Rút tiền tiết kiệm, mang chục tỷ liều gom đất chờ thời ăn dày
Lãi suất huy động giảm, gửi tiền tiết kiệm không còn nhiều hấp dẫn. Nhiều nhà đầu tư cá nhân lại đổ tiền vào trái phiếu doanh nghiệp bất động sản và đất nền, với hy vọng sinh lời cao.
Lãi suất tiếp tục giảm
Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) tiếp tục giảm lãi suất huy động tiền đồng từ 0,1 -0,4% điểm phần trăm so với đầu tháng 9. Theo đó, lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng của nhà băng này còn 2,55-2,9%/năm, 3 tháng từ 2,75-3,1%/năm, 6 tháng từ 4,2-4,7%/năm, 12 tháng từ 4,8-5,2%/năm.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng vừa giảm 0,2 điểm phần trăm với tất cả kỳ hạn dưới 12 tháng. Lãi suất gửi tại quầy kỳ hạn 1 tháng giảm về 3,3%/năm, kỳ hạn 3 tháng xuống 3,6%/năm và 6 tháng còn 4,2%/năm.
Lãi suất huy động vẫn tiếp tục giảm
Trong khi đó, Ngân hàng Phát triển nhà TP.HCM (HDBank), giảm 0,15 điểm phần trăm cho kỳ hạn từ 1-6 tháng và giảm 0,4 điểm phần trăm với các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Ngân hàng Nam Á (Nam A Bank) giảm lãi suất huy động các kỳ hạn dưới 6 tháng còn 3,95%/năm, 6 tháng ở mức 6,3%/năm, 12 tháng ở mức 7%/năm. Ngân hàng Quốc dân (NCB) lại giảm lãi suất cho kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, cũng với mức giảm 0,2%/năm. Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VPBank) từ giữa tháng 9, điều chỉnh giảm 0,1 điểm phần trăm tại một số kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng.
Ngoài ra, Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank) có lãi suất huy động kỳ hạn 24 tháng lên tới 8,4%/năm, nhưng dành cho khách hàng gửi số tiền lớn từ 500 tỷ đồng trở lên.
Như vậy, mặt bằng lãi suất huy động vẫn tiếp tục giảm. Cụ thể, hiện lãi suất huy động phổ biến ở mức 0,1-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng. Trong khi đó, các kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng dao động từ 2,55%-4,1%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng từ 4-6,4%/năm; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,0-7,2%/năm.
Trong khi đó, lãi suất gửi tiết kiệm trực tuyến (online) đang được các ngân hàng niêm yết từ 0,1-7,85%/năm dành cho không kỳ hạn đến 24 tháng. Trong đó Ngân hàng Sài Gòn (SCB) có lãi suất cao nhất là 7,85%/năm cho kỳ hạn 24 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ.
Theo nhận định của giới chuyên môn, xu hướng giảm lãi suất tiết kiệm vẫn còn tiếp tục. Trong bối cảnh thanh khoản các ngân hàng rất dồi dào, nhu cầu tín dụng lại thấp do ảnh hưởng của dịch Covid 19 cùng với lạm phát cả năm nay dự báo ở mức 3,5%, vì vậy lãi suất huy động có thể giảm thêm khoảng 0,5-1 điểm %/năm nữa, nhất là với kỳ hạn từ 6 tháng trở lên.
Video đang HOT
Tìm kiếm lợi nhuận cao
Lãi suất huy động giảm thì gửi tiết kiệm cũng giảm sự hấp dẫn. Câu hỏi đặt ra trong hoàn cảnh hiện nay, có tiền nhàn rỗi nên đầu tư vào đâu để sinh lời cao?
Với đại bộ phận dân chúng, thời buổi này tiền gửi ngân hàng mặc dù lãi suất xuống thấp nhưng vẫn tạo ra lợi nhuận trên tỷ lệ lạm phát. Nếu gửi tại quầy, thì một số ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ đang duy trì lãi suất 7,5%/năm với kỳ hạn 15 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ. Còn gửi tiết kiệm online kỳ hạn 24 tháng, có lãi suất 7,85%/năm, lĩnh lãi cuối kỳ.
Nhiều nhà đầu tư cá nhân lại đổ tiền vào trái phiếu doanh nghiệp bất động sản và đất nền, với hy vọng sinh lời cao.
Trong lúc nền kinh tế vẫn đang chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19, thì mục tiêu của người dân và các nhà đầu tư là giữ vững giá trị tài sản hơn tìm kiếm lợi nhuận. Kênh đầu tư mang tính phòng thủ tốt nhất lúc này không gì khác là gửi tiết kiệm. Hơn nữa, do lạm phát thấp, nên gửi kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, khách hàng vẫn được hưởng lãi suất thực dương.
Tuy nhiên, không ít nhà đầu tư cá nhân cho biết họ vẫn hướng tới việc mua trái phiếu doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản để có lợi nhuận tốt hơn. Mặc dù đã có những cảnh báo về rủi ro, khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, nhưng nhiều nhà đầu tư cá nhân lại có nhìn nhận khác.
