Rượu cần – Nét văn hóa đặc sắc nơi rẻo cao Thanh Hóa
Vít một hơi rượu cần, ngào ngạt hương rừng. Mùi hương ấy, chất men ấy khiến những ai đã từng đến với đồng bào người Thái ở miền Tây xứ Thanh chẳng thể nào quên được.
Đồng bào người dân tộc Thái ở huyện Bá Thước trước đây có một thứ men say nức tiếng, đó chính là rượu cần. Ngày lễ, Tết, họ thường quây quần bên nhau bên ché rượu cần rồi thưởng thức những điệu xòe, điệu múa. Nét văn hóa ẩm thực đặc sắc ấy vẫn được gìn giữ mãi đến tận bây giờ
Bản Khuyn (xã Cổ Lũng), một vùng đồng bào người Thái sinh sống giáp ranh với tỉnh Hòa Bình, là một trong số ít những nơi đang còn lưu giữ lại những phương thức tạo nên men rượu cần truyền thống.
Vốn là đặc sản nên cách mà người Thái nơi đây tạo ra nó cũng rất kỳ công.
Một cuộc gặp không hề hẹn trước, phải khó khăn lắm chúng tôi mới gặp được bà, người có thâm niên làm rượu cần lâu năm ở bản Khuyn. Bà là Hà Thị Sinh (sinh năm 1959). Mỗi tháng trung bình 2 lần, bà đeo gùi mây lên đồi hái lá, rồi ra dòng suối Khanh, nhập tâm rửa sạch từng nhánh lá.
Video đang HOT
“Để tạo ra được men rượu cần thơm ngon phải thật sự nhập tâm vào nó, trông đơn giản nhưng không dễ để có được men rượu ngon. Men rượu cần được làm từ lá cuống, lá nhân trần, ớt cay, gừng tươi, him ho, đập khau, gạo, trầu không sắn và trấu”. Bà Sinh chia sẻ.
Mỗi thứ một công dụng riêng nhưng khi hòa quện vào nhau tạo nên một thứ men thơm phức.
Ủ men rượu cần cũng đặc biệt, men rượu sau khi được nặn sẽ đem ủ với vỏ trấu để lên men, sau đó để lên gác bếp để sấy khô.
Sau khi đã chuẩn bị men xong, dùng sắn củ rửa sạch, băm nhỏ, trộn đều với vỏ trấu, đồ chín rồi để nguội. Đem hỗn hợp đó trộn với men theo tỷ lệ hợp lý rồi cho vào chum sành ủ thành thứ men rượu cần đặc biệt.
Rượu cần sau khi lên men khoảng 20 – 30 ngày có thể dùng được. Nhưng điều khác biệt ở men rượu cần là càng để lâu càng ngấu, càng có mùi thơm đặc trưng. Trước kia, khi đến với đồng bào người Thái gần như mỗi nhà có từ 2- 3 chum rượu cần để sử dụng dần dần mỗi khi có khách đến chơi nhà hay lễ hội.
Nước suối, một trong những thứ không thể thiếu được khi thưởng thức rượu cần. Người ta chọn những nơi có mạch nước suối trong mát để đem về đổ vào men tạo nên rượu cần.
Người Thái sử dụng sừng trâu để đong nước cho mỗi lần uống rượu cần. Hai sừng trâu đầy nước sẽ được gọi là một trâu rượu cần.
Nếu đang có ý định về một chuyến đi, bạn hãy thử một lần đến với nơi đây để cùng những người bạn bỏ lại những âu lo, thưởng thức nét văn hóa đặc sắc bên ché rượu cần nơi miền Tây Thanh Hóa.
Theo Tuấn Kiệt – Hoàng Đông
Độc đáo men rượu cần 'trống mái' của người Ba Na
Vào các dịp lễ, việc lớn, đặc biệt mùa Xuân, trong bữa cơm đãi khách của người Ba Na ở làng Dêr Tul Đoa (xã Đắk Sơ Mei, huyện Đắk Đoa, Gia Lai) không thể thiếu bình rượu cần được làm từ men "trống mái" thơm ngon tuyệt hảo.
Chị Y Thu (bên trái) nặn men rượu cần
Chị Y Thu (36 tuổi, làng Dêr Tul Đoa) chia sẻ, để làm được loại men này phải có cây hyam, củ riềng dại, ớt, gạo... Cây hyam chỉ được tìm thấy trong rừng có 2 loại, một cho nhựa trắng và một cho nhựa vàng. Tuy nhiên, chỉ loại cho nhựa vàng mới làm được men rượu ngon, còn loại nhựa trắng có vị chua, không làm được men. Nguyên liệu trên sẽ được những người phụ nữ dùng chày giã nát trong cối gỗ. "Việc giã nguyên liệu rất quan trọng, quyết định đến chất lượng men. Giã phải đều tay, nhịp nhàng. Bí quyết làm men ngon, cho rượu không đau cái đầu là phải làm nhiều người, nếu làm một mình sẽ không ngon đâu"- Chị Thu nói.
Hỗn hợp vừa giã nát sẽ được trộn với nước, nặn thành từng miếng. Trong một mẻ men, người Ba Na sẽ nặn một bánh men có hình dạng chữ nhật được gọi là men trống, một bánh men có hình tròn được gọi là men mai. Người nơi đây quan niệm, Yàng (thần linh) tạo ra vạn vật đều có đôi, có cặp, men rượu cũng vậy.
Nặn bánh men xong, bà Hyơih (60 tuổi) được mời đến khấn, gọi ông Nhức về. Mặc trang phục truyền thống, bà Hyơih đứng trước những bánh men nói "Ơi ông Nhức ơi, ông dậy đi, đừng ngủ nữa. Dậy để làm rượu cho nó ngon, để dân làng mình uống cho nó vui vẻ, cả dân cả làng tụ tập cho vui, để dân làng làm ăn ngày càng tiến tới. Dậy đi để cho dân làng được ấm no, hạnh phúc, dậy đi đánh thức cho dân làng phát triển...Dậy đi ông Nhức ơi". Theo bà Hyơih, ông Nhức được người dân xem là thành viên tâm linh của làng, có tính chịu khó, khi say luôn ca hát, khiến mọi người vui tươi, quên đi vất vả mệt nhọc.
Sau công đoạn này, men tiếp tục được phủ lá dưới và vỏ cây hyam bên trên, để trong thời gian 3 ngày. Cuối cùng men được gác lên trên bếp lửa, tạo hương vị khói củi. Sau một tuần thì sử dụng được. Men rượu có thể trộn với nhiều nguyên liệu khác nhau như bo bo, nếp trắng, củ mì...để tạo ra một bình rượu cần thơm ngon.
"Bình rượu của người Ba Na có rất nhiều lớp. Dưới đáy là trấu. Tới lá hyam. Lớp nguyên liệu ở giữ quan trọng nhất là men rượu trống mái được trộn với nguyên liệu. Sau đó tiếp tục phủ lên một lớp lá chuối. Cuối cùng là dùng bì ni lông đạy kín. Rượu cần được ủ càng lâu thì càng thơm ngon" - Chị Y Thu chia sẻ.
Theo Tienphong
Thưởng lãm cá kho làng Vũ Đại ngày Tết Từ một món ăn truyền thống lâu đời, được người dân làng Vũ Đại (nay là làng Nhân Hậu, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam) dùng trong mâm cơm ngày Tết để thờ cúng gia tiên. Đến nay món cá kho làng Vũ Đại đã trở thành món ngon nổi tiếng khắp mọi miền của Tổ quốc. Thậm chí, nó còn...