và hộp đen.
Trong khi S-100 không có mặt trong hồ sơ ngân sách quốc phòng Mỹ, thì nó lại hiện diện trong bản báo cáo về lực lượng hải quân Trung Quốc của Cục tình báo hải quân Mỹ trong đầu tháng này. S-100 được đề cấp tới như một phần không thể thiếu trong kho vũ khí ngày càng “dồi dào” về phương tiện hàng không không người lái (UAV) của Hải quân Trung Quốc. Trước khi bản báo cáo này được công bố, Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã điều động trực thăng Camcopter tới miền đông Ukraine để giám sát tình hình trên mặt đất. Theo Phase Zero, OSCE có thể vẫn còn điều khiển loại máy bay không người lái này ở miền đông Ukraine.
Ngọc Như
Theo_PLO
Luật về an ninh, "chiêu" mới của Trung Quốc hòng thôn tính Biển Đông?
Theo một số nhà quan sát, luật mới về an ninh của Trung Quốc có thể là một bước mới của Bắc Kinh trong ý đồ thôn tính Biển Đông.
Ngày 1/7/2015, Ủy ban thường vụ quốc hội Trung Quốc đã thông qua một dự thảo đầu tiên của bộ luật mới về an ninh quốc gia, bao trùm mọi lãnh vực trong đó Bắc Kinh tự cho mình quyền dùng sức mạnh để bảo vệ các lợi ích cốt lõi.
Theo một số nhà quan sát, luật mới về an ninh của Trung Quốc có thể là một bước mới của Bắc Kinh trong ý đồ thôn tính Biển Đông, RFI bình luận.
Khi loan tin hãng tin Anh Reuters vào hôm 1/7 đã chú ý ngay đến việc dự thảo này, một khi biến thành luật, sẽ cho phép chính quyền Bắc Kinh sử dụng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Phát biểu trong một cuộc họp báo, bà Trịnh Thư Na, Phó Chủ tịch Ủy ban Lập pháp Thường vụ Quốc hội Trung Quốc khẳng định rằng Bắc Kinh sẽ không từ bỏ quyền lợi chính đáng của mình và chắc chắn không hy sinh lợi ích cốt lõi của đất nước. Vấn đề là gần đây, Bắc Kinh đã càng ngày càng nói nhiều hơn đến việc Biển Đông mà họ đòi hầu như toàn bộ chủ quyền, là thuộc diện lợi ích cốt lõi của Trung Quốc.
Không chỉ nói suông, Bắc Kinh cũng đã dùng trăm phương nghìn kế để áp đặt các yêu sách chủ quyền của họ tại Biển Đông, từ các phương cách thô bạo, dùng đến sức mạnh, cho đến những thủ đoạn ngoại giao, hay pháp lý giả hiệu.
Tàu tuần dương Trung Quốc
Trong một bài viết vào hôm 1/7, nhật báo Mỹ International Business Times đã cho rằng luật an ninh mới sẽ giúp Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông, và khiến cho tình hình vốn đã căng thẳng lại càng nghiêm trọng thêm.
Theo tác giả bài báo, cho đến giờ, Bắc Kinh chủ yếu dựa vào thế mạnh quân sự để tăng cường sự hiện diện tại Biển Đông. Trung Quốc đã thành công trong việc bồi đắp các rạn san hô mà họ chiếm của nước khác, và đang xây dựng các cơ sở quân sự trên đó.
Trong tình hình đó, theo bà Bonnie Glaser, chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế CSIS ở Washington, luật mới về an ninh sẽ chắp cánh cho Trung Quốc quyết đoán hơn: Trung Quốc sẽ trích dẫn luật, cùng với nhiều bộ luật nội địa khác để biện minh cho những hành động phi pháp của họ ở Biển Đông.
Trong quá khứ, Trung Quốc đã tìm cách biện minh cho các hành động của mình bằng lý do họ có chủ quyền lịch sử tại Biển Đông, viện dẫn một số bản đồ cổ để chứng minh, và sử dụng "tấm bản đồ 9 đoạn" để minh họa cho các đòi hỏi vô lý của mình.
Vấn đề là lập luận về chủ quyền lịch sử không có cơ sở pháp lý, nhất là khi mới đây, Philippines đã công bố bản đồ cổ có từ năm 1136 cho thấy rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên bãi cạn Scarborough - mà Trung Quốc gọi là Hoàng Nham, hay ở Trường Sa đều là giả dối.
Giới quan sát đều phê phán tính chất mơ hồ và rộng khắp của luật về an ninh quốc gia của Trung Quốc. Nhiều người cho rằng Bắc Kinh cố tình mập mờ để có thể muốn làm gì thì làm, mà vẫn có thể nói là làm đúng theo luật.
Áp dụng vào trường hợp Biển Đông, có thể nói rằng, luật an ninh mới của Trung Quốc là một bước tiến mới của Trung Quốc nhằm thôn tính vùng biển này, thoạt đầu là tuyên bố chủ quyền, kế đến là xác định đó là lợi ích cốt lõi, và bây giờ là ra luật để bảo vệ chủ quyền và lợi ích cốt lõi mà chỉ có Bắc Kinh đơn phương công nhận.
Theo Bizlive
Tiêm kích đắt giá F-35 thua "máy bay bà già" khi không chiến Trong một cuộc thử nghiệm, chiến đấu cơ tàng hình F-35, vũ khí đắt đỏ nhất của quân đội Mỹ, tỏ ra yếu thế trước tiêm kích F-16 được sản xuất 40 năm trước. Tiêm kích F-35 (dưới) bộc lộ nhiều điểm yếu khi đối mặt với F-16 (trên). Ảnh: Air Force Trong một trận không chiến giả định diễn ra tại khu...