Một nhà đầu tư cá nhân cho hay nếu mua trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản lớn, có uy tín, có nhiều dự án đang triển khai thì độ rủi ro thấp. Những doanh nghiệp này đang phát hành trái phiếu với lãi suất 9%/năm cho các kỳ hạn 2-3 năm, cao hơn hẳn lãi suất tiết kiệm. Những doanh nghiệp này có vốn chủ sở hữu lên tới hàng chục nghìn, thậm chí hàng trăm nghìn tỷ đồng thì phát hành những lô trái phiếu có giá trị vài nghìn tỷ không hề tạo ra tài sản ảo, hoàn toàn có đủ khả năng trả nợ. Trái phiếu của những doanh nghiệp này có tài sản đảm bảo, lại được các đơn vị phát hành bảo lãnh, cam kết mua lại khi nhà đầu tư cần bán.
Cho dù lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn, nếu 2-3 năm nữa thị trường chưa khởi sắc, thì các doanh nghiệp này vẫn có thể phát hành những lô trái phiếu mới để thanh toán cho các trái phiếu tới hạn vì tài sản vẫn còn đó. Hơn nữa, nguồn cung bất động sản đang giảm và dự báo sau dịch Covid-19 giá sẽ tăng lên. Như vậy, hoàn toàn yên tâm, bởi trong tương lai thị trường bất động sản vẫn sinh lời.
Nhiều ngân hàng trong lúc thừa tiền, cũng đổ hàng nghìn tỷ mua trái phiếu doanh nghiệp bất động sản, họ đã tính toán kỹ. Cứ nhìn các ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp bất động sản nào nhiều thì mua theo. Trên thực tế, trái phiếu của một số doanh nghiệp bất động sản lớn, cứ phát hành ra là hết ngay, phải thân quen với đơn vị phát hành mới có thể mua được, nhà đầu tư này nói.
Một số nhà đầu tư khác tiết lộ đã chuyển hướng sang đầu tư đất nền, tại những vị trí tốt, có tương lai. Giá đất nền đang thấp, nhưng sau vài 3 năm nữa chắc chắn sẽ tăng.
Bán nhà lầu, rút tiết kiệm đổ tiền tỷ chờ ăn lãi suất cao
Xu hướng chuyển tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng sang đầu tư trái phiếu DN và cổ phiếu gia tăng. Số lượng nhà đầu tư cá nhân đổ tiền vào trái phiếu DN và cổ phiếu ngày càng lớn, gây ra những lo ngại.
Chuyển hướng đầu tư
Vừa đến kỳ hạn tất toán số tiền gửi tiết kiệm 500 triệu đồng, anh Nguyễn Đình Hòa ở Kim Giang, Hoàng Mai (Hà Nội) cho biết đã chuyển sang mua trái phiếu DN.
Theo anh Hòa, so với gửi tiết kiệm hiện nay thì lãi suất trái phiếu DN cao hơn hẳn. Anh Hòa tính toán, với 500 triệu anh chia ra mua trái phiếu của 5 DN đang phát hành với lãi suất từ 10,5%-11% và kỳ hạn 24 tháng. Nhận thức được rủi ro có thể xảy ra, anh Hòa cho rằng không nên "bỏ trứng vào một giỏ". Chia nhỏ ra, nếu có rắc rối sẽ không bị thiệt hại lớn.
Theo anh Hòa, trên thị trường thứ cấp, mua bán trái phiếu DN cũng khá phát triển và ngày càng có nhiều người tham gia; vì vậy dễ dàng chuyển nhượng, không lo thanh khoản kém.
Cũng giống như anh Hòa, anh Lê Văn Tiến ở Xuân Thủy, Cầu Giấy (Hà Nội) đang chuyển dần tiền gửi tiết kiệm sang kênh đầu tư khác. Anh Tiến mua cả trái phiếu DN lẫn cổ phiếu. Trái phiếu và cổ phiếu anh mua chủ yếu của các DN bất động sản có tên tuổi, qua một công ty chứng khoán tư vấn. Anh Tiến cũng chia nhỏ số tiền để giảm thiểu rủi ro.
Lãi suất ngân hàng đang không hấp dẫn bằng lãi từ trái phiếu và cổ phiếu
Xu hướng chuyển tiền gửi tiết kiệm tại các ngân hàng sang đầu tư trái phiếu DN và cổ phiếu đang gia tăng. So với gửi tiết kiệm ngân hàng các kỳ hạn 18-36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ cao nhất hiện nay là 7,9%/năm, thì mua trái phiếu DN và cổ phiếu được cho là có lợi hơn hẳn.
Theo thống kê của Công ty chứng khoán SSI, tổng lượng trái phiếu DN phát hành trong 6 tháng đầu năm nay ước tính 159.000 tỷ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, các nhà đầu tư cá nhân đã mua trực tiếp gần 22.700 tỷ đồng, tương đương 15% tổng lượng phát hành, cao hơn mức trung bình gần 10% của năm 2019.
