Rút hơn 40 lít nước trong bụng cô gái 19 tuổi
Từ lúc mới chào đời, bụng của bệnh nhân đã to hơn bình thường. Suốt 19 năm qua, bụng bệnh nhân ngày một to hơn dù đã qua nhiều bệnh viện điều trị. Thậm chí, vì bụng quá to nên cô phải ngồi để ngủ.
Bác sĩ phẫu thuật cho bệnh nhân – Ảnh: BVCC
Chiều nay (24.7), bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Tiến, Trưởng Khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu (TP.HCM), cho biết bệnh nhân L.T.D (19 tuổi, ngụ Bạc Liêu) đến Bệnh viện Ung bướu TP.HCM khám trong tình trạng bụng khổng lồ, khó thở, mệt mỏi.
Theo người nhà bệnh nhân, lúc mới sinh ra, bụng chị D. đã to hơn bình thường. Sau đó, tay trái, chân trái cũng phù to. Khi đó, gia đình đã đưa chị đi khám tại một bệnh viện nhi ở TP.HCM. Tuy nhiên, bệnh nhân chỉ được chẩn đoán mắc bệnh bẩm sinh và không điều trị được.
Đến 8 tuổi, bụng của bệnh nhân càng ngày càng to dần và được bác sĩ chẩn đoán bị bướu buồng trứng. Bệnh nhân được cắt bướu buồng trứng.
Mặc dù vậy, bụng của chị vẫn tiếp tục to lên. Nhiều năm đi khám tại nhiều bệnh viện lớn ở TP.HCM, nhưng bệnh nhân vẫn chưa được điều trị hết bệnh.
Chị D. kể hơn một năm nay bụng to đến mức chị không thể nằm ngủ bình thường mà phải ngồi… sấp để ngủ, tức ngồi cúi người xuống, đầu và hai tay úp để trên thành giường.
Đến 3 tháng gần đây, bụng bệnh nhân to đến 120 cm vòng bụng, mệt mỏi, khó thở do bướu chèn ép tim, phổi nên đã đến Bệnh viện Ung bướu điều trị.
Theo bác sĩ Tiến, bệnh nhân bị tràn dịch dưỡng chất bẩm sinh. Kết quả chụp CT bụng cho thấy trong bụng bệnh nhân toàn nước từ 40-50 lít nước. “Nếu không điều trị kịp thời, dịch trong bụng bệnh nhân sẽ gây ép tim, phổi, khả năng tử vong”, bác sĩ Tiến nhận định.
Ngay từ khi nhập viện, các bác sĩ đã chích hút dịch từ trong bụng của bệnh nhân ra ngoài, với hơn 2 lít nước mỗi ngày, liên tục trong 10 ngày.
Bệnh viện Ung bướu cũng đã mời các bác sĩ Bệnh viện Bình Dân cùng hội chẩn và gửi thông tin của bệnh nhân qua các trung tâm chuyên khoa ở Mỹ để tìm phương pháp điều trị.
Sáng nay (24.7), các bác sĩ của Bệnh viện Ung bướu đã phẫu thuật để lấy hết dịch trong bụng bệnh nhân, với khoảng 20 lít nước.
Bác sĩ Tiến thông tin: Bác sĩ mổ quan sát toàn bộ bụng của bệnh nhân thì thấy tử cung, buồng trứng, thận, gan, lách… đều bình thường. Tuy nhiên, có một khối bướu, kích thước khoảng 3×5 cm, ở dọc theo cột sống.
Video đang HOT
“Đây là bướu sau phúc mạc bẩm sinh, bệnh nhân đã được tiến hành sinh thiết khối bướu”, bác sĩ Tiến cho biết. Các bác sĩ đang chờ kết quả sinh thiết để cân nhắc phương pháp điều trị tiếp cho bệnh nhân.
Hiện bệnh nhân đang được chăm sóc theo dõi sát sao vì sau phẫu thuật hút hết dịch, bệnh nhân có nguy cơ bị sốc tuần hoàn, nguy hiểm tính mạng.
Theo bác sĩ Tiến, đây là một trường hợp hiếm gặp, y văn thế giới hiện mới chỉ ghi nhận vài ca tương tự.
Theo Thanh niên
Bác sĩ ung bướu tiết lộ 6 thủ phạm gây ung thư ác tính, dù là ai cũng cần đọc kỹ để tự cứu mình
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư nếu tiếp xúc thường xuyên, chỉ cần ngăn ngừa các yếu tố này thì chúng ta sẽ không còn lo ngại về ung thư nữa.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ mắc ung thư ở Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh và đáng báo động.Tại Việt Nam, mỗi năm có 164.671 ca mới mắc ung thư, 114.871 trường hợp tử vong do bệnh ung thư.
Mới đây, trên trang cá nhân Facebook, bác sĩ Nguyễn Văn Tiến - Bệnh viện Ung bướu, TP.HCM đã chia sẻ rằng: Hiện nay các nhà khoa học trên thế giới chỉ mới tìm ra được một nguyên nhân chính xác gây ra ung thư đó là virus HPV gây ung thư cổ tử cung. Còn hầu hết các ung thư còn lại chưa tìm ra nguyên nhân, tuy nhiên có nhiều yếu tố nguy cơ gây ung thư nếu tiếp xúc thường xuyên, chỉ cần ngăn ngừa các yếu tố này thì chúng ta sẽ không còn lo ngại về ung thư nữa.
