Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì mùa nước đổ
Khi cái lạnh tê tái của mùa xuân được thay thế bằng cái nắng dịu dàng của những ngày hạ thì vùng đất Hoàng Su Phì lại thay da đổi thịt.
Những cơn mưa tháng 5 ùa đến, nước bắt đầu tràn về khắp lối, bao phủ trên khắp thung lũng, đổ từ ruộng cao xuống ruộng thấp hơn. Ánh nước lóng lánh của hàng trăm bậc thang trải dài miên man từ đỉnh núi xuống chân núi khiến con người ta choáng ngợp.
Danh thắng ruộng bậc thang Hoàng Su Phì nằm trên địa bàn 6 xã Bản Luốc, Sán Sả Hồ, Bản Phùng, Hồ Thầu, Nậm Ty và Thông Nguyên. Ruộng bậc thang ở đây được đánh giá vào loại đẹp nhất Việt Nam với lịch sử hàng trăm năm khai hoang của bao thế hệ người La Chí, Dao, Nùng
Khác với những cảnh núi non hùng vĩ của Hà Giang, những ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì có độ cao hơn, dốc hơn và dường như là chênh vênh hơn hẳn. Có lẽ vì thế mà cảnh sắc của Hoàng Su Phì càng thêm hùng vĩ, ngóng nhìn những bờ ruộng cao và mướt mát, người lữ khách như liên tưởng đến những tác phẩm điêu khắc được một nghệ sĩ tài hoa mài dũa một cách công phu theo năm tháng.
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được đánh giá là đẹp nhất Việt Nam
Nhắc đến ruộng bậc thang Hoàng Su Phì không thể không nói đến ruộng bậc thang ở hai xã Bản Luốc và Bản Phùng, đây thực sự là một công trình nhân tạo kỳ vỹ khó nơi nào có được. Những thửa ruộng bậc thang nhìn từ dưới lên như những đồng bạc trắng được xếp tầng. Bà con người Nùng, Dao, La Chí sinh sống giữa những cánh đồng “treo” trên lưng chừng núi, trồng lúa nước và cả lúa nương vào mùa khô.
Ruộng bậc thang bản Phùng “Đệ nhất ruộng bậc thang”
Video đang HOT
Được đánh giá là địa điểm ngắm ruộng bậc thang mùa nước đổ đẹp nhất ở Hoàng Su Phì, Bản Phùng là nơi có những thửa ruộng bậc thang cao nhất Việt Nam. Từ một đỉnh núi cao cao, phóng xa tầm mắt một chút, bạn có thể nhìn thấy những thửa ruộng bậc thang được xếp liền thành những ngọn núi, trông chúng uốn lượn như những đường vân của cây gỗ đã mấy ngàn năm tuổi. Rồi xen kẽ đó, chính là những ngôi nhà được lợp bằng chiếc lá cọ nhỏ xinh của đồng bào người Dao. Dưới cái nắng chiều tà, cảnh sắc mùa nước đổ ở Hoàng Su Phì gần như là tuyệt mỹ.
Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì mùa nước đổ
Mùa nước đổ, Hoàng Su Phì thay đổi theo từng quãng thời gian. Vào buổi sáng sớm, ruộng bậc thang có những đường cong mềm mại, len lỏi vào bên trong đó chính là những áng mây trắng cùng ánh nắng chói chang của buổi bình minh.
Vào buổi hoàng hôn, dưới cái nắng mặt trời dịu ngọt, những thửa ruộng bậc thang được pha phảng thêm một chút ánh sang dịu nhẹ, sự phảng phất của nước vào những thửa ruộng bậc thang khiến cho con người cảm thấy như ngây dại.
Bà con người Dao cấy lúa trên những thửa ruộng bậc thang
Bà con đồng bào Dao lúc này đang nghiêng mình để cấy nốt những thửa mạ, mọi người cười cười nói với nhau bằng thứ tiếng Dao rôm rả, nụ cười hồn hậu của những cô gái vùng cao hòa cùng khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp ấy khiến cho bất kỳ ai đặt chân đến đây đều cảm thấy nhẹ nhàng, thêm yêu đời, yêu cuộc sống, và dường như xóa tan mọi buồn phiền.
Một thoáng bậc thang Hoàng Su Phì
Vốn là huyện miền núi phía Bắc thuộc tỉnh Hà Giang, Hoàng Su Phì có 12 xã, 1 thị trấn và cũng là nơi chung sống đoàn kết của 12 dân tộc anh em: Kinh, Dao, Tày, Mông, La, Chí....
Mùa gặt ở Nậm Ty.
Về kinh tế, người dân nơi đây chủ yếu trông vào một vụ lúa, trồng chè, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Huyện có hơn 3.600 ha ruộng bậc thang, trong đó có khoảng 1.380 ha ruộng bậc thang trải dài ở 11 xã.
Điều đáng ghi nhận tháng 12/2011, ruộng bậc thang và danh lam thắng cảnh của huyện được Bộ VH,TT&DL công nhận là: Di sản Văn hóa Việt Nam.
Đến nơi đây, du khách sẽ bắt gặp những thửa ruộng bậc thang chạy nối tiếp nhau trên các triền núi trùng trùng điệp điệp ngút tầm mắt tới tận chân mây. Thấp thoáng trên các lưng chừng núi là các căn nhà sàn hay những chòi canh lúa.
Tất cả như hòa quyện với nhau thành những thảm vàng trải dài vô tận thật hùng vĩ và thơ mộng. Trước những cảnh sắc tuyệt đẹp của mùa vàng đến nao lòng này, du khách, đặc biệt là giới "săn ảnh" chuyên và không chuyên chỉ còn biết bấm máy "liên thanh" để thu vào ống kính của mình, hết thảy mùa vàng của vùng cao phía Bắc này về dưới xuôi làm "của riêng" cho mình.
Hòa trong không khí ấy, vào vụ mùa 2019 tôi cũng may mắn được tác nghiệp cùng một số đồng nghiệp với đồng bào bản địa nơi đây, ở một số bản của Hoàng Su Phì như: Nậm Ty, bản Péo, bản Phùng, bản Luốc...
Tiếp xúc với người dân tại các bản, tôi nhận thấy họ là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu lao động và giàu lòng mến khách...
Mùa gặt ở bản Phùng.
Mùa vàng Bản Péo.
Tác nghiệp ở Bản Phùng, phút giải lao.
Thiếu nữ La Chí ở bản Phùng bên lúa.
"Lúa gặt rồi còn để lại rơm thơm...".
Phạm Trường Thi
Theo giaoducthoidai.vn
Y Tý mùa đổ ải trầm mặc trong những gam màu sáng tối Mùa nước đổ về trên các thửa ruộng Y Tý, bầu trời xanh, mây trắng cùng lùm cây soi bóng trên những ô màu lóng lánh tạo nên bức tranh thủy mặc đầy nghệ thuật. Mảng màu của đất và nước Nằm nép mình bên dãy Nhìu Cồ San hùng vĩ, xã Y Tý (huyện Bát Xát, Lào Cai) sở hữu quần thể...