Không chỉ tăng trưởng mạnh mẽ trên thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp cũng sôi động hơn rất nhiều. Cụ thể, lượng trái phiếu DN niêm yết trên sàn Hà Nội đã tăng từ 14.200 tỷ đồng trong năm 2017 lên gần 36.000 tỷ đồng tính đến hết tháng 6/2020. Thanh khoản thị trường đang cải thiện với giá trị giao dịch tăng trung bình 80%/năm từ 2017 đến nay, bình quân khoảng 3.200 tỷ đồng/tháng.
SSI nhận định, trái phiếu DN đang hút một lượng tiền đáng kể từ các kênh đầu tư khác, trong đó trực tiếp nhất là kênh tiền gửi tiết kiệm. Trong 6 tháng đầu năm, không tính trái phiếu của các ngân hàng phát hành thì lãi suất bình quân trái phiếu DN dao động từ 10,1%-11,2%/năm với kỳ hạn tăng dần từ 12 đến 60 tháng.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cá nhân có thể tiếp cận trái phiếu DN dễ dàng hơn thông qua các quầy giao dịch của các ngân hàng hoặc công ty chứng khoán, đặt lệnh mua qua tài khoản chứng khoán. Mệnh giá trái phiếu được tách nhỏ đến từng triệu đồng, để phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tư cá nhân. Thời hạn đầu tư cũng rất linh hoạt nhờ trung gian thu xếp giao dịch hoặc cam kết mua lại từ các đại lý. Mức lãi suất cao hơn hẳn tiền gửi có sức hấp dẫn mạnh với các nhà đầu tư.
Sở hữu trái phiếu DN đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đối mặt rủi ro về mất khả năng thanh toán
Ngoài ra, dòng tiền đang có sự chuyển dịch sang thị trường chứng khoán. Theo số liệu của Trung tâm Lưu ký chứng khoán, trong tháng 6/2020 có 35.046 tài khoản chứng khoán mới được mở. Đây là con số cao kỷ lục, chủ yếu là tài khoản cá nhân. Dòng tiền nóng từ nhà đầu tư mới đã khiến thị trường chứng khoán Việt Nam hồi phục mạnh sau cú sốc Covid-19. Hiện nhiều nhà đầu tư cá nhân bán bất động sản, rút tiền tiết kiệm ngân hàng để chuyển sang đầu tư chứng khoán.
Chấp nhận rủi ro
Đầu tháng 7 vừa qua, lãi suất huy động của nhiều ngân hàng đã đồng loạt giảm thêm từ 0,2-0,5 điểm phần trăm. Vì vậy, giới chuyên môn dự báo lượng tiền gửi tiết kiệm sẽ còn tiếp tục đổ vào trái phiếu DN và cổ phiếu trong quý 3 này. Với trái phiếu DN, một loạt công ty đẩy mạnh phát hành với lãi suất hấp dẫn trước khi các chính sách mới theo hướng siết chặt sắp được ban hành.
Lãi suất tiết kiệm giảm, về nguyên tắc sẽ có tác động tích cực cho thị trường chứng khoán. Mức lãi suất cao hơn hẳn tiền gửi có sức hấp dẫn mạnh với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, lợi nhuận cao thường đi kèm với rủi ro. Người ta vẫn nói, muốn "ăn ngon ngủ yên" thì mua trái phiếu, vì sẽ được thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đến kỳ. Tuy nhiên, sở hữu trái phiếu DN hiện đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đối mặt với các rủi ro về mất khả năng thanh toán. Hiện tại, chưa có một đơn vị trung gian độc lập nào có uy tín đứng ra đánh giá xếp hạng DN, việc tự đánh giá các trái phiếu vượt quá khả năng của các nhà đầu tư cá nhân.
SSI cho rằng, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ năng lực của tổ chức trung gian phân phối trong việc thực hiện cam kết mua lại trước hạn trái phiếu DN và mức phí phải chịu. Trong nhiều trường hợp, mức phí bán lại trái phiếu DN trước hạn có thể ăn mòn hết phần chênh lệch so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm.
Với chứng khoán, dù thị trường tăng điểm nhưng thanh khoản lại giảm dần đều và thấp kỷ lục trong nửa đầu tháng 6/2020. Nếu thị trường không lấy lại đà tăng trưởng và đi xuống, nhà đầu tư mới sẽ thiệt hại nặng. Đây là điều đáng lo bởi xu hướng thị trường trong ngắn hạn vẫn còn rất bất ổn. Theo SSI, trong khi nhà đầu tư cá nhân đẩy mạnh đầu tư, thì nhà đầu tư tổ chức rất thận trọng. Lượng mở mới tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư tổ chức thấp nhất trong vòng 2 năm qua.
Các ngân hàng tiếp tục giảm lãi suất tiết kiệm Thời gian gần đây, lãi suất tiết kiệm tiếp tục được các ngân hàng thương mại điều chỉnh giảm. Cụ thể, tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), lãi suất giảm khoảng 0,2%/năm, kéo lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 tháng chỉ còn 2,55%/năm; kỳ hạn 3-5 tháng 2,75%/năm; 6 tháng còn 4,3%/năm. Khách hàng giao dịch...