Cụ thể 6 yếu tố gây nguy cơ ung thư được bác sĩ Tiến chỉ ra như sau:
1. Thuốc lá
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến cho biết thuốc lá là nguyên nhân của 30% trong tổng số các loại ung thư ở người, bao gồm ung thư phổi, thanh quản, thực quản, khoang miệng, bàng quang, tụy, dạ dày.
Người đang hút thuốc mà bỏ hút thì nguy cơ gây ung thư sẽ giảm dần theo thời gian. Sau 5 năm ngừng hút thì nguy cơ bị ung thư phổi giảm 50%, sau 10 năm ngừng hút thì nguy cơ còn không đáng kể, gần như người không hút.
Kể cả khi không hút thuốc mà sống cùng với người hút thì chúng ta vẫn có nguy cơ mắc các loại bệnh liên quan đến hút thuốc lá như bệnh tim mạch, hô hấp và ung thư.
2. Rươu
Môt nghiên cưu ơ châu Âu cũng chỉ ra viêc uông rươu chiu trach nhiêm cho 10% trương hơp ung thư ơ nam giơi va 3% ơ nư giơi.
3. Chế độ ăn uống không hợp lý và ô nhiễm thực phẩm
Bác sĩ Tiến cho rằng, chế độ ăn nhiều chất mỡ động vật mà ít chất xơ có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại - trực tràng và ung thư vú.
Thịt hun khói, cá muối, các loại mắm và dưa muối, cà muối, nhất là dưa khú có thể gây ung thư thực quản và dạ dày. Gạo và lạc là 2 loại thực phẩm nếu không bảo quản cẩn thận sẽ dễ bị nấm Aspergillus flavus xâm nhiễm và tiết ra một loại chất độc là Aflatoxin, gây ra ung thư gan nguyên phát.
4. Ô nhiễm môi trường
Cũng theo vị bác sĩ này, thuốc trừ sâu diệt cỏ là vô cùng phổ biến trong nông nghiệp nước ta, đây cũng là yếu tố nguy cơ gây ung thư vú và một số loại ung thư khác. Bên cạnh đó, hậu quả của chất độc màu da cam (dioxin) trong chiến tranh cũng làm tăng tỷ lệ ung thư gan, máu, hạch, phần mềm. Một tác nhân gây ung thư nữa là các hóa chất sử dụng trong công nghiệp, ước tính nhóm nguyên nhân này gây ra khoảng 2-8% trong tổng số các loại ung thư.
5. Bức xạ ion hóa - Tia cực tím
Bác sĩ Tiến cũng cho biết, bức xạ ion hóa như tia Rơnghen, phát ra từ máy chiếu chụp X-quang, các chất phóng xạ dùng trong y học và một số ngành khoa học, có khả năng gây tổn thương gen và sự phát triển tế bào. Loại nguyên nhân này chiếm 3% trong số các trường hợp ung thư.
Bên cạnh đó, tia cực tím có trong ánh sáng mặt trời cũng là tác nhân gây ung thư da.
6. Nhiễm Virus, vi khuẩn gây ung thư
Một số lọai virus, vi khuẩn có thể gây ung thư là:
- Virus Epstein-Barr (EBV) có liên quan đến ung thư vòm mũi họng, ung thư hạch lympho.
- Virus viêm gan B là nguyên nhân gây ung thư gan nguyên phát.
- Virus gây u nhú ở người (Papiloma Human Virus - HPV) là nguyên nhân gây đến 70% ung thư cô tử cung ở phụ nữ.
- Vi khuẩn Helicobacter Pylory (HP) là loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, tá tràng và ung thư dạ dày.
Theo bác sĩ Tiến, nếu chúng ta thực hiện một số biện pháp dưới đây thì có thể phòng ngừa trên 50% ung thư:
- Không hút thuốc lá, thuốc lào và tranh hut thuôc thu đông.
- Dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế ăn mỡ động vật, đồ ăn rán (chiên) quá cháy...
- Hạn chế sử dụng rượu bia.
- Sinh đẻ kế hoạch và tình dục an toàn.
- Tiêm vắc xin phòng viêm gan B phòng ung thư gan, vắc xin HPV phòng ung thư cổ tử cung.
- Tránh tia nắng gắt, dung kem chông năng khi lao động ngoài trời, khi đi tắm biển phòng ung thư da.
- Thực hiện tốt các biện pháp an toàn lao động, phòng bệnh ung thư nghề nghiệp do môi trường độc hại.
- Luyện tập thể dục thể thao, tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch.
Nguồn thông tin bác sĩ tham khảo: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe Trung ương (Bộ Y tế) và các hội ung thư trên thế giới
Theo afamily
Cô gái bị ung thư cổ tử cung muốn sinh con và cái kết bất ngờ Sau khi phát hiện bị ung thư cổ tử cung, cô gái muốn có con, vì mới lập gia đình. Tuy nhiên, nếu không phẫu thuật điều trị bệnh ung thư cổ tử cung vào lúc này, chờ có bầu rồi sinh con thì tính mạng cô gái ấy sẽ không đảm bảo. Nhưng điều bất ngờ đã xảy ra với cô gái...